Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Tiết 65: Ôn tập học kì II - Ngô Thị Thúy Hường

ppt 50 trang Hải Phong 14/07/2023 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Tiết 65: Ôn tập học kì II - Ngô Thị Thúy Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_lop_6_tiet_65_on_tap_hoc_ki_ii_ngo_thi_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ Lớp 6 - Tiết 65: Ôn tập học kì II - Ngô Thị Thúy Hường

  1. CÔNG NGHỆ 6 GV: NGÔ THỊ THÚY HƯỜNG
  2. TIẾT 65 ÔN TẬP HỌC KỲ II
  3. CHƯƠNG III
  4. Câu 1:Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm? ĐÁP ÁN: Cần phải giữ vệ sinh thực phẩm vì: ✓ Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi sống,cơ thể,tạo cho con người có sức khỏe để tăng trưởng và làm việc. ✓ Nếu thực phẩm thiếu vệ sinh hoặc bị nhiễm trùng,nhiễm độc sẽ là nguồn gây bệnh và có thể dẫn đến tử vong
  5. Câu 2: Vì sao phải thay thế thức ăn?Nên thay bằng cách nào? ĐÁP ÁN: ➢ Cần phải thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng hợp khẩu vị. ➢ Nên thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi.
  6. Câu 3: Trong lớp hiện nay có nhiều bạn béo phì,theo em làm thế nào để giảm cân ? ĐÁP ÁN: ❖ Ăn ít chất đường bột và chất béo. ❖ Tăng ăn rau xanh và hoa quả. ❖ Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao.
  7. Câu 4:Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dưng thực đơn? Cho ví dụ 1 thực đơn cho bữa tiệc sinh nhật của em. ĐÁP ÁN: ❑ Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc,cỗ,liên hoan hay bữa ăn hàng ngày ▪ Nguyên tắc xây dựng thực đơn ❑ Thực đơn có số lượng và chất lượng phù hợp với tính chất bữa ăn ❑ Thực đơn phải đủ món chính theo cơ cấu bữa ăn ❑ Thực đơn phải đảm bảo đủ yêu cầu về dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế Ví dụ:Tự cho
  8. Câu 5: Thế nào là nhiễm trùng,nhiễm độc thực phẩm.Cho ví dụ? ĐÁP ÁN: ▪ Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.Ví dụ:thực phẩm bị nhiễm thuốc trừ sâu,chất bảo quản ▪ Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là nhiễm độc thực phẩm.Ví dụ:thực phẩm bị nhiễm thuốc trừ sâu,chất bảo quản
  9. Câu 6:Trình bày nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và biện pháp phòng tránh? ĐÁP ÁN: * Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn o Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật. o Ngộ độc do thức ăn bị biến chất o Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học,hóa chất bảo vệ thực vật,hóa chất phụ gia thực phẩm o Ngộ độc do thức ăn có sẵn chất độc.VD: Cá nóc,Nấm độc,Mầm khoai tây * Biện pháp phòng tranh ngộ độc thức ăn o Chọn thực phẩm tươi ngon,sử dụng nước sạch để chế biến và vệ sinh o Nấu chín thực phẩm,rửa kĩ thực phẩm o Bảo quản thực phẩm an toàn,tránh sự xâm nhập của côn trùng,các chất độc hại o Không dùng thực phẩm có chất độc hoặc đồ hộp quá hạn sử dụng
  10. Câu 7: Quy trình tổ chức bữa ăn gồm mấy bước?Đó là những bước nào ĐÁP ÁN: Quy trình tổ chức bữa ăn gồm 4 bước • Xây dựng thực đơn • Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn • Chế biến món ăn • Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn
  11. CHƯƠNG IV THU NHẬP VÀ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
  12. Câu hỏi 1 Thu nhập của gia đình là gì ? GV: Lê Thị Xuân Huyền
  13. Thu nhập của gia đình là gì ? Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
  14. Câu hỏi 2 Nêu các nguồn thu nhập của gia đình. GV: Lê Thị Xuân Huyền
  15. Thu nhập bằng tiền Thu nhập bằng hiện vật
  16. Thu nhập bằng tiền : Thu nhập bằng tiền của mỗi gia đình được hình thành từ các nguồn khác nhau.
  17. TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG
  18. TIỀN LÃI BÁN HÀNG
  19. TIỀN LÃI TIẾT KIỆM
  20. TIỀN LƯƠNG HƯU
  21. Tiền lãi bán hàng Tiền lương, Tiền bán tiền thưởng sản phẩm Thu nhập Tiền lương hưu bằng tiền Tiền làm của gia đình ngoài giờ Tiền trợ cấp Tiền lãi xã hội tiết kiệm Tiền học bổng
  22. Thu nhập bằng hiện vật : Tùy theo địa phương mà các hộ gia đình thu nhập bằng hiện vật do mình làm ra như thủy sản, gia cầm, gia súc các loại nông sản, rau củ, quả và các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ như may mặc, mây tre đan, thêu ren
  23. NÔNG SẢN
  24. THỦY SẢN
  25. GIA CẦM GIA SÚC
  26. THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
  27. Rau, củ, quả Thủy sản Thu nhập Sản phẩm bằng hiện Gia cầm mây tre vật của Gia súc gia đình Sản phẩm Nông sản may mặc Sản phẩm mỹ nghệ
  28. 1/Thu nhập của gia đình công nhân viên chức: a/ Thu nhập của người đang làm việc ở cơ quan, xí nghiệp : Tiền lương, tiền thưởng b/ Thu nhập của người đã nghỉ hưu : Tiền lương hưu c/ Thu nhập của sinh viên đang đi học : Tiền học bổng d/ Thu nhập của thương binh và gia đình liệt sĩ : Tiền trợ cấp xã hội
  29. 2/ Thu nhập của gia đình sản xuất : a/ Thu nhập của người làm thủ công mỹ nghệ : Tranh sơn mài, khảm trai, rổ tre, ghế mây, khăn thêu b/ Thu nhập của người sản xuất nông nghiệp : Thóc, ngô, sắn, cà phê c/ Thu nhập của người làm vườn : Rau, hoa quả d/ Thu nhập của người làm nghề cá : Cá, tôm, hải sản e/ Thu nhập của người làm nghề muối : Muối
  30. 3/ Thu nhập của gia đình buôn bán, dịch vụ : a/ Thu nhập của người bán hàng : Tiền lãi bán hàng b/ Thu nhập của người cắt tóc : Tiền công c/ Thu nhập của người sửa chữa ti vi, xe đạp, xe máy : Tiền công
  31. Phát triển kinh tế gia đình bằng cách làm thêm nghề phụ : a/ Người lao động có thể tăng thu nhập bằng cách : Tăng năng suất lao động, làm thêm giờ, tăng ca sản xuất, nhận thêm việc. b/ Người đã nghỉ hưu, ngoài lương hưu có thể làm gia công tại gia đình, làm kinh tế phụ để tăng thu nhập. c/ Sinh viên có thể tham gia quảng cáo, bán hàng, dạy kèm để tăng thu nhập
  32. Câu hỏi 3 Chi tiêu trong gia đình là gì ? GV: Lê Thị Xuân Huyền
  33. Chi tiêu trong gia đình là gì ? Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
  34. Ăn uống May mặc Ở Chi cho nhu cầu Nhu cầu đi lại vật chất Bảo vệ sức khỏe
  35. Học tập Chi cho nhu cầu Nghỉ ngơi văn hóa Giải trí tinh thần Giao tiếp xã hội
  36. Hộ GĐ Nông thôn Thành phố Nhu cầu Tự Mua Tự Mua cấp ( chi trả ) cấp ( chi trả ) Ăn X X Mặc X X Ở X X X Đi lại X X X Bảo vệ X X sức khỏe Học tập X X Giải trí X X X
  37. Thế nào là cân đối thu chi trong gia đình ? Cân đối thu, chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình.
  38. Thế nào là chi tiêu theo kế hoạch ? là việc xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối với khả năng thu nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết, không lãng phí theo 3 trường hợp sau : - Rất cần : bệnh nặng, nhà ở, ăn, mặc , học tập - Cần : như trên - Chưa cần hoặc không cần : máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, laptop, giường nệm, quần áo mới hoặc rẻ tiền, hạ giá
  39. Tích lũy : Mỗi cá nhân và gia đình cần phải có kế hoạch tích lũy : - Tích lũy trong chi tiêu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm - Tích lũy giúp ta có một khoản tiền chi cho những việc đột xuất, mua sắm thêm những vật dụng khác để phát triển kinh tế gia đình.
  40. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Chuẩn bị Ôn thi và thi Học kì 2
  41. XIN CHÀO TẠM BIỆT CHÚC CÁC EM THI TỐT