Giáo án Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ hoạt động tạo hình Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật nặn con thỏ (Mẫu) - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Kiều Linh

doc 5 trang Hải Phong 14/07/2023 1290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ hoạt động tạo hình Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật nặn con thỏ (Mẫu) - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Kiều Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_linh_vuc_phat_trien_tham_my_hoat_dong_tao_hinh_lop_c.doc

Nội dung text: Giáo án Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ hoạt động tạo hình Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới động vật nặn con thỏ (Mẫu) - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Kiều Linh

  1. UBND HUYỆN HÀM THUẬN BẮC TRƯỜNG MẪU GIÁO THUẬN MINH GIÁO ÁN THAO GIẢNG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Chủ đề: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT NẶN CON THỎ (mẫu) Giáo viên: Trần Thị Kiều Linh Lớp: Chồi 3 Năm học: 2020 – 2021
  2. I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: + 3 tuổi: Trẻ biết được đặc điểm, hình dáng con thỏ, trẻ biết nặn con thỏ + 4 tuổi: Trẻ biết được đặc điểm, hình dáng, đặc trưng của con thỏ, trẻ biết nặn con thỏ - Kỹ năng: + 3 tuổi: Trẻ biết làm mềm đất, chia đất. xoay tròn, lăn dài, ấn dẹp để tạo thành con thỏ và đặt tên cho con thỏ: + 4 tuổi: Trẻ sử dụng các kỹ năng làm mềm đất, chia đất. xoay tròn, lăn dài, ấn dẹp, và biết phối hợp các chi tiết để tạo thành con thỏ và đặt tên cho con thỏ: thỏ xinh, thỏ trắng . - Thái dftgộ: Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật *TCTV: con thỏ, lăn dài, ấn bẹp II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: mẫu nặn con thỏ, máy tính, nhạc không lời các bài hát trong chủ đề động vật, trang phục thỏ, mô hình khu rừng trưng bày sản phẩm - Đồ dùng của trẻ: khăn lau, bảng, đất nặn III. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú - Các con ơi! Cô xin giới thiệu với lớp mình, hôm nay chúng mình được đón các cô về thăm và dự lớp mình đấy. Các con có vui không? Vậy các con nhớ học thật giỏi và trả lời thật ngoan để các cô vui nhé - Vậy chúng mình cùng chào đón các cô bằng một tràng pháo tay thật lớn nào. - Cô hóa thân thành chú thỏ nhảy múa trên nền nhạc “dạo chơi” - Thỏ con xin chào các bạn. - Các bạn ơi! Các bạn có biết thỏ con sống ở đâu không? - À đúng rồi, nơi ở của thỏ con chính là rừng xanh, ngoài ra thỏ con dmọi người yêu quý nên thỏ cũng được nuôi trong nhà Giáo dục trẻ yêu chăm sóc và bảo vệ các con vật, biết tránh xa những con vật hung dữ. Hoạt động 2: Trò chuyện “thỏ con xinh xắn”. - Các bạn ơi! Hôm nay thỏ con thấy bạn nào cũng rất giỏi, rất ngoan. Thỏ con muốn giành tặng cho các con một điều bí mật đấy. Đó là một món quà nhỏ để tặng cho các bạn. Các con có muốn biết điều bí mật bên trong món quà đó là gì không?
  3. - Vậy chúng mình cùng nhẹ nhàng ngồi xuống và xem điều bí mật đó là gì nha? - 1 2 3. mở hộp quà này nào. Đây là gì? *TCTV: con thỏ (cho trẻ nhắc dưới nhiều hình thức) - Các bạn thấy có đẹp không? - Đó là món quà tự tay thỏ con làm đấy! - Các bạn nhìn xem bạn thỏ có đặc điểm gì? - Mình đố các bạn biết mình đã nặn chú thỏ này như thế nào? + Đầu của thỏ có hình gì? + Thân thỏ nặn có dạng hình gì? + Còn chân, tai thỏ như thế nào? - Mình đã nặn chân thỏ giống như những khối trụ nhỏ đấy. - Các bạn thấy chú thỏ này đang ở trong tư thế gì đây? - Các bạn nhìn chú thỏ này có đáng yêu không? - Mình rất vui khi được tự tay làm món quà này cho các bạn. Và chúc các bạn luôn chăm ngoan học giỏi nhé! Và bây giờ mình phải về rồi. Xin chào các bạn và hẹn gặp lại. - Các con ơi! Các con thấy món quà của bạn thỏ con như thế nào? - Vậy các con có muốn nặn được những chú thỏ đáng yêu như thế không? - Chúng mình cùng ngồi xuống và xem cô hướng dẫn lớp mình nặn chú thỏ nhé. Hoạt động 3: Cô nặn mẫu - Để nặn được chú thỏ xinh xăn, đáng yêu như của bạn thỏ thì cần phải có một đôi tay khéo léo, sự cần cù, tỉ mỉ của chúng mình đấy. Nhưng trước tiên chúng mình hãy cùng quan sát lên đây cô sẽ hướng dẫn các con nặn được chú thỏ như thế nhé! - Để nặn được chú thỏ thì cần phải có những gì hả các con? - À đúng rồi! Cô đã chuẩn bị đất nặn, bảng con, tăm và khăn lau cho chúng mình rồi đấy. - Cô nặn mẫu lần 1: Để nặn được những chú thỏ xinh xắn đầu tiên cô sẽ lấy đất và làm mềm đất bằng cách cô ấn, lăn, xoay cho thật mềm. Sau đó, cô chia đất thành 2 phần không bằng nhau. Dùng bàn tay xoay tròn các thỏi đất. Dùng tăm nối 2 thỏi đất này lại, thỏi nhỏ đặt phía trên làm đầu thỏ, thỏi to đặt phía dưới làm mình thỏ. Lấy thêm ít đất lăn dài, ấn bẹp để làm 2 tai và đuôi thỏ. Sau đó,cô sẽ dùng tăm để gắn các bộ phận đó lại với nhau. Tiếp theo lấy một phần đất nhỏ, cô làm mềm
  4. đất rồi lăn dài và chia ra làm 4 phần bằng nhau. Khi cô đã nặn xong chân của chú thỏ thì cô sẽ dùng tăm gắn tiếp 4 chân vào mình của thỏ. Để chú thỏ sinh động. Cô sẽ lấy từng phần đất rất nhỏ, cô dùng 2 ngón tay là ngón cái và ngón trỏ, cô lăn nhẹ sau đó ấn dẹt và gắn vào phần đầu là mắt thỏ. Tiếp đến là mũi, cô sẽ làm giống như phần mắt, cô lăn 1 hình tròn to hơn một chút. Miệng thỏ cô lăn dẹt và ấn dẹt sau đó găn vào. Cô đã nặn xong một chú thỏ rồi đấy. - Cô nặn lần 2: cô vừa nặn vừa gợi hỏi trẻ cách nặn *TCTV: lăn dài, ấn bẹp (cho trẻ nhắc dưới nhiều hình thức) - Các con thấy chú thỏ cô nặn? vậy các các con sẽ nặn chú thỏ như thế nào Hoạt động 4: Trẻ thực hiện - Bây giờ các con đã sẵn sàng thể hiện tài năng của mình chưa nào? - Cô nhắc trẻ tư thế ngồi: khi nặn nhớ phải ngồi ngay ngắn, không nói chuyện, không làm rơi đất xuống sàn nhà - Cho trẻ thực hiện (Cô bật nhạc nhẹ nhàng). cô quan sát, nhắc nhở, hướng dẫn, động viên, khích lệ trẻ. Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm - Các con ơi! Các con đã nặn xong chưa nhỉ? Bạn nào nặn xong rồi, chúng mình hãy mang sản phẩm của mình lên trưng bày nào? - Các con! Các con hãy lại đây với cô nào! - Vừa rồi chúng mình đã được làm gì nhỉ? - Cô thấy bạn nào cũng rất ngoan, rất chăm chỉ, đã thể hiện hết khă năng của mình để nặn được những chú thỏ rất đáng yêu và xinh xắn như thế này. - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn? Vì sao thích sản phẩm của bạn? - À, cô thấy bạn nào cũng rất khéo tay, nhưng có 1 bạn cô thấy là khéo tay nhất là bạn Bạn nặn được chú thỏ rất đẹp, đầu tròn, mình cân đối, chân cũng rất đẹp. - Các con có thấy đẹp không? - Vậy tặng cho bạn một tràng pháo tay thật lớn nào! - Ngoài ra còn rất nhiều bạn cũng nặn được chú thỏ rất đẹp, như bạn - Tuy nhiên còn một vài bạn là nặn còn chưa được cân đối, chưa được đẹp. Lần sau các bạn sẽ cố gắng nặn thật đẹp nhé! Kết thúc: Nhận xét - tuyên dương. Thuận Minh, ngày 6 tháng 3 năm 2021 Giáo viên
  5. Trần Thị Kiều Linh