Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Bài 44: Thực hành Tìm hiểu địa phương - Tìm hiểu khu di tích Bạch Đằng Giang

pptx 8 trang Hải Phong 15/07/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Bài 44: Thực hành Tìm hiểu địa phương - Tìm hiểu khu di tích Bạch Đằng Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_8_bai_44_thuc_hanh_tim_hieu_dia_phuong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Bài 44: Thực hành Tìm hiểu địa phương - Tìm hiểu khu di tích Bạch Đằng Giang

  1. TÌM HIỂU KHU DI TÍCH BẠCH ĐẰNG GIANG
  2. I – GIỚI THIỆU • Khu di tích Bạch Đằng Giang thuộc vùng đất Tràng Kênh – Bạch Đằng ( Huyện Thủy Nguyên ) • Cách trung thâm thành phố Hải Phòng khoảng 18km về phía Đông Bắc • Là địa danh nổi tiếng với 3 trận thủy chiến chống quân xâm lược trong lịch sử nước ta. ➢ Đây là quần thể kiến trúc tâm linh mang giá trị lịch sử, văn hóa, gắn liền với những chiến công oanh liệt của Đức Vương Ngô Quyền (năm 938), Vua Lê Đại Hành (năm 981), Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (năm 1288) trên dòng sông Bạch Đằng huyền thoại.
  3. II – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH Khu di tích này vốn là một ngôi miếu cổ thờ vong linh các tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên dòng sông Bạch Đằng. Để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc lập nên những chiến thắng vang dội trên dòng sông lịch sử, người dân và nhiều nhà hảo tâm đã chung tay góp sức xây dựng khu di tích Bạch Đằng Giang - một quần thể kiến trúc quy mô bề thế, khang trang như hiện nay. Công trình được xây dựng vào năm 2008 và chính thức hoạt động đưa vào sử dụng vào năm 2011. Có thể coi Bạch Đằng Giang là một công viên rộng lớn, khang trang giúp du khách cảm nhận nhiều sự khác nhau về nghệ thuật kiến trúc hiện đại.
  4. III – GIÁ TRỊ LỊCH SỬ Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:Năm▪ Tháng 1288, Chạp sông năm Bạch 938, Đằng Hoằng lại Tháo một dẫn lần quânnữa cuộnNam Hánsóng, tiến nhấn vào ➢ chìmTrậnĐếnsông nămquânthủy Bạch 981, chiếnxâm Đằng, cũnglược sông xâm trênNguyên Bạch lược dòng Đằngnước-Mông. sông ta.năm Bạch Trận938 ĐằngBạch : Ngô Đằnglịch Quyền 1288đánh củathắngsử,▪ Ngô quânHoàng quân Quyền dân đếxâm Đại bốLê lược trí HoànViệt trận Namdưới đãđịa học cọc Hánsự dướilãnhtheo lòngđạokế sách củasông củaHưng rồi choNgô Đạo thuyền nhẹ ➢ VươngTrậnQuyềnra thủykhiêu Trần43 chiếnnămchiến, Quốc trước sônggiả Tuấn thua, đểBạch đượcđánh dụ Đằngđịch xembại đuổi nămquân là theo.trận981: Tống thủyHoàng xâm chiến đế lớn Lê Đại ▪ Khi thủy triều rút, đầu cọc bịt sắt nhô lên, Ngô Quyền huy động nhấtHànhlược, trong giếtphá chếttanlịch quân sửtướng chốngTống giặc ngoạixâm Hầu lược xâmNhân của Bảo, dân làm tộc nên Việt Nam; toàn lực phản công. Quân Nam Hán trước sau đều bị chặn đánh ➢ chấmTrậnchiếnquyết thủydứt thắng liệt, hoàn chiến Bạchthuyền toàn sông Đằng giặc mộng Bạch đâm vang xâm Đằngphải dội lăng cọc lầnnăm củachìm thứ1288: đế hai,đắm chế kếtHưngvô Mông số. ChiếnĐạo- thắng NguyênVươngthúcBạch thắng Trần xuốngĐằng lợi Quốc năm cuộcvùng 938 Tuấn kháng Đông đã kếtđại chiếnNam thúc thắng Á,1.000chống quângóp năm Tốngphần xâm Bắc làmcủalược thuộc, suy Mông mở yếu, ra - thời tanNguyênquân kỳrã dânđếđộc (trongchế lậpĐại hùnglâu Cồ cuộc dài Việt. mạnh, chokháng dân tàn tộcchiến bạo ta. này.chống Nguyên lần thứ ba ).
  5. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NỔI TIẾNG Ở KHU DI TÍCH BẠCH ĐẰNG GIANG Linh Từ TràngĐền Kênh Tràng ThờĐền Kênh Quốc Thờ Vọng CôngQuốcChủ Đế, Tịch TiếtVương thờ HồChế Đức NgôChi Hưng Vua MinhQuyền Lê Đạo Đại Vương Hành. Trần Quốc Tuấn
  6. Mở Rộng : Giới Thiệu Về Bãi Cọc Cao Quỳ ❖ Thuộc khu vực Mả Dài, thuộc cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên ❖ Kết quả khai quật đã phát hiện được 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc và 4 hố đất đen. Các cọc này xuất lộ ở độ sâu khá tương đồng. Chúng được đóng, chôn trong khu vực chứa nhiều bùn cát mịn, mang tính chất địa tầng của trầm tích lòng sông và ven bờ. Đây là khu vực bãi cọc có quy mô khá lớn với các cọc gỗ lớn/nhỏ xen kẽ, được bố trí theo ý đồ chiến thuật rõ ràng với nhiều tầng, nhiều lớp. Các cọc có kích thước không đều nhau, loại nhỏ từ 10-18cm, loại lớn từ 28-32cm, đặc biệt có cọc đường kính từ 37-40cm. Các cọc chủ yếu làm bằng gỗ sến nhựa và lim. ❖ Việc phát hiện, khai quật được các bãi cọc Bạch Đằng - chứng tích một phần của các trận địa năm xưa có ý nghĩa rất quan trọng về mặt khoa học quân sự và văn hóa lịch sử, song việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích còn quan trọng và ý nghĩa hơn nhiều
  7. IV – GIÁ TRỊ VĂN HÓA ❑ Ghi nhận những giá trị to lớn nói trên, đầu năm 2021 Khu di tích Bạch Đằng Giang đã vinh dự được nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia. Sự kiện này minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của thành phố Hải Phòng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa của Khu di tích. Được biết, theo kế hoạch, thành phố Hải Phòng sẽ cùng các chuyên gia, cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, từng bước bổ sung giá trị hướng tới trình đề nghị UNESCO công nhận quần thể di tích chiến thắng trên sông Bạch Đằng là Di sản văn hóa thế giới. ❑ Khu du tích Bạch Đằng Giang là một trong số ít địa điểm du lịch thực hiện thành công “3 không” bao gồm: không thương mại, không thu phí, không rác thải. Nhờ nguyên tắc “3 không” này, khu di tích đã mang đến một không gian văn hóa - lịch sử yên bình đúng nghĩa. ➢Vì vậy nơi đây thu hút được nhiều du khách từ mọi nơi muốn tìm hiểu về văn hóa lịch sử Việt Nam
  8. BÀI THUYẾT TRÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC, CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ LẮNG NGHE !