Sử dụng bộ tài liệu dân ca trong tiết học nội khoá

ppt 14 trang phanha23b 19/03/2022 3380
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng bộ tài liệu dân ca trong tiết học nội khoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptsu_dung_bo_tai_lieu_dan_ca_trong_tiet_hoc_noi_khoa.ppt

Nội dung text: Sử dụng bộ tài liệu dân ca trong tiết học nội khoá

  1. SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU DÂN CA TRONG TIẾT HỌC NỘI KHOÁ Tập huấn đề án “Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS”
  2. 1. Phân môn Học hát ◼ Theo sách giáo khoa Âm nhạc hiện hành, có 7 bài dân ca được dạy từ lớp 6 đến lớp 9. Sau đây là gợi ý về cách dạy và cách sử dụng tài liệu hỗ trợ. ◼ 1.1. Một số lưu ý khi dạy hát dân ca ◼ Nếu nhìn khái quát thì dạy bài dân ca cũng tương tự như việc dạy bài hát thiếu nhi hoặc bài hát nhạc nước ngoài. Tuy nhiên, đi sâu vào kĩ thuật thì có một số khác biệt nhỏ: ◼ - Việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh hoạt, có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì các bài dân ca thường được xây dựng từ thơ lục bát, có thêm tiếng đệm bằng những hư từ.
  3. ◼ Ví dụ: chia câu hát trong bài Đi cấy - dân ca Thanh Hoá.(SGK Âm nhạc lớp 6) ◼ Lên chùa bẻ một cành sen. Lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng. Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng. Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm, chơi trăng ngoài thềm ý rằng cầu cho, cầu cho trong ấm êm, êm lại ngoài êm. ◼ Lời thơ lục bát: ◼ Lên chùa bẻ một cành sen ◼ Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng ◼ Ba cô có bạn cùng chăng ◼ Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm ◼ Cầu cho trong ấm ngoài êm
  4. ◼ - GV nên dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí, dùng tranh ảnh để giới thiệu về phong cảnh hoặc đời sống của nhân dân các vùng miền.(Sử dụng tài liệu “Giới thiệu dân ca Việt Nam”). ◼ - Nếu có điều kiện, GV nên cho HS nghe và xem băng đĩa hình, để các em biết về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền.(sử dụng tài liệu băng đĩa của đề án dân ca).
  5. ◼ - GV nên dùng thang âm của bài dân ca cho HS khởi động giọng, qua đó các em biết sơ lược về âm hưởng của bài dân ca. GV không nên dùng gam trưởng hoặc gam thứ để khởi động giọng. ◼ Ví dụ bài hát: “Vui bước trên đường xa” theo điệu “Lý con sáo Gò Công”, GV nên cho HS luyện đọc thang âm sau:
  6. ◼ - Khi tập hát từng câu, GV nên hạn chế dùng đàn mà cần phải hát mẫu nhiều hơn để giúp HS hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ, cũng như thể hiện được sắc thái đặc trưng của bài dân ca. ◼ 1.2. Gợi ý cách khai thác tài liệu hỗ trợ ◼ - Trong tiết học hát bài Vui bước trên đường xa (theo điệu Lí con sáo Gò Công- dân ca Nam Bộ) ở lớp 6, GV có thể: ◼ + Giới thiệu đặc điểm về dân ca Nam Bộ: ◼ Xem trong tài liệu “Giới thiệu dân ca Việt Nam” trang 75, 78. + GV tự trình bày bài dân ca hoặc dùng băng đĩa cho HS nghe thêm 1-2 bài dân ca Nam Bộ khác, ví dụ: Lí ngựa ô (trang 73, Tuyển tập dân ca Việt Nam), Lí chiều chiều, (trang 74, Tuyển tập dân ca Việt Nam).
  7. 2. Phân môn Âm nhạc thường thức 2.1. Dạy bài Sơ lược về dân ca Việt Nam (lớp 6) Trong tiết học này, GV cần dùng tranh ảnh và bản đồ để giới thiệu các vùng miền dân ca. * Gợi ý cho GV về cách dạy và sử dụng tài liệu như sau: - Cho HS đọc từng phần bài giới thiệu về dân ca trong SGK. - - GV yêu cầu HS kể tên một số bài dân ca đã học ở Tiểu học. (cấp học này các em đã học 11 bài dân ca) - HS (nhóm, cá nhân) tự chọn và hát lại một vài bài dân ca vừa nêu trên.
  8. ◼ - GV giới thiệu sơ lược đặc điểm về dân ca từng vùng miền, kết hợp tranh ảnh minh họa, bản đồ Việt Nam (dùng tài liệu “giới thiệu dân ca Việt Nam). ◼ - GV dùng băng đĩa hoặc tự trình bày cho HS nghe một số bài dân ca đặc trưng của từng vùng miền. Ví dụ: Chặt gỗ đóng thuyền- dân ca Cống Khao- Lai Châu, Xe chỉ luồn kim, quan họ Bắc Ninh, Lí hoài nam- dân ca Trung Bộ, Chiều về- dân ca Tây Nguyên, Lí cây bông- dân ca Nam Bộ
  9. 2.2. Dạy bài Vài nét về dân ca các dân tộc thiểu số (lớp 7) ◼GV có thể tham khảo gợi ý sau: ◼- HS đọc từng phần bài giới thiệu Vài nét về dân ca các dân tộc thiểu số trong SGK. ◼- HS kể tên một số bài dân ca của các dân tộc thiểu số mà các em đã học trong chương trình Tiểu học hoặc đã biết. ◼+ Dân ca Thái (Tây Bắc) có: Inh lả ơi, Xoè hoa, Ngày mùa vui + Dân ca Cống Khao có: Gà gáy + Dân ca Nùng có: Quê hương tươi đẹp + Dân ca Xá (Tây Bắc) có: Mưa rơi, Ca hạnh phúc + Dân ca Tây Nguyên có: Bạn ơi lắng nghe, Hát mừng, Đi cắt lúa + Dân ca Khơ me (Nam Bộ) có: Chim sáo, Màu xanh quê hương, Ngôi sao sáng
  10. ◼ - HS (nhóm, cá nhân) tự chọn và hát lại một vài bài dân ca trên. ◼ - GV giới thiệu sơ lược về dân ca các dân tộc thiểu số.(xem trong tài liệu “Giới thiệu dân ca Việt Nam” trang 30, 68, 43). ◼ - GV dùng băng đĩa hoặc tự trình bày cho HS nghe một số bài dân ca của các dân tộc thiểu số khác. Ví dụ: Soi bóng bên hồ- dân ca Giáy, Lượn gốc- dân ca Nùng, Hoa sen- dân ca Khơ me ◼ - Khi chọn ví dụ minh hoạ cho HS nghe, GV nên chọn bài dân ca gần gũi với địa phương như ở các tỉnh miền núi phía Bắc chọn dân ca dân tộc Thái, Tày, Nùng, Hmông
  11. ◼ 2.3. Dạy bài Những bài hát mang âm hưởng dân ca (lớp 9) ◼ - Thực hiện bài này, GV cần tìm những bài dân ca có âm hưởng gần gũi để liên hệ với bài hát do nhạc sĩ sáng tác. ◼ - GV tham khảo để sử dụng một số ví dụ dưới đây (cần chọn ví dụ gần gũi với địa phương): ◼ + Bài Từng rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác (Nhạc và lời: Hoàng Long- Hoàng Lân) được khai thác từ âm hưởng của dân ca Tày, Nùng (miền núi phía Bắc) nhưng nét nhạc chủ đề lại rút từ bài Chúng mình góp công nhỏ (dân ca Mường). ◼ + Bài Tiếng chim trong vườn Bác (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích) được khai thác từ âm hưởng của dân ca Tây Nguyên, đặc biệt là thang âm đặc trưng của dân ca Gia rai.
  12. 2.4. Dạy bài Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến (lớp 6) và bài Một số nhạc cụ dân tộc (lớp 8) - Khi giới thiệu về các nhạc cụ như sáo, đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, đàn nguyệt ở lớp 6 cũng như khi giới thiệu về các nhạc cụ như đàn t’rưng ở lớp 8, GV cần cho HS được nghe về âm sắc của những nhạc cụ đó. Nếu không có nhạc cụ thật để minh họa âm sắc, GV nên dùng đàn phím điện tử, chọn những âm sắc tương tự cho HS nghe. - GV không nên chọn những bản nhạc nước ngoài hoặc ca khúc khác để minh họa về âm sắc các nhạc cụ dân tộc, nên đàn giai điệu những bài dân ca Việt Nam để minh họa về âm sắc của nhạc cụ dân tộc sẽ phù hợp hơn. Ví dụ: - Nghe tiếng sáo, GV có thể dùng những bài dân ca có tính chất nhẹ nhàng, êm dịu như Ru em (dân ca Xơ đăng), Hoa thơm bướm lượn (quan họ Bắc Ninh),
  13. 3. Đưa dân ca vào các tiết học dành cho địa phương tự chọn - Theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT về dạy học Âm nhạc ở THCS, ngoài những tiết được biên soạn trong sách giáo khoa, mỗi học kì còn có 1 tiết dành cho các địa phương tự chọn nội dung giảng dạy. Với tiết học này, GV có thể sử dụng tài liệu và băng đĩa hỗ trợ để chọn và dạy thêm 1-2 bài dân ca phù hợp với năng lực tiếp thu của HS. Ví dụ: các trường ở Nam Bộ có thể chọn để dạy 1-2 bài Lí, trường ở miền núi phía Bắc chọn dạy 1-2 bài dân ca của châu thổ Bắc bộ hay dân tộc thiểu số - GV cũng có thể dùng băng đĩa cho HS nghe thêm 1-2 bài dân ca khác để tăng cường vốn hiểu biết về văn hoá dân gian của các em.