Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Tiết 20, Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Tiết 20, Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_9_tiet_20_bai_12_quyen_va_nghia.ppt
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân 9 - Tiết 20, Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- H. Em hãy so sánh chế độ hôn nhân trong xã hội Việt Nam thời phong kiến và chế độ hôn nhân trong xã hội hiện nay? Xã hội phong kiến Xã hội hiện nay - Hôn nhân sắp đặt, - Hôn nhân tự nguyện, cưỡng ép, không tự tiến bộ nguyện. - Vợ chồng không bình - Vợ chồng bình đẳng, đẳng được pháp luật bảo vệ - Hôn nhân một vợ, - Đa thê một chồng.
- Tình huống 1 Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên. Bình không đồng ý thì mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt Bình về nhà chồng. H. Theo em, việc làm của mẹ Bình là đúng hay sai? Vì sao?
- H. Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra mà em biết( Đối với người tảo hôn , gia đình của họ và đối với cộng đồng )? - Tảo hôn ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và chất lượng dân số
- Hình ảnh một gia đình đông con, hậu quả của việc không thực hiện kế hoạch hóa gia đình đúng theo pháp luật
- Sùng A Mua Mới 14 tuổi đã phải vất vả với nỗi lo toan chăm sóc vợ con Nghèo đói, thất học là hậu (Ảnh: HQ). quả của việc kết hôn sớm, sinh con đông.
- Cô gái này chưa đủ tuổi kết hôn nhưng đã có con gần một tuổi.
- Tình huống 2 H. Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng học vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ có quyền tự do lựa chon, không ai có quyền ngăn cản. H. Theo em, lí do “ tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không? Vì sao? Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp pháp không?
- Hậu quả hôn nhân cùng huyết thống( Theo thống kê) 1. Tác hại nghiêm trọng của việc kết hôn cùng huyết thống là việc tăng cao một cách rõ rệt tỷ lệ phát sinh một số bệnh di truyền và khuyết tật dị dạng nào đó, theo thông kê tỷ lện mắc bệnh của con cái những người kết hôn cùng huyết thông so với con cái những người kết hôn khác huyết thống cao hơn 50 lần. 2. Tỷ lệ sẩy thai, thai lưu hoặc chết yểu của những người kết hôn cùng huyết thống so với những người kết hon khác huyết thống cũng cao hơn nhiều.
- Theo khoản 13 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “ Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.”
- - Cấm kết hôn trong những trường hợp: + Người đang có vợ hoặc chồng. + Người mất năng lực hành vi dân sự( bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức hay làm chủ bản thân mình) + Giữa những người có dòng máu trực hệ + Giữa những người có học trong phạm vi ba đời + Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ,+ mẹ kế với con riêng của chồng; + Giữa những người cùng giới tính.
- Kể từ ngày 12/11/2013, tất cả những cặp hôn nhân đồng tính đều sẽ được Chính phủ chấp thuận cho việc kết hôn và sinh sống chung như vợ chồng. Theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm 12/11/2013, thì sẽ không còn việc loại bỏ kết hôn giữa người cùng giới tính. Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức tiệc cưới (nhưng không đăng kí kết hôn) hoàn toàn hợp pháp và không bị xử phạt hành chính như trước đây.
- Bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình
- Những quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân. - Điều 64 Hiến pháp 1992: " Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng “ - Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: " Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, lý hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi. Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng " - Khoản 12 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 -“ Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại.
- Bài tập 4( SGK/ 43, 44) Học hết THPT, Lan đang ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn, cùng đang không có việc làm. Khi hai người cùng xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên Lan và Tuấn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình, nhưng Lan và Tuấn không đồng ý , cứ thúc ép cha mẹ. Cuối cùng, hai gia đình đành phải chấp thuận cho Lan và Tuấn kết hôn H. Theo em, ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng hay sai? Vì sao? -Ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng, vì: Hai bên gia đình chỉ khuyên nhủ Lan và Tuấn nhằm mục đích giúp 2 bạn có cuộc sống tốt hơn sau hôn nhân
- Bài tập 7( SGK/ 44) Khi lấy anh Phú, chị Hòa đang là giáo viên tiểu học. Lấy nhau một thời gian thì anh Phú được của làm phụ trách trạm bơm nước của xã nên không có thời gian chăm lo công việc đồng áng. Anh nghe theo bố mẹ, bắt chị Hòa phải bỏ nghề dạy học để làm ruộng. Chị Hòa không đồng ý thì Phú dọa li hôn với chị. H. Căn cứ vào quy định của pháp luật về hôn nhân, em hãy nêu nhận xét của mình về việc làm của anh Phú?