Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Địa lí địa phương: Tỉnh Lào Cai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Địa lí địa phương: Tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dia_li_lop_8_dia_li_dia_phuong_tinh_lao_cai.ppt
Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Địa lí địa phương: Tỉnh Lào Cai
- ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG Thái nguyên.15/05/2011
- I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Hãy cho biết vị trí địa lí tỉnh Lào cai Tỉnh Lào Cai
- Lào Làocai giáp cai với những giáp tỉnh với nào? những tỉnh nào ?
- Lào cai là một tỉnh miền núi ở phía bắc Việt Nam Diện tích tự nhiên: 6357,0 Km2, vị trí địa lý : - Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. - Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. - Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang. - Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ. Tỉnh có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và 59,2 km là đất liền Thái nguyên.15/04/2011
- Cửa khẩu quốc tế
- Cột mốc Hà Khẩu Thái nguyên.15/04/2011
- 2. Phân chia hành chính Dựa vào bản đồ hành chính Tỉnh Lào cai,hãy xác định các đơn vị hành chính trong tỉnh? Thái nguyên.15/04/2011
- Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
- MƯỜNG SI MA CAI KHƯƠNG BÁT XÁT BẮC HÀ TP.LÀO CAI BẢO THẮNG SA PA BẢO YÊN VĂN BÀN
- Hiện nay, tỉnh có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố và 1 thị xã và 7 huyện). 1. Thành phố Lào Cai 5. Huyện Bắc Hà 2. Huyện Bảo Thắng 6. Huyện Mường Khương 3. Huyện Bát Xát 7. thị xã Sa Pa 4. Huyện Bảo Yên 9. Huyện Si Ma Cai 10. Huyện Văn Bàn
- II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ` 1. Đặc điểm địa hình : Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây – Nam, gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m trên mực nước biển lên tới 3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng. Thái nguyên.15/04/2011
- 2. Khí hậu - Lào Cai là tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đặc biệt với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới,cây dược liệu, thảo quả,bò lai sind - Sươg: sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh,có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng cao hay thung lũng khuất gió còn xuất hiện sương muối. Mỗi đợt kéo dài 2-3 ngày Thái nguyên.15/04/2011
- Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 240C; cao nhất 360C, thấp nhất 100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000 m (Sa Pa, Bát Xát) hàng năm thường có tuyết rơi. Thái nguyên.15/04/2011
- Thái nguyên.15/04/2011
- 4. Tài nguyên nước: Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài 2 con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.Bên cạnh đó, nguồn nước nguồn ước tính có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn.Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng Thái nguyên.15/04/2011
- 5. Tài nguyên đất - Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. + Một số nhóm đất đang được sử dụng thiết thực: - Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp đối với các loại cây lương thực, cây công nghiệp. - Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m trở xuống, diện tích chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm.
- - Nhóm đất mùn vàng đỏ: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các huyện Sa Pa, Mương Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Nhóm đất này thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau ôn đới quan trọng của tỉnh. Đồng thời, ở đất này có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh. - Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở huyện Sa Pa, Văn Bàn có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao. - Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện tạo nên những cảnh quan ruộng bậc thang rất đẹp mà tiêu biểu là hai huyện Bắc Hà và Sa Pa. Thái nguyên.15/04/2011
- 6. Tài nguyên rừng Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 17.244.265 m3 gỗ (trong đó, rừng tự nhiên 16.876.006 m3; rừng trồng gỗ 368.259 m3); 207.512.300 cây tre, vầu các loại. Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 543.982 ha, chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất có rừng 274.766 ha, chiếm 34% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (gồm có rừng tự nhiên 225.877 ha; và rừng trồng 48.889 ha). Đất chưa có rừng 269.216 ha, chiếm 33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam). Thái nguyên.15/04/2011
- Vườn Quốc gia Hoàng Liên
- 6. Tài nguyên khoáng sản: Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh, với trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản Tới nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ A Pa Tit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Thái nguyên.15/04/2011
- Khai thác quặng Apatit
- Khai thác quặng sắt