Bài giảng Giáo dục công dân 8 - Tiết 27, Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

ppt 27 trang phanha23b 21/03/2022 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 8 - Tiết 27, Bài 19: Quyền tự do ngôn luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_8_tiet_27_bai_19_quyen_tu_do_ngo.ppt
  • wmvchoemtuoithochuan.wmv
  • wmvgocnhinkhangia.wmv
  • docxTiết 2.docx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 8 - Tiết 27, Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

  1. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Giáo viên:Phạm Thành Minh-Trường THCS Đình Tổ-Thuận Thành Lớp dạy 8C-Trường THCS Đại Phúc-Thành phố Bắc Ninh
  2. Câu 1: Theo em tại sao chương trình lại có tên: “Góc nhìn khán giả”? Câu 2: Các clip, hình ảnh khán giả gửi về chương trình thường phản ánh vấn đề gì? Câu 3: Theo em việc khán giả phản ánh các vấn đề về xã hội, đất nước thông qua chương trình thể hiện quyền gì của công dân ?
  3. TIẾT 27-BÀI 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
  4. I-Đặt vấn đề Trong các việc làm dưới đây việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? a) Học sinh thảo luận bàn biện b) Tổ dân phố họp bàn về công pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp tác trật tự an ninh ở địa phương c) Gửi đơn kiện ra Tòa án đòi d) Góp ý kiến vào dự thảo luật, quyền thừa kế dự thảo Hiến pháp
  5. II-Nội dung bài học 1-Khái niệm Qua phần đặt vấn đề em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận? Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. 2-Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận
  6. TƯ LIỆU THAM KHẢO Điều 25: Hiến pháp 2013 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin Điều 1. Vai trò, chức năng của báo chí-Luật báo chí 1999 Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội ; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức) ; là diễn đàn của nhân dân. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 Điều 20. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội 1. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.
  7. II-Nội dung bài học 1-Khái niệm 2-Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận -Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin.
  8. Một cuộc họp ở thôn bàn kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
  9. Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng tại chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời
  10. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng những cách nào?
  11. II-Nội dung bài học 1-Khái niệm 2-Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận -Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin. -Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận: +Trực tiếp: trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp ý kiến vào các dự thảo +Gián tiếp: kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri Các em học sinh thường sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng hình thức nào?
  12. Hộp thư góp ý tại nhà trường
  13. Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí-Luật Báo chí 1999 Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải tuân theo những điều sau đây: 1- Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân ; 2- Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác; . Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam-Luật Hình sự 2015 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Điều 156. Tội vu khống-Luật Hình sự 2015 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
  14. 4 và tháng 5-2012, qua trang mạng xã hội Facebook, Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đã làm quen với Nguyễn Thiện Thành đang sống ở Thái Lan. Nguyễn Thiện Thành đã rủ rê Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tham gia vào cái gọi là “Tuổi trẻ yêu nước”, một tổ chức phản động chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.Đến ngày 31/8/2012 Nguyễn Thiện Thành đã chuyển cho các đối tượng này 3 file tài liệu, mỗi file là một nội dung khác nhau để dán nơi công cộng, với yêu cầu phải có thành thị, nông thôn và trục đường giao thông; mỗi nơi dán một khẩu hiệu và cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây. Trong tháng 8/2012, Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đều độc lập tiến hành trên địa bàn mình sinh sống. Đến ngày 10/10/2012, khi thực hiện phát tán truyền đơn trên cầu vượt An Sương, Kha và Uyên có sự phối hợp, phân công nhiệm vụ, có sự chuẩn bị trước, cùng thực hiện.
  15. II-Nội dung bài học 1-Khái niệm 2-Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận -Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin. -Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận: +Trực tiếp: trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp ý kiến vào các dự thảo +Gián tiếp: kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri => tuân theo quy định của pháp luật
  16. II-Nội dung bài học 1-Khái niệm 2-Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận 3-Trách nhiệm của nhà nước: tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và báo chí Để bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân nhà nước có trách nhiệm như thế nào? Được nhà nước tạo điều kiện như vậy công dân cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận?
  17. CỦNG CỐ Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến 01 vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội -Tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin -Sử dụng bằng hình thức trực tiếp hay 02 gián tiếp =>Tuân theo quy định pháp luật Tạo điều kiện thuận lợi để công dân 03 thực hiện quyền tự do ngôn luận - Ra sức học tập nâng cao văn hóa - Tìm hiểu nắm vững pháp luật 04 - Sử dụng quyền tự do ngôn luận vì lợi ích cộng đồng, tập thể, đất nước
  18. Bài 1: Khi xem xong đoạn clip em hãy: -Phát biểu cảm nghĩ của mình -Bạn nhỏ trong clip thể hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào? qua đó bày tỏ mong muốn nguyện vọng gì?
  19. Nhìn ra thế giới:
  20. Bài 2: Hành vi nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận hoặc lợi dụng quyền tự do ngôn luận: 1- Phản ánh trên phương tiện đại chúng về vấn đề tiết kiệm điện ,nước. 2- Phát biểu lung tung không có cơ sở về sai phạm của cán bộ địa phương. 3- Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ vì mục đích cá nhân. 4- Góp ý về dự thảo văn bản luật. 5- Xuyên tạc công cuộc đổi mới của đất nước qua một số tờ báo. Đáp án: 1 và 4: Thể hiện quyền tự do ngôn luận 2, 3 và 5: Lợi dụng quyền tự do ngôn luận
  21. Bài 3 Ông T là một vị chủ tịch xã rất liêm khiết, suốt đời không tham ô tiền của, của nhân dân. Do không ký sổ để cho anh Phi – một người không phải là nghèo được công nhận là hộ nghèo nên một hôm có mấy nhà báo về viết bài, anh Phi đã nói với một nhà báo rằng: “Ông T thường xuyên vơ vét của cải của nhân dân, ăn hối lộ”. Theo em, anh Phi sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình để phát biểu về ông T có đúng không? Vì sao? Đáp án: Anh Phi sử dụng quyền tự do ngôn luận như vậy là sai vì đã vu khống cho người khác.Anh Phi đã vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  22. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Làm bài tập 1,2,3 SGK - Xem trước bài 20. + Đọc phần đặt vấn đề +Trả lời câu hỏi phần gợi ý + Tìm hiểu từ khi thành lập đến nay nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp