Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 22+23 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hiến
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 22+23 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cong_nghe_lop_6_bai_2223_nam_hoc_2019_2020_nguyen.pptx
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Bài 22+23 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hiến
- TRƯỜNG THCS THỊNH QUANG Bài 22: QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN Bài 23: Thực hành: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN.
- Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn. I. Xây dựng thực đơn. II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. III. Chế biến món ăn (được giảm tải, không học) IV. Bày bàn và thu gọn sau khi ăn (tự học) Bài 23: Thực hành: Xây dựng thực đơn I. Thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày. II. Thực đơn dùng cho các bữa ăn liên hoan hay bữa cỗ.
- I. Xây dựng thực đơn. Thực đơn là gì? 1. Thực đơn là gì? Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày Tác dụng của thực đơn. Có thực đơn, công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.
- I. Xây dựng thực đơn. 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn. a) Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn. Hãy kể tên một số món ăn của bữa ăn hằng ngày ở gia đình. Sau đó, con hãy cho biết bữa ăn thường ngày có bao nhiêu món ăn. - Bữa ăn thường ngày có 3 đến 4 món ăn, thường sử dụng các loại thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản. Hãy kể tên một số món ăn của bữa cỗ con đã dự. Sau đó, con hãy cho biết bữa cỗ hoặc liên hoan có bao nhiêu món ăn. - Bữa cỗ hoặc liên hoan, chiêu đãi có 5 món trở lên, thường sử dụng thực phẩm cao cấp, được chế biến công phu, trình bày đẹp. - Các món ăn được chia thành các loại (SGK/109)
- I. Xây dựng thực đơn. 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn. b) Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn. Bữa ăn thường ngày gồm các món chính nào? - Bữa ăn thường ngày gồm các món chính: canh, mặn, xào (hoặc luộc) và dùng nước chấm. Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường gồm những món nào? - Bữa cỗ hoặc liên hoan, chiêu đãi thường gồm các loại món ở mục a.
- I. Xây dựng thực đơn. 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn. c) Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế. Khi thay đổi các món trong thực đơn, cần đảm bảo điều gì? - Nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
- II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. - Lựa chọn thực phẩm là khâu quan trọng trong việc tạo lên chất lượng của thực đơn. Khi chọn thực phẩm cho thực đơn cần lưu ý gì? - Khi lựa chọn thực phẩm cần lưu ý: + Mua thực phẩm cần tươi ngon. + Số thực phẩm vừa đủ dùng. Đối với thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày, cần lưu ý gì khi lựa chọn? Đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi, cần lưu ý gì khi lựa chọn? 1. Đối với thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày. (SGK/110) 2. Đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi. (SGK/110)
- IV. Bày bàn và thu gọn sau khi ăn (SGK/111;112). Để việc tổ chức bữa tiệc, liên hoan được chu đáo, cần quan tâm đến nhưng vấn đề gì? 1. Chuẩn bị dụng cụ. 2. Bày bàn ăn. 3. Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn.
- Bài 1: Hãy lập thực đơn cho gia đình trong bữa tối. Bài 2: Hãy lập thực đơn cho một bữa tiệc cưới. Các bạn có tên sau sẽ chụp ảnh các bài ghi và bài tập từ khi học trực tuyến đến bài hôm nay gửi GVCN và nhờ GVCN gửi lại GV công nghệ. (muộn nhất là 20h thứ năm ngày 23 tháng 4) Lớp 6a1: Đỗ Phương Anh; Quang Anh; Ngọc Anh; Nhật Anh; Phạm Phương Anh; Nguyệt Anh; Ngọc Ánh; Bách; Bảo. Lớp 6a5: Bảo; Hà Chi; Yến Chi; Công; Dũng.