Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật

doc 80 trang baigiangchuan 28/11/2023 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_the_gioi_thuc_vat.doc

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Thế giới thực vật

  1. CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI THỰC VẬT Thực hiện 6 tuần, từ ngày 16/01 đến ngày 10/03/2017 I. Mục tiêu : Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể : 1. Phát triển thể chất : - Thực hiện được một số vận động như chạy theo đường zích zắc, ném xa bằng 2 tay, đi trong đường hẹp, bật chụm tách chân, bò thấp chui qua cổng, đập và bắt bóng. - Biết một số thực phẩm, món ăn có nguồn gốc từ thực vật và lợi ích đối với sức khỏe. - Có một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống. 2. Phát triển nhận thức. - Biết đặc điểm, lợi ích, điều kiện sống của một số loài cây, hoa, củ,quả. - So sánh và nhận ra sự giống và khác nhau của 2-3 loại cây. - Biết quan sát và phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa các loại cây với môi trường sống của con người. - Trẻ có thể đếm từ 1-5, nhận biết số 5, so sánh cao- thấp. - Nói được đặc điểm của hình chữ nhật, tam giác,h.tròn và hình vuông. 3. Phát triển ngôn ngữ. - Biết sủ dụng từ ngữ để mô tả được vài đặc điểm nổi bật, ích lợi của một số loại rau, củ, quả quen thuộc và gần gũi với trẻ. - Biết đọc thơ, nghe kể chuyện về chủ đề thực vật. 4. Phát triển kỹ năng xã hội. - Yêu thích các loại cây và bảo vệ cây ( không ngắt lá, bẻ cành ) - Biết chăm sóc cây ( tưới cây, lau lá ) - Biết cây xanh làm đẹp môi trường và có ích cho cuộc sống. 5. Phát triển thẩm mỹ. - Nhận ra cái đẹp của môi trường xanh, hoa quả gần gũi. - Yêu thích cái đẹp và thể hiện được cảm xúc, tình cả thế giới thực vật, mùa xuân qua các sản phẩm vẽ, nặn, xé, dán, và qua các bài hát 1
  2. II. MẠNG NỘI DUNG -Phong tục ngày tết - Đặc điểm khí hậu. - Tên gọi truyền: Vui chơi lễ hội, - Một số loại hoa, quả - Phân biệt các điểm Các loại bánh, hoa quả đặc trưng của mùa giống và khác nhau qua ngày tết;Trang trí nhà xuân: Hoa mai, hoa các đặc điểm. cửa, mua sắm tết, bày đào, phong lan, Dừa, - Sự phát triển của cây mâm ngũ quả. xoài, quýt và mối liên hệ với môi - Tên gọi, Đặc điểm các - Những đặc điểm nổi trường sống, cách chăm loài hoa bật mùa xuân: Ra lộc, sóc và bảo vệ cây. - Cách chăm sóc, môi ra nụ, lá non. - Lợi ích trường sống - Cách chế biến món ăn - Lợi ích. Cách bảo - An toàn sử dụng một quản hoa quả têt . số loại cây “ Ngày Tết và một số loại hoa “ Mùa xuân” “ Cây xanh bé thích” CHỦ ĐỀ “ THẾ GIỚI THỰC VẬT ” “ Một số loại quả” “ Một số loại rau” “ Ngày 8/ 3 ” - Tên gọi các loài quả - Tên gọi các loại rau, - Biết ngày 8/3 là ngày - Phân biệt các điểm - Phân biệt các đặc điểm Quốc tế phụ nữ giống và khác nhau của các loại rau: rau ăn - Biết ngày 8/3 là ngày qua các đặc điểm của lá, rau ăn củ, rau ăn quả. hội các bà,mẹ,các cô các loại quả - Sự phát triển của cây - Các hoạt động diễn ra - Cách chăm sóc và và mối liên hệ với môi trong ngày 8/3 môi trường sống của trường sống, cách chăm - Biết yêu quý bà, mẹ, cô các loài quả sóc và bảo vệ cây. giáo - Lợi ích - Lợi ích và cách chế - Cách bảo quả biến - An toàn sử dụng một số loại rau. 2
  3. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG * Dinh dưỡng, sức khoẻ * KPKH - NB, PB và kể tên 1số thực phẩm - Khám phá ngày tết và 1 số loại hoa. thông thường theo 4 nhóm tp - Một số loại rau. - NB những vật dụng và nơi nguy - Tìm hiểu về mùa xuân hiểm * LQVT: * Vận động - So sánh độ lớn của 2 đối tương - Đi trên ghế thể dục - So sánh độ cao của 3 đối tượng - Bò dích dắc qua 5 điểm - Dạy trẻ phân biệt phía trước phía - Tung và bắt bóng. sau phía trên phía dưới của đối tượng - Bật liên tục về phía trước. khi có sự định hướng. - Ném trúng đích thẳng đứng - Ném xa bằng 2 tay . “ Phát triển thể chất ” “ Phát triển nhận thức ” CHỦ ĐỀ “ THẾ GIỚI THỰC VẬT ” “ PT Ngôn Ngữ ” “ Phát triển thẩm mỹ ” “ PT TC KN XH ” - Thơ: Hoa kết trái; * Tạo hình : Vẽ hoa mùa - Có ý thức chăm Mùa xuân; Dán hoa xuân; Vẽ cây ăn quả, Nặn củ sóc thiên nhiên tặng mẹ cà rốt; Trang trí thiệp tặng mẹ; - Biết nhắc nhở - Truyện: Sự tích Tô màu bình hoa, Nặn quả, người khác giữ bánh trưng bánh Trang trí thiệp tặng mẹ gìn,bảo vệ môi giày ; quả bí xanh . * Âm nhạc trường ( không DH : Mùa xuân đến rồi; Dán vứt rác bừa bãi, Hoa tặng mẹ, Qủa gì; Sắp đến bẻ cành, ngắt tết rồi; Em yêu cây xanh; Cây hoa ) bắp cải. - Biết rửa quả, NH: Chúc xuân; Hoa trong rau giúp bố mẹ vườn. Bông hoa mừng cô; Lý - Trò chơi xây cây xanh; Vườn cây của ba; dựng : xd công Bầu và bí viên,vườn cây Tc : Nghe tiếng hát tìm đồ vật; Đoán tên bạn hát; Ai nhanh 3
  4. IV. KẾ HOẠCH TUẦN NHÁNH 1 : NGÀY TẾT VÀ MỘT SỐ LOẠI HOA Thực hiện 1 tuần, từ ngày 16 / 01 đến ngày 20 / 01 năm 2017 I. Mục đích yêu cầu : 1. Kiến thức : - Trẻ biết các phong tục tập quán, các món ăn ngày tết . Trẻ biết biết các loại hoa quả ngày tết ( hoa đào , hoa mai, hoa cúc ). Trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết truyền thống của dân tộc việt nam , biết trang trí nhà cửa , lớp học , các kiểu vui chơi giải trí , các lễ hội của địa phương - Tên gọi các loài hoa, quả. Phân biệt các điểm giống và khác nhau qua đặc điểm của các loại hoa, quả. Lợi ích. Cách chăm sóc và môi trường sống của các loài hoa. - Biết đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề và thể hiện tình cảm. - Biết hát, hưởng ứng theo bài hát trong chủ đề. - Biết vẽ, dán, nặn đẹp theo hướng dẫn của cô. 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại. Phát triển khả năng phát âm tên các loài hoa. Ngôn ngữ mạch lạc. 3. Thái độ : - Giáo dục trẻ yêu quý các loài hoa, chăm sóc và bảo vệ hoa. Không ngắt hoa, bẻ lá. Nhớ ơn những người chăm sóc hoa. II. Chuẩn bị : - CSVC : Đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về chủ đề cho các cháu chơi và học - MTLH : Sạch sẽ, trang trí theo chủ đề - Tâm thế của cô : Giáo viên có kế hoạch hoạt động cho từng ngày. - Tâm thế của trẻ : Trẻ đi học đều, ngoan ngoón, cú ý thức học tập và lao động. 4
  5. III. Tổ chức hoạt động : Hoạt Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Động - Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Cùng trẻ chọn tranh trò chuyện về chủ đề. Trẻ biết: + Trẻ biết tên gọi, các bộ phận chính của hoa. Phân biệt sự giống và Đón khác nhau, đặc điểm nổi bật của một số loại hoa, quả, sự phát triển trẻ của cây và môi trường sống của chúng. Ích lợi của hoa đối với đời sống của con người. Cách chăm sóc, bảo vệ hoa. a Khởi động : - Cho trẻ đi thường, kiễng gót, hạ gót, chạy nhanh, chạy chậm b. Trọng động : - Tập theo lời ca bài hát : Mùa xuân đến rồi ; Màu hoa - Hô hấp: ngửi hoa - Tay: Tay đưa trước gập sau gáy - Thân: Đứng cúi người tay chạm mũi chân Thể - Chân: ngồi khuỵu gối Dục - Bật: bật luân phiên Sáng - Trò chơi “ Ngửi hoa” “ Gieo hạt” c. Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân . - Kiểm tra vệ sinh tay PTTC PTNT PTTM PTTN PTTM Hoạt Bò zích Tìm hiểu về DH : Sắp Truyện: Tô màu bình Động zắc qua 5 1 số loại đến tết rồi Bánh trưng hoa Có điểm hoa NH : Hoa bánh giày Chủ trong vườn Đích TC : Đoán tên bạn hát 5
  6. Quan sát QS Hoa Quan sát Quan sát sự Quan sát hoa Hoạt chậu hoa đồng tiền các loại hoa hoa cúc. quanh sân Động - Chơi: - Chơi vận - Chơi vận - Chơi vận trường. Ngoài “hái hoa động: “Ai động: “Ai động : Gieo - Chơi : Gieo Trời chữ theo nhanh nhất” trồng hoa hạt hạt yêu nhanh ”. cầu”. - Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa - Góc xây dựng: Xây vườn hoa, chợ hoa Hoạt - Góc học tập và sách : Xem tranh đọc chữ về các loại hoa Động - Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt, dán hát múa hát về các loại hoa Góc - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, hoa mùa xuân I. Mục Tiêu 1. Kỹ năng : Trẻ biết nhận vai chơi,góc chơi, biết thể thể hiện được vai chơi của mình. Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Trẻ biết Vẽ, xé dán các loại hoa, biết xé dán bố cục cân đối hợp lí 2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng giao tiếp, khéo léo khi chơi . Rèn kĩ năng thao tác vai chơi, quan hệ vai chơi, nhóm chơi cho trẻ .Rèn khả năng hoạt động theo nhóm cho trẻ. 3. Thái độ : Trẻ chăm ngoan, biết và thích chăm sóc các loài hoa. Trẻ chơi đoàn kết, chia sẻ nhường nhịn với bạn khi chơi. II. Chuẩn bị - Đồ chơi bán hàng, nấu ăn , bình hoa các loại - Vật liệu xây dựng: gạch, sỏi, các loại cây cỏ, que, hột hạt - Bộ xếp hình xây dựng, hàng rào, thảm cỏ III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1 : Gây hứng thú – Thoả thuận trước khi chơi - Cô cho trẻ nêu tên góc chơi, số bạn chơi trong mỗi góc chơi + Các con sẽ chơi ở mấy góc chơi?( 2-3 trẻ 6
  7. - Cô hỏi trẻ chủ đề chơi và phân vai chơi ở các góc chơi Góc xây dựng: Các bác chơi gì ở góc xây dựng? Các bác cử ai làm đội trưởng. Đội trưởng có nhiệm vụ thế nào Góc phân vai : Ai chơi ở nhóm bé tập làm nội trợ? Phải làm gì ? - Các góc khác cô hỏi tương tự - Cho trẻ về các góc chơi * Hoạt động 2 : Qúa trình chơi - Cô đi đến từng góc tác động và tạo cơ hội cho trẻ hành động chơi. - Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần: * Hoạt động 3 : Nhận xét chơi. - Góc nào kết thúc trước cô đến góc đó + Mời trẻ đại diện góc đó nhận xét: Quá trình chơi của góc.Vai chơi trong góc. Sản phẩm chơi của góc + Cô nhận xét góc đã về quá trình chơi, vai chơi, sản phẩm chơi của trẻ và động viên trẻ chơi tốt hơn ở những lần sau. Chăm - Trong khi ăn nhắc trẻ ngồi ăn đúng tư thế, nhai kỹ, không làm rơi Sóc VS vãi cơm ra bàn. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm điện năng Tìm hiểu - Truyện : - cách sử - Khám phá Biễu diễn văn Hoạt môi Sự tích dụng, bảo về các loại nghệ. ĐộngC trường hoa hồng quả một số hoa - Nêu gương hiều sống của - Chơi ở loại quả - Chơi tự do cuối tuần hoa, quả các góc. - Chơi tự do - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ về việc giữ Trả ấm cho trẻ khi thời tiết rét đậm rét hại Trẻ - Cô trả trẻ tận tay phụ huynh. Dọn dẹp vệ sinh lớp học Ban giám hiệu kí duyêt Giao viên lập kế hoạch Nguyễn Thị Tám 7
  8. V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 16 tháng 1 năm 2017 phát triển thể chât : BÒ ZÍCH ZẮC QUA 5 ĐIỂM I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Biết bò bằng bàn tay, cẳng chân zích zắc qua 5 chướng ngại vật, không dẫm vạch, không làm đổ chướng ngại vật. 2. Kỹ năng : - Tham gia chơi đúng luật, biết tuân thủ luật chơi, không tranh dành, không gian dối trong khi chơi. 3. Thái độ : - Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn, tự tin, tích cực hoạt động trong giờ học. II. Chuẩn bị : - Vòng thể dục, chướng ngại vật III. Tổ chức hoạt động : 1.Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Cho trẻ đọc thơ bài “ Màu hoa”.Trò chuyện về chủ đề 2. Hoạt động 2 : Nội dung a. Khởi động : - Cô đi cùng trẻ thành vòng tròn và khởi động, xoay khớp cổ tay, cổ chân, xoay cổ, quay tay, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom lưng, đi nhanh, đi chậm. b. Trọng động : 8
  9. + Bài tập phát triển chung: - Động tác phát triển cơ tay : Tay sang ngang, tay gập vai - Động tác phát triển cơ chân: Tay chống hông, đứng kiễng chân - Động tác phát triển cơ bụng : Quay người 2 bên 90° - Động tác bật nhảy : Nhảy tách khép chân + Vận động cơ bản: bò zích zắc qua 5 điểm - Cô làm mẫu lại 1 lần. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích động tác : Khi bò zích zắc qua các chướng ngại vật phải chú ý, bò bằng bàn tay, cẳng chân, 2 lòng bàn tay của cô úp xúng nền nhà Khi thực hiện xong các con phải về cuối hàng đứng, bạn kế tiếp sẽ tiếp tục. - Mời 2 trẻ lên thực hiện lại. - Cho cả lớp thực hiện 1 – 2 lần. Trò chơi : Chuyển quả. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ. - Cho trẻ chơi c. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1 2 vòng thả lỏng 3.Hoạt động 3 : Kết thúc - Cho trẻ đọc thơ “ Hoa kết trái” ra sân NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . 9
  10. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 3 ngày 17 tháng 1 năm 2017 phát triển nhận thức : TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOẠI HOA I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng và các bộ phận của hoa . - Phân loại hoa theo các đặc điểm. Trẻ biết ích lợi của 1 số loại hoa hoa đối với đời sống con người 2. Kỹ năng : - Phát triển vốn từ : mịn màng , Búp, nhú lên, xòe ra. - Rèn kỹ năng phân loại, so sánh 3. Thái độ : - Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loại hoa. Không ngắt lá bẻ cành, không ngắt hoa bừa bãy. Yêu quý người trồng hoa. II. Chuẩn Bị : - Đồ dùng của cô: + Hình ảnh về một số loại hoa + Hoa hồng , hoa cúc , hoa ly, hoa đồng tiền + 4 bức tranh về hoa (hồng ,cúc , đồng tiền. + Ti vi , máy tính - Đồ dùng của trẻ: + Tranh lô tô về một số loại hoa . III. Tổ Chức Hoạt Động : 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài hát “ Mùa xuân”. -Trò chuyện voứi trẻ . 10
  11. - Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về hoa nào? - Các loại hoa đó để làm gì? - Giáo dục : Trong sân trường có rất nhiều loại hoa,để cho cây hoa mau lớn, các con phải làm gì? Khi ra sân chơi các con phải như thế nào? 2. Hoạt động 2 : Bé khám phá các loại hoa a. Quan sát * Hoa hồng: - Cô dấu hoa hồng trong khăn cho trẻ ngửi và đoán + Cô đố các con đó là hoa gì ?Ai có nhận xét gì về hoa hồng ? + Cánh hoa hồng như thế nào?Lá như thế nào? + Cho trẻ lên sờ và ngửi hoa.Trồng hoa hồng để làm gì? + Để cây hoa mau lớn thì làm gì? - Nhấn mạnh :Hoa hồng có nhiều màu rất đẹp,cánh hoa hồng tròn ,hoa hồng được trồng quanh nămHoa hồng thuộc loại hoa cánh tròn. Nên mọi người thường chọn hoa hồng để chúc mừng nhau trong các ngày hội ngày lễ. * Hoa cúc: - Cô đọc câu đố : - Cho trẻ quan sát cây hoa cúc : + Hoa cúc có đặc điểm gì? Lá hoa cúc như thế nào ? + Hoa cúc có màu gì?Cánh hoa cúc như thế nào? - Nhấn mạnh: Hoa cúc thường có nhiều màu,lá to,cánh nhỏ và dài, trồng hoa cúc để trang trí,để cúng * Hoa đồng tiền: - Cô mô phỏng: “Trời tối – Trời sáng” + Đố các cháu , đây hoa gì ? 11
  12. + Ai có nhận xét gì về hoa đồng tiền?Hoa đồng tiền có gì đặc điểm gì ? +Cánh hoa đồng tiên như thế nào? - Nhấn mạnh:Hoa đồng tiền có rất nhiều màu,cánh nhỏ,và dài,lá to không mọc trên cành. b. So sánh: Sự giống nhau và khác nhau: * Hoa hồng và hoa cúc : - Hoa cúc và hoa hồng giống nhau ở điểm gì ? - Cô chôt lại ý kiến đúng . - Khác nhau : + Hoa hồng có gai, cánh tròn, cánh hoa to. + Hoa cúc có nhiều cánh ; cánh hoa nhỏ, dài. * Giáo dục: Hoa rất có ích cho đời sống của con người.Vì vậy chúng ta cần phải trồng nhiều hoa , chăm sóc bảo vệ hoa, không được ngắt hoa, bẻ cành. Chúng ta phải biết bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. * Cô mở rông thêm: cho trẻ xem màn hình về một số loại hoa khác. c. Trò chơi : “ tưới hoa ” - Cô giải thích luật chơi và cách chơi. - Trẻ chơi 2 lần. 3. Hoạt động 3 : Kết thúc: - Cho trẻ hát bài “Màu hoa”. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . 12
  13. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 4 ngày 18 Tháng 1 năm 2017 phát triển thẩm mỹ : DH : SẮP ĐẾN TẾT RỒI NH : HOA TRONG VƯỜN TC : ĐOÁN TÊN BẠN HÁT. I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Trẻ hát thuộc bài hát và biết vận động minh hoạ bài hát. - Thích nghe hát và cảm nhận được giai điệu vui tươi, rộn ràng của làn điệu dân ca Thanh Hoá. 2. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu và vỗ tay theo nhịp bài hát. 3. Thái độ: Thích trồng cây xanh, có ý thức chăm sóc, bảo vệ hoa, biết ơn người trồng hoa, chăm sóc hoa. II. Chuẩn bị : - 1 số loại hoa - Dụng cụ âm nhạc III. Tổ chức hoạt động : 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Cho trẻ đọc thơ “ Hoa kết trái” 2. Hoạt động 2 : Nội dung a. Dạy hát : - Cô giới thiệu bài hát và hát mẫu lần 1. hỏi trẻ: - Cô hát lần 2: Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả. - Giảng nội dung: sắp đến tết nên mọi nhà, mọi người đều rất vui, hân hoan đón tết, bạn nhỏ được mẹ may cho quần áo mới, - Trẻ hát theo cô 2-3 lần. 13
  14. - Cô mời từng tổ hát bài - Cô và trẻ cùng hát đố(cô hát đố trẻ hát trả lời). - Cô mời nhóm bạn gái hát và nhún nhảy, nhúm bạn trai gõ nhạc cụ và ngược lại. - Cho từng tổ hát đố với nhau. b. Nghe hát : - Cô hát cho trẻ nghe bài: “Hoa trong vườn”. + Cô hát lần 1 diễn cảm. + Lần 2 cô và trẻ cùng nhún nhảy theo bài hát. c. Trò chơi “ Đoán tên bạn hát ” - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ - Tổ chức hướng dẫn trẻ chơi 2 3 lần 3. Hoạt động 3 : Kết thúc - Cho trẻ hát lại bài hát và cất dọc đồ dùng và ra sân. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . . 14
  15. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 5 ngày 19 tháng 1 năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTNN ( Truyện) SỰ TÍCH BÁNH TRƯNG BÁNH GIÀY I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Lắng nghe cô kể chuyện, hiếu nội dung câu chuyện. 2. Kỹ năng: Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, tham gia đàm thoại tốt. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt nam gói bánh chưng làm bánh dày để lễ vào ngày tết. II Chuẩn bị: - Hình ảnh gói bánh chưng , bánh dày - Tranh chuyện về sự tích bánh chưng bánh dày III. Tổ chức hoạt động : 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Trò chuyện với trẻ : + Vào dịp tết đến nhà con chuẩn bị những gì dể đón tết? 2. Hoạt động 2: Nội dung a. Cô kể diễn cảm : - Cho trẻ nghe câu chuyện lần 1 diễn cảm . - Kể lần 2 KH tranh: Cô giảng giải nội dung câu chuyện, giải thích từ khó: + Hoàng tử: Con trai của nhà vua + Nuôi miệng: Làm ra hạt lúa hạt gạo để nuôi sống bản thân ,con người. 15
  16. b. Đàm thoại : - Cô có một số bánh chưng,đằng sau mỗi bánh chưng là một câu hỏi về nội dung câu chuyện, trẻ lên chọn 1 ô số bất kỳ, câu hỏi hiện ra, ai là người giỏi nhất biết để trả lời câu hỏi đó. - Đàm thoại: + Ai là người nghỉ ra cách làm bánh chưng, bánh dày? + Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào? + Vua cha có ý định gì nhân ngày hội? Các hoàng tử đã làm gì? + Lang Liêu đã suy nghĩ như thế nào? Lang Liêu đã làm những công việc gì để có lễ vật dân vua cha đầu năm? + Ý nghĩa của 2 thứ bánh đó như thế nào? + Phong tục của nhân dân ta tết đến là làm gì? Nhà con làm bánh gì vào ngày tết? - Cũng cố: Cô tóm tắt nội dung câu chuyện, Để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà xa xưa đã nghĩ ra 2 thứ bánh đặc biệt, ngày nay nhân dân ta vẫn giữ phong tục gói bánh chưng, làm bánh dày để lễ vào ngày tết. 3. Hoạt động 3: Kết thúc: - Cho trẻ hát bài: “ Sắp đến tết rồi ” NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . 16
  17. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 6 ngày 20 tháng 1 năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTTM ( Tạo hình) TÔ MÀU BÌNH HOA ( ĐT) I. Mục tiêu: 1. Kiến Thức : - Trẻ biết tô màu bình hoa theo mẫu hướng dẫn của cô và trẻ nhận đúng ra các màu sắc đã học.Trẻ biết tô màu sáng tạo . 2. Kỹ năng : Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định. - Rèn cho trẻ cách cầm bút đúng bằng tay phải, cách ngồi đúng tư thế. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát , so sánh các sự vật xung quanh trẻ. 3. Thái độ : Có ý thức trong học tập, biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra. - Biết yêu quý , bảo vệ các loài hoa. II. Chuẩn Bị : - Tranh mẫu của cô, tranh để tô mẫu, búp sáp màu . - Bàn ghế; Tranh để cho trẻ tô màu.Búp sáp màu III. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1; Gây hứng thú - Đàm thoại cùng trẻ về các loài hoa. - Các con biết các loại hoa gì nào? 2. Hoạt động 2: Nội dung a. Quan sát đàm thoại : - Bức tranh vẽ gì nào? - Chiếc bình hoa được tô bằng màu gì? 17
  18. - Những bông hoa đó có màu gì? - Có mấy bông hoa ở trong bình? Cô cho trẻ đếm. - Bình hoa này có những màu hoa gì? - lá hoa có màu gì? - Các con có biết dùng hoa để làm gì không? - Cô giáo dục trẻ hoa dùng để trang trí vào căn phòng thêm đẹp hơn, ngoài ra còn phục vụ vào những ngày hội , ngày lễ nữa. - Bây giờ các con có muốn tô được bức tranh đẹp giống của côkhông? + Cô gợi hỏi ý tưởng: - Cô đến bên 1-2 trẻ hỏi về ý định của trẻ . Con định tô như thế nào? Tô phần nào trước? Bình có hoa nhiều hơn thì các con sẽ tô hoa màu gì? - Bây giờ cô sẽ mở một cuộc thi tài vậy các hoạ sĩ tí hon có muốn trổ tài không? b. Trẻ thực hiện: - Cô phát giấy bút cho trẻ - Cô nói lại cách cầm bút và cách ngồi cho trẻ . - Sau đó cô mở băng nhỏ bài hát " Màu hoa" để cho trẻ tô cho giờ học thêm sinh động. - Còn bình hoa thứ hai là phần tô sáng tạo đấy con thích tô màu gì? - Cô khích lệ trẻ tô, gợi ý cho những trẻ còn lúng túng khi chọn màu sắc, sửa tư thế ngồi cho trẻ. - Trong khi trẻ tô cô động viên nhắc nhở trẻ chú tâm vào hoạt động cho kịp thời gian. c. Trưng bày sản phẩm: - Cho trẻ đứng xung quanh cô , cô gọi 3-4 trẻ nhận xét về bức tranh mà trẻ thích nhất. - Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao con lại thích bức tranh đó? 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Trẻ chơi xong cho trẻ hát bài hát "Ra vườn hoa". NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . . 18
  19. NHÁNH 2 : MÙA XUÂN Thực hiện 1 tuần, từ ngày 6 / 02 đến ngày 10 / 02 năm 2017 I. Mục tiêu ; 1. Kiến thức : - Trẻ biết được một số đặc điểm của mùa xuân như: cây cối, hoa, quả của mùa xuân và các mùa khác trong năm. - Biết được thời tiết của mùa xuân và thứ tự các mùa trong năm. - Biết kể chuyện, đọc thơ và hát một số bài hát về mùa xuân. 2. Kỹ năng : Luyện kỹ năng xé dán vẽ, nặn. Kỹ năng quan sát, ss. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua các lời chúc mọi người. 3. Thái độ : Trẻ thể hiện, bày tỏ tình cảm , cảm xúc của mình khi tết đến. Trẻ hào hứng đón tết, vui xuân II. Chuẩn bị - CSVC : Trang thíêt bị, đồ dùng cho cô và trẻ. Tranh ảnh về chủ đề - MTLH : Sạch sẽ thoáng đóng, trang trớ theo chủ đề chủ điểm. - Tâm thế của cô : Có kế hoạch, giáo ỏn. Tâm lý thoải mái - Tâm thế của trẻ : Hào hứng tham gia các hoạt động và mong chờ tết . III. Kế hoạch hoạt động tuần : HOẠT Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 ĐỘNG - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. ĐÓN - Trò chuyện và cho trẻ quan sát một số hình ảnh về ngày tết của dân TRẺ tộc, của địa phương a Khởi động - Đi kết hợp các kiểu chân THỂ b. Trọng động : Tập theo lời : Mùa xuân đến rồi ; Sắp đến tết rồi DỤC Hô hấp: ngửi hoa SÁNG Tay: Tay đưa trước gập sau gáy Chân: ngồi khuỵu gối Bụng: Đứng cúi người tay chạm mũi chân 19
  20. Bật: bật luân phiên * Trò chơi : Gieo hạt; Ngửi hoa c. Hồi tĩnh Cho trẻ làm chim bay,cò bay nhẹ nhàng dồn hàng kiểm tra vệ sinh tay - Điểm danh – chấm ăn – báo ăn PTTC PTNT PTTM PTNN PTTM HOẠT Ném trúng Trò chuyện DH : Mùa Thơ : Mùa Vẽ hoa mùa ĐỘNG đích thẳng về mùa xuân đến rồi xuân xuân CÓ đứng xuân NH : Chúc CHỦ xuân ĐÍCH TC: Đoán tên Quan sát Quan sát Quan sát bầu Quan sát Quan sát bầu HOẠT vườn hoa cây ra chồi trời hàng cây trời, thời tiết ĐỘNG mùa xuân mới - Chơi vận cảnh. - Tc : Kéo co NGOÀI - Chơi: “hái - Tc : Gieo động: “Lộn - Tc : Ngửi - Chơi tự do TRỜI hoa theo hạt cầu vồng”. hoa yêu cầu”. - Chơi - Chơi tự do - Chơi - Chơi tự do ĐCNT ĐCNT - Góc phân vai: Gia đình - Góc xây dựng: Xây bồn hoa, cửa hàng - Góc học tập và sách : Xem tranh ảnh về Tết và các hoạt động - Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt, dán, hát múa hát về tết - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, hoa mùa xuân I. Mục tiêu - Trẻ biết nhận vai chơi,góc chơi, biết thể thể hiện được vai chơi của mình: - Trẻ mạnh dạn tự tin trong quá trình chơi. Biết liên kết các nhóm chơi một cách sáng tạo. - Biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn . II. Chuẩn bị 20
  21. - Đồ dùng, đồ chơi các góc : Bộ đồ nấu ăn, gạch, cây hoa III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1 : Thoả thuận trước khi chơi - Gợi hỏi trẻ thích chơi trò chơi gì ? - Cô củng cố, giới thiệu các góc chơi, nhiệm vụ chơi HOẠT - Cho trẻ nhận góc chơi và về góc chơi ĐỘNG * Hoạt động 2 : Qúa trình chơi GÓC - Cô đi từng góc quan sát, giúp đỡ trẻ chơi, hướng dẫn các góc chơi. Nhắc trẻ chơi ngoan, đoàn kết với bạn - Giúp góc chơi còn yếu và nhắc trẻ liên kết nhóm chơi - Động viên trẻ chơi sáng tạo * Hoạt động 3 : Nhận xét sau chơi: - Cô đi từng góc nhận xét, khen động viên trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng gọn gàng. - Khi cất đồ chơi xong cô tập trung trẻ lại nhận xét buổi chơi, nhận xét các góc chơi CHĂM - Trong khi ăn nhắc các cháu ăn hết suất, không làm rơi cơm. Nhủ đủ SÓCVS giấc - Giáo dục trẻ về bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm điện năng - Làm quen Truyện : Sự - Thực hiện - Hát về mùa Làm dây hoa HOẠT với vở toán tích hoa vở tạo hình xuân trang trí lớp ĐỘNG - Chơi ở hồng - Chơi tự do -Trò chuyện - Chơi tự do CHIỀU các góc. - Chơi tự do về tết . - Văn nghệ TRẢ - Cô chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ. Sửa sang đầu tóc TRẺ - Trả trẻ, cô vệ sinh dọn dẹp lớp BGH KÝ DUYỆT GIÁO VIÊN LÊN KẾ HOẠCH Nguễn Thị Tám 21
  22. IV.KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 06 tháng 02 năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTTC NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Trẻ biết cầm túi cát bằng tay phải, định hướng ném mạnh trúng vào đích. 2. Kỹ năng : - Phát triển thể lực , rèn khả năng định hướng cho trẻ. 3. Thái độ : - Trẻ nề nếp trong tập luyện , năng tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh II. Chuẩn bị - Đích ném, túi cát III. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Cho trẻ đọc thơ “ Mùa xuân ” - Trò chuyện với trẻ về mùa xuân 2. Hoạt động 2 : Nội dung a. Khởi động - Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: Đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, b. Trọng động Bài tập phát triển chung - Động tác tay: Hai tay ra trước gập trước ngực - Đt Chân: Ngồi khuỵu gối: - ĐT Bụng: Hai tay lên cao cúi người - ĐT Bật: Bật tách chụm chân: * Vận động cơ bản: “Ném trúng đích thẳng đứng”; 22
  23. + Cô làm mẫu lần 1 : Không phân tích. + Cô làm mẫu lần 2 và phân tích: : Cô đứng sát mép vạch chuẩn khi có hiệu lệnh, tay phải cô làm cầm túi cát đưa ngang tai, mắt nhìn thẳng vào đích, hướng ném trúng vào đích . + Cho hai trẻ khá lên thực hiện. + Lần lượt cho 2 trẻ ở 2 hàng thi đua nhau thực hiện ném trúng đích thẳng đứng. Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ * Trò chơi: “ Ai nhanh nhất” - Cô nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô bao quát, sửa sai cho trẻ. c. Hồi tĩnh : - Đi nhẹ nhàng 1 2 vòng thả lỏng 3. Hoạt động 3 : Kết thúc - Cho trẻ thu dọn đồ dùng và ra sân NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . . 23
  24. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 3 ngày 7 tháng 2 năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTNT ( KPKH) TRÒ CHUYỆN VỀ MÙA XUÂN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết được tết cổ truyền của dân tộc, hiểu biết được đặc điểm nổi bật của mùa xuân ( thời tiết, con người, động vật, thực vật ) biết so sánh đặc điểm khác và nhau của 2 mùa. 2. Kỹ năng: - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp cho trẻ . 3. Thái độ: Giáo dục trẻ trân trọng và gữ gìn phong tục tập quán cổ truyền, giáo dục trẻ hiểu được lợi ích của mùa xuân. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về mùa xuân. - Một số trang phục của mùa xuân III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô và trẻ trò chuyện về mùa xuân. 2. Hoạt động 2: Nội dung a.Trò chuyện đàm thoại về mùa xuân - Ai biết một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? - Các con thử nghĩ xem bây giờ là mùa gì? - Tại sao các con nghĩ bây giờ là mùa xuân? 24
  25. - Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy? Mùa xuân có gì đặc biệt? b. Tìm hiểu về thời tiết mùa xuân - Bầu trời mùa xuân như thế nào? Khi nhìn lên bầu trời chúng mình thường thấy những gì? + Mùa xuân còn có những dấu hiệu nào khác nữa? Mưa, mây, gió, nắng? - Đố các con biết mưa phùn còn gọi là mưa gì? Vì sao gọi là mưa phùn? - Thế mùa đông bầu trời như thế nào? Gió mùa đông như thế nào? => Cho trẻ xem đoạn băng hình về thời tiết mùa xuân: cảnh bầu trời mùa xuân, mây, gió, nắng xuân, mưa xuân (có lồng bài thơ nói về thời tiết mùa xuân để củng cố và chốt kiến thức)- c. Tìm hiểu về cảnh vật cây cối, các hoạt động của con vật trong mùa xuân + Vào mùa xuân có những loài động vật nào? Tại sao chúng xuất hiện nhiều trong mùa xuân? + Khi mùa xuân đến chúng mình thấy cây cỏ, hoa lá có những thay đổi gì? Các con biết những loại hoa nào? Những loài hoa nào chỉ nở vào mùa xuân? => Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc muôn hoa đua nở, chim chóc hót ca. Mùa xuân về, tết đến là ngày tết Nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. d. Tìm hiểu về hoạt động của con người vào mùa xuân - Mùa xuân đến mọi người thường làm gì? - Cho trẻ xem băng hình cảnh: Ngày tết, các lễ hội xuân Hà Nội, hội Đền Hùng, hội Lim, tết trồng cây. - Ai là người phát động tết trồng cây? - Vì sao tết trồng cây lại tổ chức vào mùa xuân? Cần làm gì để cây phát triển và xanh tươi? * GD: Chăm sóc cây, không ngắt lá, bẻ cành. Trồng cây để làm đẹp và bảo vệ môi trường => Mùa xuân là mùa đầu tiên trong 4 mùa xuân - hạ - thu - đông, là 25
  26. mùa bắt đầu của một năm mới. Mùa xuân đến cây cối đâm chồi nảy lộc, mưa phùn, thời tiết đôi khi se lạnh. Mùa xuân là mùa có những lễ hội đặc sắc mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Mùa xuân đến tết đến các con thêm 1 tuổi, lớn hơn nên cần cố gắng vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo trở thành bé ngoan. e.Trò chơi luyện tập “Bé nào khéo nhất” Cách chơi: Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm chơi. Mỗi nhóm có 1 tranh khổ rộng vẽ hình ảnh cây trụi lá (mùa đông) và một rổ có các lô tô nhỏ về các dấu hiệu của các mùa trong năm như: lá (xanh non, xanh đậm, vàng ), chồi non, mây, mưa, gió, mặt trời, hoa, ong, bướm, chim hoạt động của con người. - Trẻ ở các nhóm trang trí cho bức tranh mùa xuân. - Luật chơi: Thời gian chơi sau 1 bản nhạc về mùa xuân, nhóm trẻ thắng cuộc là nhóm gắn được gắn đúng và nhiều chi tiết 3. Hoạt động 3 : Kết thúc. - Cô cho trẻ ra sân hoạt động với thiên nhiên: chăm sóc cây cối, quan sát cây cối, cảnh vật ngoài trời NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . . 26
  27. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 4 ngày 8 tháng 2 năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTTM( Âm nhạc) DẠY HÁT: MÙA XUÂN ĐẾN RỒI NGHE HÁT: CHÚC XUÂN TRÒ CHƠI: ĐOÁN TÊN BẠN HÁT I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trẻ hát đúng giai điệu, thuộc bài hát, biết vỗ tay theo lời bài hát. 2. Kĩ năng: - Rèn khả năng hát cao độ trường độ,vỗ tay theo lời bài hát. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giúp đỡ ông bà cha mẹ. II. Chuẩn bị - Chuẩn bị cho cô và trẻ: dụng cụ âm nhạc: đài xắc xô, phách tre. III. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Cho trẻ đọc thơ “ mùa xuân”. Trò chuyện về nội dung bài thơ 2. Hoạt động 2 : Nội dung a.Dạy hát: - Cô hát lần 1: - Cô hát lần 2: giới thiệu nội dung bài hát : Bài hát thể hiện sự vi mừng của em bé khi mùa xuân về. - Cô và trẻ hát 2- 3 lần - Tổ chức cho trẻ hát với nhiều hình thức. * Giáo duc: Mùa xuân đến làm cho chúng ta thấy vui vẻ hơn, yêu đời hơn, ai cũng mong có mùa xuân tới vì mùa xuân còn có ngày tết, các con được đi chơi tết, được đi chúc xuân nữa. b.Nghe hát “ Chúc xuân” - Cô hát lần 1: giới thiệu tên bài hát , tên tác giả. - Cô hát lần 2 làm động tác phụ họa. 27
  28. - Cô hát và KK trẻ hát theo . c.Trò chơi “ Đoán tên bạn hát” - Cô nói cách chơi, luật chơi. ( trẻ chơi 3-4 lần ) - Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ ông bà trong ngày tết. - Ngày tết không nên ăn nhiều bánh keo ,nước ngọt . 3. Hoạt động 3 : Kết thúc - Cho trẻ hát lại bài hát và ra sân NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 5 ngày 9 tháng 2 năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTNN THƠ: MÙA XUÂN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài thơ, tác giả và hiểu nội dung bài thơ. Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng (nghe, quan sát, thực hành) giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc về mùa xuân 3 Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu thích thiên nhiên và bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: 28
  29. - Tranh minh họa nội dung bài thơ III. Tổ chức hoạt động 1.Hoạt động 1: Gây hứng thú: - Cô cùng trẻ hát bài: “Mùa xuân đến rồi”. 2. Hoạt động 2: Nội dung - Và cô cũng biết một bài thơ nói về mùa xuân đến như thế nào. Đó là bài thơ “ Mùa xuân” của tác giả Lương Khâu Luông. - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ. - Lần 2: Cô đọc diễn cảm + động tác miêu tả. - Giảng nội dung : Bài thơ nói về chim sáo, chim én gọi nhau bay về chào đón mùa xuân về. + Đàm thoại, đọc trích dẫn : - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì nhỉ? Tác giả là ai? - Trong bài thơ mùa xuân đã gọi những gì? - Mùa xuân đã gọi con sáo đi đâu? Gọi con én? - Cô giải thích: Mùa xuân gọi con én bay sang còn có nghĩa là bay về. Vì mùa đông lạnh nên các con én bay đi trú rét, mùa xuân ấm áp đến các con én rủ nhau bay về để cùng đón mùa xuân. - Tác giả Dương Khâu Luông đã gọi mấy lần trong bài thơ Mùa xuân. + Dạy trẻ đọc thơ. - Cô dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ. - Cô cho trẻ đọc lại chỗ nào chưa đúng cô sửa cho trẻ ( đọc 2 – 4 lần) - Cô cho mỗi tổ đọc 1 lần ( cô chú ý sửa sai) - Cô cho trẻ đọc nhóm, cá nhân. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cho trẻ đọc bài thơ : “ Mùa xuân ” rồi ra chơi . NHẬT KÝ CUỐI NGÀY 29
  30. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 6 ngày 10 tháng 2 năm 2017 Lĩnh vực phát triển : PTTM ( Tạo hình) VẼ HOA MÙA XUÂN I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Trẻ biết vẽ và tô màu một số bông hoa. Trẻ biết ý nghĩa của mùa xuân và tết nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc. 2. Kỹ năng : - Phát huy khả năng sáng tạo thông qua các sản phẩm của mình. Rèn kỹ năng khéo léo và tỷ mỉ 3. Thái độ : - Giáo dục trẻ ý thức tham gia hoạt động. Yêu quý ngày tết của dân tộc II. Chuẩn bị - Tranh mẫu của cô - Vườn hoa để trẻ quan sát. - Giấy, bút chì, màu cho trẻ III. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Cô và trẻ múa hát bài “ Sắp đến tết rồi ”. Trò chuyện về mùa xuân 2. Hoạt động 2 : Nội dung a.Quan sát và nhận xét - Cô đưa từng tranh ra và cho trẻ nhận xét: + Hoa có màu gì? 30
  31. + Cánh hoa ntn? + Muốn vẽ được hoa thì chúng mình vẽ ntn? - Hôm nay chúng ta cùng nhau trổ tài, dùng những đôi bàn tay xinh đẹp và khéo léo của mình vẽ lên những bông hoa mùa xuân thật rực rỡ nhé. - Gợi hỏi ý tưởng của trẻ. Cô gợi ý thêm cho trẻ b.Trẻ thực hiện - Gợi hỏi trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút. - Cô đi từng nhóm quan sát , hướng dẫn trẻ sắp xếp bố cục , cách chọn mầu gợi ý cho trẻ sáng tạo vẽ thêm cây cỏ - Chú ý sửa t thế ngồi và cầm bút cho trẻ c.Trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm theo tổ - Cho trẻ nhận xét bài bạn. Cô nhận xét chung 3. Hoạt động 3 : Kết thức - Cất dọn đồ dùng NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . 31
  32. NHÁNH 3 : CÂY XANH BÉ THÍCH Thực hiện 1 tuần, từ ngày 13/ 2 đến ngày 17 / 02 năm 2017 I. Mục tiêu 1. Kiến thức : Trẻ nhận biết tên gọi, môi trường sống, đặc điểm. - Qúa trÌnh phát triển của cây từ hạt. - Lợi ích của cây đối với con người. - Biết so sánh chiều cao của 3 đối tượng - Biết đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề và thể hiện tình cảm. - Biết hát, hưởng ứng theo bài hát trong chủ đề. - Biết vẽ, dán, nặn đẹp theo hướng dẫn của cô. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, ghi nhớ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.Luyện kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán 3. Thái độ : Giáo dục trẻ yêu cây xanh và có ý thức bảo vệ mội trường. Biết chăm sóc và bảo vệ cây, Không hái hoa, bẻ cành cây nơi công cộng. II. Chuẩn Bị : - CSVC : Tranh ảnh , bài thơ, bài hát , câu đố về thực vật - MTLH : -Trang trí lớp theo chủ đề nhánh : Một số loại cây - Tâm thế của cô : Có đầy đủ kế hoạch tổ chức hoạt động - Tâm thế của trẻ : Đi học đều. Tham gia các hoạt động cùng cô. III. Kế Hoạch Hoạt Động Tuần : Hoạt Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Động Đón - Cô đón trẻ vào lớp vui vẻ tươi cười niềm nở,nhắc trẻ cất đồ dùng Trẻ đúng nơi qui định. Trò chuyện về chủ đề 32
  33. a Khởi động - Cho trẻ đi thường, kiễng gót, hạ gót, chạy nhanh, chạy chậm b. Trọng động - Tập theo lời ca bài hát : Em yêu cây xanh ; - Hô hấp: ngửi hoa - Tay: Tay đưa trước gập sau gáy Thể - Thân: Đứng cúi người tay chạm mũi chân Dục - Chân: ngồi khuỵu gối - Bật: bật luân phiên Sáng - Cho trẻ chơi trò chơi : Gieo hạt c. Hồi tĩnh - Cho trẻ làm chim bay,cò bay nhẹ nhàng 1- 2 vòng - Dồn hàng kiểm tra vệ sinh tay. Điểm danh – Chấm ăn – Báo ăn PTTC PTNT PTTM PTNT PTTM Tung và So sánh DH: Em yêu Truyện : Cây Vẽ cây ăn quả Hoạt bắt bóng chiều cao cây xanh khế” ( ĐT ) Động bằng 2 tay của 3 đối NH: Lý cây Có tượng xanh Chủ TC: Nghe hát Đích tìm đồ vật Quan sát Quan sát Quan sát cây Quan sát Quan sát bầu Hoạt bầu trời cây ra chồi nhãn hàng cây trời, thời tiết Động TC : mới TC : Gieo hạt cảnh. TC : Lộn Ngoài Gieo TCVĐ: - Chơi tự do Chơi vận cầu vồng Trời hạt Ai nhanh ngoài trời động “Cướp - Chơi tự - Chơi nhất” cờ”. do ĐCNT - Chơi tự Chơi tự do do - Góc phân vai : Cửa hàng bán cây giống 33
  34. - Góc xây dựng : Xây dựng công viên cây xanh Hoạt- Góc học tập : Xem sách, tranh ảnh về cây xanh Động- Góc nghệ thuật : Hát về chủ đề Góc - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cối I. Mục tiêu - Trẻ biết tự thoả thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung. Biết tự phân vai và thể hiện hành động của vai mà mình đã nhận.Trẻ biết dựng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Xây dựng vườn trồng các loại cây cùng các bạn. - Rèn kỹ năng đóng vai cho trẻ. Kỹ năng chăm sóc cây cối. Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử đúng đắn. Rèn kỹ năng hợp tác cùng bạn bè - Giáo dục trẻ biết yêu quý cây xanh và có ý thức bảo vệ cây xanh. II. Chuẩn Bị - Các loại cây xanh bằng nhựa, vật thật. - Các loại đồ chơi nhựa, khối gỗ, các phế liệu có trong lớp. - Sách, tranh, ảnh về các loại cây. - Giấy, bút, hồ dán cho trẻ III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1 : Thoả thuận trước khi chơi - Cô giới thiệu các góc chơi : - Cô gợi hỏi ý tưởng chơi của trẻ : Con thích chơi ở góc nào ? Con sẽ làm gì ở góc chơi đó ? - Cho trẻ nhận góc chơi, bạn chơi và về góc chơi. * Hoạt động 2 : Qúa trình chơi - Sau khi trẻ về góc chơi, cô đến từng góc chơi hướng dẫn trẻ cách chơi và hỏi trẻ: + Con đang làm gì ? Trong nhóm chơi có những bạn nào ? - Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi * Hoat động 3 : Nhận xét sau chơi - Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của nhóm bạn: chơi đoàn 34
  35. kết, biết thoả thuận chơi, phân công vai chơi .Cô nhận xét giờ chơi, động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi ở lần sau, cho trẻ cất đồ dung, đồ chơi. Chăm - Rèn thói quen vệ sinh cá nhân. Kỹ năng gấp đồ dùng cá nhân Sóc - Tạo thói quen giúp cô kê bàn, ghế Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ Vệ Sinh trước khi ngủ - Giáo dục trẻ chăm sóc cây cối và bảo vệ môi trường Nặn - Hát “ Em Nghe chuyện : - Thực hiện - Trò chuyện Hoạt theo ý yêu cây Cây táo thần vở tạo hình kết thúc chủ Động Chiều thích xanh; Lý cây - Chơi các góc - Ôn chữ đề - Ôn chữ xanh ” - Chơi tự do - Văn nghệ cái đã học - Ôn số đã - Nêu gương học - Bé ngoan - Chơi tự do Trả - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe , học tập của trẻ. Trẻ - Nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo trước khi về Ban giám hiệu kí duyêt Giao viên lên kế hoạch Nguyễn Thị Tám 35
  36. IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 2 ngày 13 tháng 2năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTTC ĐẬP VÀ BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Dạy trẻ biết đập bóng và bắt bong bằng hai tay 2. Kỹ năng :Trẻ thực hiện đúng tư thế, phối hợp tay chân nhịp nhàng, rèn cho trẻ tính khéo léo, phát triển cơ tay, cơ vai,phat triển khả năng định hướng tốt cho trẻ. 3. Thái độ :Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, có tính kỷ luật trật tự trong giờ học, trẻ vui chơi đúng luật. II. Chuẩn bị : - Bóng 10 quả III. Tổ chức hoạt động : 1. HOạt động 1 : Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài hát “ Lý cây xanh”. Đàm thoại về chủ đề 2. Hoạt động 2 : Nội dung a.Khởi động : - Cho trẻ vừa đi vòng tròn vừa hát “Thể dục sáng”. Kết hợp đi các kiểu chân.Sau đó về đội hình tập thể dục. b. Trọng động : Tập bài tập phát triển chung - Hô hấp : “Thổi nơ” hít thật sâu vào và thở ra. - ĐT chân : Co duỗi chân làm động tác đá bóng - ĐT tay : Giơ hai tay sang ngang và lên cao làm động tác đập bóng - ĐT bụng lườn : Hai tay chống hông, nghiêng người sang trái,sang phải 90 độ. - ĐT bật : Hai tay chống hông, hai chân khép lại, bật tách ra. * Vận động cơ bản : 36
  37. + Lần 1 : Cô làm mẫu lần 1. + Lần 2: Cô vừa làm vừa giải thích : Tư thế chuẩn bị :chân rộng bằng vai hai tay cầm bóng, đập bóng xuống sàn, khi bóng nảy lên dùng hai tay bắt bóng. Mời 1-2 trẻ làm mẫu. * Trẻ thực hiện : - Mời một vài trẻ thực hiện. Cho hai đội thi đua. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Trò chơi vận động “ Cướp cờ”. - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 1-2 lần. c.Hồi tĩnh : - đi nhẹ nhàng 1 2 vòng thả lỏng 3. Hoạt động 3 : Kết thúc - Đọc thơ “ Cây dây leo” NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 3 ngày 14 tháng 2 năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTNT ( Toán) SO SÁNH CHIỀU CAO CỦA 3 ĐỐI TƯỢNG I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Trẻ biết so sánh chiều cao của 3 đối tượng 2. Kĩ năng: - Rén kĩ năng nhận biết và so sánh. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ giữ gìn đồ chơi. II. Chuẩn bị - Mỗi trẻ 3lá cờ có độ cao khác nhau, 2 cây hoa đỏ, vàng, xanh có độ cao giảm dần. 37
  38. - Đồ dùng của cô giống của trẻ, kích thước hợp lí. III. Tổ chức hoạt động 1.Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho trẻ hát đọc thơ “ Cây bàng”. Trò chuyện về bài hát 2.Hoạt động 2: Nội dung a. Ôn tập so sánh chiều cao của 2 đối tượng. - Cho trẻ chơi trò chơi “ trời tối, trời sáng” - Gọi 2 trẻ không cao bằng nhau lên cho trẻ thấp đứng lên ghế. Sau đó cho cả lớp mở mắt và nói nhanh bạn nào cao hơn. bỏ ghế ra để 2 trẻ đứng cạnh nhau. - Hai bạn này bạn nào cao hơn? Ví sao bạn này cao hơn? - Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất và chăm tập thể dục. b.Dạy trẻ so sánh chiều cao của 3 đối tượng. Diễn đạt được mối quan hệ . - Phát đồ chơi cho trẻ. - Cho trẻ so sánh cây hoa đỏ với cây hoa vàng và cây hoa xanh - Cho trẻ so sánh cây hoa trắng với cây hoa vàng và cây hoa đỏ. - So sánh cây hoa vàng với 2 cây hoa còn lại. - Cô hỏi trẻ : Ba cây hoa này ntn với nhau ? ( Không bằng nhau) Vì sao con biết ? - Cho trẻ đặt chồng 3 cây lên nhau và nêu nhận xét. - Cô hỏi ; hoa đỏ như thế nào với hoa màu vàng và cây hoa màu xanh? ? Cây hoa mà vàng như nào với cây hoa màu đỏ và xanh? ? Cây hoa màu xanh như thế nào với cây hoa màu đỏ và vàng? - Cô chốt lại “ Cây hoa màu đỏ cao nhất, cây hoa vàng thấp hơn, cây màu xanh thấp nhất - Cho trẻ nhắm mắt dùng tay sờ 3 lá cờ để chọn lá cờ cao nhất hoặc thấp nhất theo hiệu của cô. c.Luyện tập - Cho 3 trẻ lên bật cao để vạch phấn lên bảng, thi xem ai vạch được vạch phấn cao hơn. 3. Hoạt động 3 : Kết thúc 38
  39. - Cho trẻ ra sân chuyển hoạt động NHẬT KÝ CUỐI NGÀY TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 4 ngày 15 tháng 2 năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTTM ( Âm nhạc) DH: EM YÊU CÂY XANH NH: LÝ CÂY XANH TC: NGHE HÁT TÌM ĐỒ VẬT I. Mục tiêu : 1. Kiến thức:Trẻ hát đúng giai điệu, thuộc bài hát. 2. Kỹ năng: rèn khả năng ca hát cao độ trường độ. 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. II. Chuẩn bị - dụng cụ âm nhạc: đài xắc xô,phách tre. III. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cho trẻ đọc thơ “ Cây dây leo”. Trò chuyện với trẻ 2. Hoạt động 2: Nội dung a, dạy hát: - Cô hát lần 1: giới thiệu tên bài hát tên nhạc sĩ sáng tác. - Cô hát lần 2: bài hát rất hay các con có thuộc bài hát này không? - cho trẻ hát cùng cô 3-4 lần. - Thi hát to hát nhỏ. - Tổ trẻ hát, nhóm trẻ hát, cá nhân trẻ hát. * Dạy vỗ tay theo tiết tấu nhanh - để bài hát được vui hơn cô có một cách cô vỗ tay theo tiết tấu nhanh. - cô và trẻ cùng vỗ tay theo tiết tấu nhanh. b, Nghe hát “ Lý cây xanh” 39
  40. - cô hát lần 1: giới thiệu tên bài hát, tên làn điệu dân ca. - trẻ nghe băng: cô làm động tác phụ họa. các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? c,Trò chơi: “Nghe hát tìm đồ vật” - cô phổ biến cách chơi và luật chơi (trẻ chơi 2-3 lần) - Sau moĩ lần choi co đong viên khuyến khích trẻ . 3. Hoạt động 3: Kết thúc - cô vừa dạy các con bài hát gì? cô và trẻ hát lại bài hát - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 5 ngày 16 tháng 2 năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTNN TRUYỆN “ CÂY KHẾ ” I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung truyện “Cây khế” , biết tên câu chuyện và các tình tiết của truyện. Trẻ biết tên, tính cách các nhân vật. 2. Kỹ năng: Biết nhắc lại lời thoại của nhân vật. Nói to, rõ lời, di chuyển nhanh nhẹn. 3. Thái độ: Trẻ ngoan, chú ý hoạt động, Biết yêu mến thiên nhiên, luôn tốt với mọi người II. Chuẩn bị - Cô: Tranh truyện “Cây khế” III. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú - Cho trẻ hát bài “ Qủa”. Trò chuyện với trẻ. 2. Hoạt động 2 : Nội dung - Cô kể lần 1 diễn cảm không tranh kết hợp điệu bộ. - Cô vừa kể cho cả lớp nghe câu chuyện gì ? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? 40
  41. - Cô trích giảng từ khó “ Gia tài “ là của cải của cha mẹ để lại như vườn, trâu ,bò,nhà cửa * Đàm thoại: Cha mẹ để lại cho hai anh em những gì ? - Người anh lấy gì? - Người anh để lại cho người em cái gì ? - Năm ấy cây khế trong vườn nhà em như thế nào ? - Con gì đã tới ăn khế ? - Người em đã nói gì với con chim. - Chim đáp lại như thế nào ? - Sau khi nghe chim nói người em đã làm gì . - Người anh biết tin em giàu sang chơi và đói gì ? - Sau khi người anh tới nhà người em ở? - Mùa khế năm sau chim cũng tới ăn khế ? - Chim cũng nói như thế nào ? - Người anh đã may túi như thế nào ? - Kết cục người anh như thế nào ? - Qua câu chuyện các con thích nhân vật nào nhất .Vì sao. =>GD: Nhà bạn nào có trồng các loại cây các con phải biết chăm sóc tưới nước cho cây và không được bẻ cành ngắt lá như vậy cây mới lớn và cho ra nhiều quả + Trẻ kể chuyện - Cô dẫn nội dung câu chuyện hướng dẫn cho cả lớp kể . - Nhận xét ,khen trẻ hỏi trẻ cô vừa cho các con kể câu chuyện gì ?Quả khế không những ăn không mà nó còn dùng để nấu canh chua rất ngon. 3. Hoạt động 3 : Kết thúc - Cho trẻ chơi “ Gieo hạt” NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . 41
  42. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thứ 6 ngày 17 tháng 2 năm 2017 Lĩnh vực phát triển: PTTM ( Tạo hình) VẼ CÂY ĂN QUẢ ( ĐT ) I.Mục tiêu : 1. Kiến thức: Trẻ biết vẽ một hoặc nhiều cây có quả. 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng vẽ, biét phối hợp màu vẽ và đặt tên cho sản phẩm. 3.Thái độ: Giáo dục trẻ tính thẩm mĩ, biết yêu thích cái đẹp và biết giữ gìn sản phẩm của mình. II. Chuẩn bị - Chuẩn bị cho cô: tranh ảnh về vườn cây ăn quả. - Chuẩn bị cho trẻ: giấy vẽ, bút sáp màu, bàn ghế, bảng . III. Tổ chức hoạt động 1. Hoạt động 1. Ổn định tổ chức,gây hứng thú - Cho trẻ chơi “ Gieo hạt. + trồng cây ăn quả để làm gì? Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. 2. Hoạt động 2.Nội dung Quan sát, nhận xét + Cô có bức tranh vẽ gì ? Vẽ cây gì ? Cây có đặc điểm gì ? Thân cây như thế nào ? Lá cây ra sao ? + Cây được vẽ bởi những nét gì ? + Cô tô màu ntn? - Cô chốt lại ý kiến của trẻ : Cây được vẽ bởi nét thẳng, xiên, cong tròn lá cây tròn, dài Trẻ vẽ - Cô theo dõi khuyến khích trẻ vẽ: - Con vẽ loại cây gì? Con định vẽ thêm gì nữa cho bức tranh của mình sinh động hơn? con sẽ tô màu gì? Trưng bày sản phẩm - Trẻ vẽ xong cho trẻ mang tranh lên treo . - Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn: con thích bức tranh nào nhất? vì sao? 42
  43. - Cô nhận xét sản phẩm của trẻ.chon một vài tranh đẹp giới thiệu với cả lớp. 3. Hoạt động 3. Kết thúc: - Cho trẻ hát “ em yêu cây xanh ” và đi nhẹ nhàng. NHẬT KÝ CUỐI NGÀY . 43
  44. NHÁNH 4 : MỘT SỐ LOẠI QUẢ Thực hiện 1 tuần, từ ngày 20/ 2 đến ngày 24 / 2 năm 2017 I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, ích lợi của một số loại quả. - Biết mô tả được một vài đặc điểm nổi bật rõ nét của một số loại quả quen thuộc, gần gũi với trẻ. - Biết so sánh độ lớn của đối tượng trong chủ đề. - Biết đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề và thể hiện tình cảm. - Biết hát, hưởng ứng theo bài hát trong chủ đề. - Biết vẽ, dán, nặn đẹp theo hướng dẫn của cô. 2. Kỹ năng: Củng cố kĩ năng về cách vẽ, cách tô màu, cách diễn đạt rõ lời đủ câu và kĩ năng thực hiện một số vận động cơ bản. Kĩ năng so sánh, phân loại - Phát triển óc quan sát, tính ham hiểu biết, ghi nhớ có chủ đích 3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết lợi ích của rau đối với đời sống con người. Biết cách chế biến, sử dụng, bảo quản. Biết cách chăm sóc, bảo vệ rau. II. Chuẩn bị: - Bố trí khu vực chơi hợp lí - Đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động - Nơi cho trẻ hoạt động đảm bảo an toàn, sạch sẽ, rộng, thoáng mát - Trang phục của cô, trẻ gọn gàng III. Kế hoạch hoạt động tuần : Hoạt Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Động - Cô đón trẻ với thái độ ân cần, nhẹ nhàng, nhắc trẻ chào cô, chào bố Đón mẹ và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, cho trẻ chơi theo ý 44
  45. trẻ thích * Khởi động: - Cho trẻ đi các kiểu chân sau đó dãn hàng * Trọng động : - Tập theo lời ca - Hô hấp: Thổi nơ bay Thể -Tay : Tay đưa ra phía trước, lên cao Dục - Chân : Bước khuỵ chân ra phía trước,chân sau thẳng Sáng - Bụng : Ngồi duỗi chân quay người sang hai bên - Bật : Bật khép,tách chân - Cho trẻ chơi trò chơi : Trời nắng trời mưa; Đếm ngón tay * Hồi tĩnh: - Đi nhẹ nhàg dồn hàng kiểm tra vệ sinh tay sạch - Cho trẻ đi vệ sinh vào lớp - Điểm danh – Chấm ăn – Báo ăn PTTC PTNT PTTM PTNN PTTM Bật liên tục So sánh độ DH: Qủa gì Thơ : Hoa Nặn quả Hoạt về phía lớn của 2 NH: Vườn cây kết trái động trước đối tượng của ba học Tc: Ai nhanh nhất Hoạt qs: Cây qs: Qủa qs: thời tiết qs: Một số - Qủa chuối động nhãn cam vđ: Thu hoạch lợi quả vđ:Chuyển ngoài vđ: Chuyển vđ: Trồng rau vđ:Gieo rau trời rau rau tc: chơi tự do hạt tc: chơi tự tc: chơi tự tc: chơi tự tc: chơi tự do do do do 45
  46. - Xây dựng: Vườn trồng rau - Phận vai: Cửa hàng thực phẩm, gia đình, bác sĩ - Học tập: Làm anbum về một số loại rau - Nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát múavề chủ đề, vẽ, xé dán cây xanh, làm đồ chơi từ nhiều nguyên liệu lá cây - KPKH: Theo dõi quá trình phát triển của cây I. Mục tiêu - Trẻ biết tự thoả thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung. Biết tự phân vai và thể hiện hành động của vai mà mình đã nhận.Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Xây dựng vườn rau - Rèn kỹ năng đóng vai cho trẻ. Kỹ năng tô màu, cắt, dán. Rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử đúng đắn. Rèn kỹ năng hợp tác cùng bạn bè - Giáo dục trẻ biết yêu bảo vệ, giữ gìn II. Chuẩn bị - Đồ dung đồ chơi các góc III. Cách tiến hành Hoạt Hoạt động 1: Thoả thuận chơi động - Cho trẻ đọc bài thơ: Rau ngót, rau đay góc - Trò chuyện về rau, nêu lợi ích. - Mời trẻ cùng xây dụng vườn trồng rau - Cô gợi ý trẻ bàn bạc trò chơi, cô hướng trẻ vào trò chơi chính. - Cho trẻ tự nhận vai chơi, nêu thái độ và hoạt động của vai chơi. - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết - Cho trẻ về nhóm chơi. Hoạt động 2: Qúa trình chơi - Cô dàn xếp góc chơi - Cho trẻ tự bày biện đồ chơi ở các nhóm chơi - Cô đóng một vai chơi đến các nhóm chơi tạo tình huống. 46
  47. - Gợi ý các nhóm chơi liên kết, giao lưu với nhau - Cô bao quát trẻ chơi. Hoạt động 3: Nhận xét sau chơi - Cho các nhóm chơi tập trung về nhóm chơi chính. - Cho các vai chơi tự nhận xét. Cô nhận xét chung - Thu dọn đồ dùng. CSVS - Vệ sinh cá nhân: rửa tay, rửa mặt ND - Rèn nề nếp trong khi ăn trưa, ngủ trưa - Rèn kĩ năng gấp chăn chiếu, cất đồ đúng nơi quy định Tìm hiểu - Thực hiện Chuyện : - Đọc thơ, - Văn nghệ Hoạt một số loại vở Toán. Cây rau nghe kể tuần Động quả - Đọc thơ: của Thỏ út chuyện về - Trò chuyện Chiều - Hát “ Bầu Hoa kết trái - Chơi tự chủ đề về nhỏnh mới và bí” - Chơi góc do - Chơi góc - Bé ngoan - Chuẩn bị đồ dung các nhân. Vui văn nghệ Trả - Trả trẻ trao đổi phụ huynh về học tập và sức khoẻ Trẻ Ban giám hiệu kí duyêt Giao viên lên kế hoạch Nguyễn Thị Tám 47