Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Bài 8: Năng động sáng tạo
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Bài 8: Năng động sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_9_bai_8_nang_dong_sang_tao.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Bài 8: Năng động sáng tạo
- XIN CHÀO CÁC THẦY CÔ ,CÁC BẠN HỌC SINH LỚP 9B
- Theo như chúng ta đã biết,trên thế giới có rất nhiều tấm gương năng động sáng tạo Hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm qua một số tấm gương tiêu biểu
- ALBERT ENSTEIN (1879-1955) Ông là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại và cũng là người phát triển thuyết tương đối. Đây được coi là thành tựu lớn nhất trong cuộc đời ông. Ông nhận được giải Nobel vật lý năm 1921. Trong suốt cuộc đời mình ông đã công bố hơn 300 bài báo khoa học cùng 150 đề tài ngoài khoa học. Có một điều thú vị rằng 3 tuổi Einstein mới biết nói và cho đến năm 8 tuổi - khi bắt đầu học đọc ông vẫn nói không thạo. Tuy nhiên ông lại bắt đầu mày mò với khoa học từ rất sớm, từ khoảng 10 tuổi ông đã bắt đầu mày mò làm các mô hình và thiết bị cơ học.
- ISSAC NEWTON (1643-1727) • Chắc chắn chúng ta không còn ai lạ lẫm gì với giai thoại quả táo rơi xuống đầu giúp Newton đưa ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân tại Anh sau đó được gửi lên thành phố để học tiếp trở thành một luật sư. Ngay từ đầu ngành học của ông là triết nhưng cùng lúc Newton cũng bị cuốn hút bởi toán học, quang học và cả thiên văn học. • Ông rất tài năng và đã đặt ra được những nền tảng cơ bản nhất cho vật lý mọi thời đại. Tuy nhiên ông không chỉ là một nhà vật lý tài năng mà còn là một nhà thiên văn học, triết học, toán học và giả kim. Những thành tựu ông để lại được coi là cực kì quan trọng, nền tảng của cơ học cổ điển của ông đã thống trị các quan niệm về vật lý khoa học trong suốt 3 thế kỉ tiếp theo thời kì đó. Trong toán học, ông cũng Leibniz đã cùng nhau phát triển phép tính vi phân và tích phân, ngoài ra Newton còn đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Nhiều đánh giá khác cho rằng, chính Newton chứ không phải Einstein mới là người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học.
- ALEXANDER GRAHAM BELL (1847-1922) • Từ nhỏ, Alexander Graham Bell đã không đi học. Ông được mẹ dạy dỗ tại nhà. Vậy nên, Alex tự tìm thấy niềm đam mê qua những thứ bên ngoài thế giới.Là một cậu bé 12 tuổi, Alexander Graham Bell đã phát minh ra máy xay lúa mì cho người hàng xóm John Herdman, người điều hành một máy xay bột. Đổi lại, Herdman đưa ra một cửa hiệu nhỏ, nơi ông có thể tiếp tục các thí nghiệm và khám phá. Khi mẹ của Bell bị điếc, ông đã mạnh mẽ nghiên cứu âm học và elocution. Ở tuổi 23, ông chuyển đến Canada và sau đó đến Boston, Hoa Kỳ, nơi ông phát minh ra máy điện báo micrô và acoustic được gọi là điện thoại ngày nay. Bell nhận được bằng sáng chế cho phát minh của mình vào năm 1876. Mặc dù có nhiều tranh cãi xung quanh phát minh điện thoại, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng Alexander Graham Bell là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho sự phát triển của nó.
- BLAISE PASCAL (1623-1662) Blaise Pascal là nhà toán học tài năng, nhà vật lý, phát minh và triết gia Cơ Đốc người Pháp. Ông là người đầu tiên nghiên cứu và phát minh ra máy tính cơ học và được gọi là máy tính Pascal. Năm 1653, ông viết Traité du triangle arithmétique (Chuyên luận về Tam giác Số học) miêu tả một biểu mẫu gọi là Tam giác Pascal. Tuy qua đời ở tuổi 39 vì thể chất yếu nhưng ông đã để lại nhiều di sản và đóng góp cho nền Toán học thế giới. -Ứng dụng ngôn ngữ lập trình Pascal trong thực tế cuộc sống: +Lập trình ứng dụng, phần mềm, +Lập trình di chuyển cho Robot. -Ứng dụng tam giác Pascal: +Tiền đề để ra đời 7 hằng đẳng thức đáng nhớ. +Dùng để chứng minh nhị thức Newton. +Ứng dụng trong thuật toán trong lĩnh vực tin học.
- MARIE CURIE (1867 – 1934) • Marie Curie là nhà hóa học, nhà vật lý người Ba Lan. Bà là người tiên phong nghiên cứu về tính phóng xạ và là người đầu tiên nhận được hai giải Nobel trong cả hai lĩnh vực khác nhau là hóa học và vật lý. Bà xuất sắc nhận giải Noble hóa học trong năm 1911 cho nghiên cứu phát hiện hai nguyên tố hóa học là radium và polonium. • Ứng dụng của hai nguyên tố hóa học là radium và polonium trong thực tế cuộc sống: • Tạo nguồn nhiệt để giữ ấm hoặc đột tạo ra nhiệt lượng. • Nguyên liệu để chế tạo các loại pin cho thiết bị điện tử, • Sản xuất điện hạt nhân.
- ANTOINE LAVOISIER (1743-1794) • Antoine Lavoisier là một trong những nhà hóa học vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong lĩnh vực hóa học như tìm ra định luật bảo toàn khối lượng, năm 1777, đề ra lý thuyết về sự oxi hóa các chất. Với những đóng góp đó ông được mệnh danh là cha đẻ của ngành hóa học hiện đại.
- NGUYỄN VĂN HIỆU (1938 – CHƯA XÁC ĐỊNH) • Nguyễn Văn Hiệu là giáo sư, chính trị gia, nhà vật lý xuất sắc của Việt Nam. Ông sinh ra tại Cầu Đơ nay thuộc phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội trong một gia đình viên chức nhỏ. Ông đã phải trải qua nhiều vất vả để theo đuổi con đường học vấn của mình. Ông là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu thuộc hai lĩnh vực: Lý thuyết chất rắn và Lý thuyết trường lượng tử. Ngoài ra, ông đã có đóng góp to lớn trong việc thành lập Viện Khoa học Việt Nam và Viện Vật lý. Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho những cống hiến của mình.
- NGÔ BẢO CHÂU (1972-CHƯA XÁC ĐỊNH ) • Giáo sư Ngô Bảo Châu là nhà khoa học Toán học trẻ nhất Việt Nam được phong hàm giáo sư ở tuổi 33. Ông nổi tiếng với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được giải thưởng Fields. Ông có nhiều công trình khoa học quốc tế được đánh giá cao và có nhiều đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà.