Bài giảng Địa lí Lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 2: Kinh tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 2: Kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dia_li_lop_11_bai_11_khu_vuc_dong_nam_a_tiet_2_kin.ppt
Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 2: Kinh tế
- BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 2: KINH TẾ
- I CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG NGHIỆP NỘI II DUNG III DỊCH VỤ Trồng lúa nước IV NÔNG NGHIỆP Trồng cây CN Chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản
- I. CƠ CẤU KINH TẾ PHILIPPIN INĐÔNÊXIA - Cơ cấu GDP của ĐNÁ KV III KV III chuyển dịch theo hướng: Nhận xét về xu KV II KV II ü Giảm tỉ trọng khu vực Ihướng thay đổi cơ cấu GDP của KV I KV I ü Tăng tỉ trọng KV II, IIImột số quốc gia ĐNÁ? CAMPUCHIA VIỆT NAM Chuyển đổi nền KT KV III KV III Công Thuần nghiệp KV II KV II nông & Dịch vụ KV I KV I
- I. CƠ CẤU KINH TẾ Biểu đồ cơ cấu GDP của Xingapo
- II. CÔNG NGHIỆP Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết KVĐNÁ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển CN? Ø Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là khoáng sản Ø Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn Ø Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện Hạn chế: Thiếu vốn và kĩ thuật, trình độ lao động còn thấp
- II. CÔNG NGHIỆP 1. Xu hướng phát triển Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài Để khắc phục hạn chế và Hiện đại hóa trang thiết bị, chuyển giao công nghệphát huy những lợi thế, ĐNÁ đang phát triển CN theo xu hướng nào? Đào tạo kĩ thuật cho người lao động Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu Tích lũy vốn cho CNH – HĐH ở giai đoạn tiếp theo
- II. CÔNG NGHIỆP 2. Các ngành CN chính CN khai khoáng CN sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, TB điện tử Các ngành CN CN điện lực CN chế biến CN sản xuất hàng tiêu dùng
- II. CÔNG NGHIỆP 3. Phân bố a) Công nghiệp khai thác - Khai thác than: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, - Khai thác dầu khí: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, - Quặng kim loại: Indonexia, Malaixia, Thái Lan
- II. CÔNG NGHIỆP 3. Phân bố b) Công nghiệp SX lắp ráp ô tô, xe máy, TB điện tử - Liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài sản phẩm có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước - Chủ yếu ở: Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Indonexia, Việt Nam Lắp ráp ô tô ở Ma-lai-xi-a Lắp ráp xe máy ở VN Lắp ráp TB điện tử
- II. CÔNG NGHIỆP 3. Phân bố c) Công nghiệp điện lực - Sản lượng điện toàn khu vực: 439 tỉ kWh (2003). - Điện năng bình quân theo đầu người thấp (1/3 của thế giới). Thủy điện Sơn La Nhiệt điện Uông Bí Mạng lưới điện
- II. CÔNG NGHIỆP 3. Phân bố d) Công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng - Luyện kim, hóa chất, chế biến nông sản: rải rác khắp các nước. - SX hàng tiêu dùng: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Xin- ga-po, May mặc SX giấy CN thực phẩm
- Trước Hiện đây nay III. DỊCH VỤ Trước đây Hiện nay Từ các hình ảnh hãy nhận xét về xu hướng phát triển các ngành Dịch vụ của khu vực ĐNÁ?
- XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỤC ĐÍCH - Phát triển CSHT cho các khu CN. - Phục vụ sản xuất III. DỊCH - Phát triển GTVT. -Phục vụ đời sống ND VỤ - Hiện đại hoá mạng lưới thông tin, dịch vụ ngân hàng, - Thu hút vốn đầu tư tài chính, tín dụng.
- IV. NÔNG NGHIỆP 1. Trồng lúa nước NỀN NÔNG NGHIỆP 2. Trồng cây công nghiệp NHIỆT ĐỚI 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản
- IV. NÔNG NGHIỆP 1. Trồng lúa nước - Là cây lương thực truyền thống và quan Tình hình trọng nhất sản xuất - Sản lượng không ngừng tăng mạnh - Việt Nam,Thái Lan là quốc gia XK gạo hàng đầu TG.
- Triệu tấn Mianma 161 Việt Nam Thái Lan 103 InđônêxiaBiểu đồ sản lượng lúa các nước Đông Nam Á qua các năm 1985- 2004
- IV. NÔNG NGHIỆP 1. Trồng lúa nước - Là cây lương thực truyền thống và quan trọng Tình hình nhất sản xuất - Sản lượng không ngừng tăng mạnh - Việt Nam, Thái Lan là quốc gia XK gạo hàng đầu thế giới Phân bố - Chủ yếu ở Thái Lan, Việt Nam, Indonexia, Mianma
- IV. NÔNG NGHIỆP 2. Trồng cây công nghiệp Quan sát biểu đồ, hãy nhận xét sản lượng cây cao su và cà phê của KV ĐNÁ? Việt Nam Thái Lan Malaixia Inđônêxia Cao su Cà phê Năm 1995 Năm 2005 Năm 2013
- IV. NÔNG NGHIỆP 2. Trồng cây công nghiệp và cây ăn quả - Cơ cấu đa dạng: Cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa - Sản lượng liên tục tăng - Là sản phẩm xuất khẩu (nguồn cung cấp chính cho TG về cao su, cà phê) - Cao su: Thái Lan, Indonexia, Việt Nam,Mianma - Cà phê: Việt Nam, Indonexia - Cây ăn quả: hầu hết các nước
- IV. NÔNG NGHIỆP 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản Năm 1985 1995 2003 Khu vực Đông Á 24311,1 22440,2 23204,5 Đông Nam Á 8628,3 13119,8 14528,3 Tây Á 984,4 1148,2 1036,8 Bắc Âu 12006,8 19887,1 13926,8 Sản lượng đánh bắt cá của một số khu vực trên thế giới Đơn vị: Nghìn tấn
- IV. NÔNG NGHIỆP 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản - Số lượng gia súc lớn - Sản lượng thủy, hải sản tăng liên tục - Nhưng: chăn nuôi gia súc chưa trở thành ngành SX chính Vì sao chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp?
- IV. NÔNG NGHIỆP 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản Trâu, bò nuôi nhiều ở Mianma, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
- IV. NÔNG NGHIỆP 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Philippin, Indonesia
- IV. NÔNG NGHIỆP 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản Gia cầm được nuôi nhiều ở tất cả các nước
- IV. NÔNG NGHIỆP 3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản Đánh bắt hải sản là ngành KT truyền thống
- Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á –Tiết 2: Kinh tế NỘI DUNG CẦN NẮM CƠ CẤU CÔNG NÔNG DỊCH VỤ KINH TẾ NGHIỆP NGHIỆP Xu hướng phát triển, điều kiện, tình hình phát triển và phân bố
- CÂU HỎI CỦNG CỐ Câu 1. Sản phẩm có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của các nước Đông Nam Á nhờ liên doanh với nước ngoài là: A. Ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, dầu mỏ. B. Than, dầu mỏ, ô tô, thiết bị điện tử C. Ô tô, xe máy, thiết bị điện tử D. Nông phẩm, ô tô, xe máy, dầu mỏ.
- CÂU HỎI CỦNG CỐ Câu 2. Cây công nghiệp chủ yếu được trồng ở Đông Nam Á: A. Cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lấy dầu, củ cải đường. B. Cây lấy dầu, hồ tiêu, cà phê, cây lấy sợi. C. Cây lấy dầu, cây lấy sợi, củ cải đường, mía. D. Cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lấy dầu, cây lấy sợi.
- CÂU HỎI CỦNG CỐ Câu 3. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. B. Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III. C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.
- CÂU HỎI CỦNG CỐ Câu 4. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo ở ĐNÁ là A. Lào, In-đô-nê-xi-a. B.Thái Lan, Việt Nam. C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a. D.Thái Lan, Ma-lai-xi-a. Câu 5. Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là A. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. B. Chăn nuôi bò. C. Khai thác và chế biến lâm sản. D. Nuôi cừu để lấy lông.