Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - Hoàng Thị Huệ

ppt 38 trang phanha23b 21/03/2022 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - Hoàng Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_16_quyen_duoc_phap_lua.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - Hoàng Thị Huệ

  1. Kiểm tra bài cũ Pháp luật nước ta quy định như thế nào về việc học tập ? -Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện là: + Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. + Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học, là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.
  2. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm I. Tìm hiểu truyện: “ Một bài học” - Ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở là do: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết - Ông tìm cách cứu lúa bằng cách chăng dây điện cho ông Nở ? xung quanh thửa ruộng để diệt chuột. Hành vi của ông Hùng có phải do => Hành vi của ông Hùng không phải do cố ý. cố ý không ? - Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ + Hành vi của ông Hùng là hành vi vi phạm pháp điều gì ? luật: xâm phạm tính mạng của người khác. + Pháp luật sẽ luôn luôn bảo vệ tính mạng của con người. + Mọi hành vi xâm phạm tính mạng con người ( dù vô tình hay cố ý) đều bị pháp luật trừng trị nghiêm Qua câu chuyện trên em thấy, đối khắc. với mỗi người, điều gì là quý giá => Đối với mỗi người tính mạng, thân thể, sức nhất ? khỏe,danh dự, nhân phẩm là quý giá nhất. Em rút ra bài học gì cho mình qua =>Phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, câu chuyện trên ? danh dự và nhân phẩm của người khác.
  3. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm I.Tìm hiểu truyện: “ Một bài học”. II. Nội dung bài học 1. Nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. a. Về thân thể.
  4. THẢO LUẬN NHÓM (3 phút) Nhóm 1: Tháng 2/2008, dư luận cả nước xôn xao trước hành vi của bà Nguyễn Thị Mỳ 33 tuổi ở huyện Long Phước, tỉnh Bình Phước. Trong lúc tức giận, bà đã cắt lìa một ngón tay và cắt gân chân của bé Hảo – con gái ruột của chính bà, khiến bé Hảo bị thương tật 40%. a. Hành vi của bà Mỳ có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm điều gì ? b. Có phải, cứ là cha mẹ, ông bà, thầy cô thì có quyền đánh đập, hành hạ trẻ không? Vì sao? Nhóm 2: Khu phố nhà anh Bắc liên tục bị mất trộm. Anh Bắc bị nghi là thủ phạm. Bảo vệ khu phố đã bắt và giam anh Bắc mặc dù chưa có chứng cớ và chưa có quyết định của Tòa án nhân dân. a. Theo em, việc làm của bảo vệ khu phố là đúng hay sai ? Vì sao? b. Trường hợp nào bắt người là đúng theo quy định của pháp luật ? Nhóm 3: Trong tiết kiểm tra Ngữ văn, thấy Hùng giở sách ra coi bài, Nam đứng lên thưa cô giáo. Hùng tức lắm, lúc tan học Hùng đã chửi tên bố mẹ Nam và đánh Nam chảy máu mũi. Những ngày sau đó, Hùng còn bịa đặt nói xấu về bố mẹ Nam. a. Hành vi của Hùng có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm điều gì ? b.Em có đồng tình với việc làm của Hùng không? Vì sao? Nếu là Hùng trong tình huống này, em sẽ xử sự như thế nào ? c. Là bạn của Hùng và Nam, em sẽ làm gì ?
  5. THẢO LUẬN NHÓM (3 phút) Nhóm 1: Tháng 2/2008, dư luận cả nước xôn xao trước hành vi của bà Nguyễn Thị Mỳ 33 tuổi ở huyện Long Phước, tỉnh Bình Phước. Trong lúc tức giận, bà đã cắt lìa một ngón tay và cắt gân chân của bé Hảo – con gái ruột của chính bà, khiến bé Hảo bị thương tật 40%. a. Hành vi của bà Mỳ có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm điều gì ? b. Có phải, cứ là cha mẹ, ông bà, thầy cô thì có quyền đánh đập, hành hạ trẻ không? Vì sao? Trả lời: a. Hành vi của bà Mỳ là vi phạm pháp luật. Xâm phạm tới thân thể, sức khỏe của người khác. b. Là ông bà, cha mẹ, thầy cô cũng không được đánh đập, hành hạ trẻ. Vì: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác.
  6. THẢO LUẬN NHÓM (3 phút) Nhóm 2: Khu phố nhà anh Bắc liên tục bị mất trộm. Anh Bắc bị nghi là thủ phạm. Bảo vệ khu phố đã bắt và giam anh Bắc mặc dù chưa có chứng cớ và chưa có quyết định của Tòa án nhân dân. a. Theo em, việc làm của bảo vệ khu phố là đúng hay sai ? Vì sao? b. Trường hợp nào bắt người là đúng theo quy định của pháp luật ? Trả lời: a. Việc làm của bảo vệ là sai, là vi phạm pháp luật. Vì bắt giữ người trái phép. b. Trường hợp bắt người theo đúng quy định của pháp luật: + Có quyết định của Tòa án nhân dân hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân. + Phạm tội quả tang.
  7. Bắt người theo đúng quy định của pháp luật Đại diện của Tòa án nhân dân hoặc Viện kiểm sát nhân dân đọc lệnh bắt người của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trước sự chứng kiến của đại diện địa phương.
  8. Bắt người theo đúng quy định của pháp luật PHẠM TỘI QUẢ TANG: Công an bắt người phạm tội => Người dân tham gia bắt cướp
  9. Điều 71- Hiến pháp 1992 Không ai bị bắt nếu không có quyết định của toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân , trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
  10. Qua phần tìm hiểu tranh ảnh, tình huống trên, em hãy cho biết: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền được bảo vệ về thân thể của công dân?
  11. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm I.Tìm hiểu truyện: “ Một bài học”. II. Nội dung bài học 1. Nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. a. Về thân thể. - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. - Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. b. Về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  12. THẢO LUẬN NHÓM (3 phút) Nhóm 3: Trong tiết kiểm tra Ngữ văn, thấy Hùng giở sách ra coi bài, Nam đứng lên thưa cô giáo. Hùng tức lắm, lúc tan học Hùng đã chửi tên bố mẹ Nam và đánh Nam chảy máu mũi. Những ngày sau đó, Hùng còn bịa đặt nói xấu về bố mẹ Nam. a. Hành vi của Hùng có vi phạm pháp luật không ? Vi phạm điều gì ? b. Em có đồng tình với việc làm của Hùng không? Vì sao? c. Nếu Hùng tiếp tục tái phạm hoặc gây hậu quả cho người khác thì sẽ bị xử lí như thế nào ? Trả lời: a. Hành vi của Hùng là vi phạm pháp luật. Xâm phạm đến:thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. b. Em không đồng tình. Vì đó là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, rất đáng lên án. c. Nếu Hùng tiếp tục tái phạm và gây hậu quả sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều 71- Hiến pháp 1992 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  13. BỘ LUẬT HÌNH SỰ Điều 93: Tội giết người: Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Điều 121: Tội làm nhục người khác: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Điều 122: Tội vu khống: Người nào bịa đặt, lan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Điều 123: Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật: Người nào bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  14. Qua tình huống 3 và qua câu chuyện “ Một bài học”, em hãy cho biết: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân ?
  15. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm I.Tìm hiểu truyện: “ Một bài học”. II. Nội dung bài học 1. Nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. a. Về thân thể. - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. - Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. b. Về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  16. Hãy lấy các ví dụ điển hình trong thực tế về các trường hợp xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân mà em biết ? - Em Đỗ Doãn Lộc ở Bắc Ninh, bị dì ghẻ và bố đẻ của mình đánh đuổi, đạp ngã, đập đầu vào tường đến chết. Những kẻ giết người đó đã bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc: dì ghẻ Bùi Thị Hà án tù chung thân, bố đẻ của Lộc là Đỗ Văn Lợi bị phạt 20 năm tù giam
  17. - Em Nguyễn Hoàng Anh ( Hào Anh) bị vợ chồng chủ đầm tôm Minh Đức (tên là Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm) ở Cà Mau bạo hành dã man như thời trung cổ: dùng giẻ lau nhà nhét vào miệng, dùng búa đập vào tay, hắt nước đang sôi thẳng vào người, treo ngược lên mái nhà, dùng đũa than nóng dí vào mặt, dùng bàn là nóng áp vào người. Bọn chúng đã bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc: Mỗi người phải chịu án phạt 23 năm tù giam.
  18. - Bé Nguyễn Nhất Long, 18 tháng tuổi, bị bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ đánh chết: bé Long quấy khóc, không ăn, Nhờ cầm tay chân giơ cao để dọa thì tuột tay làm bé ngã, Nhờ còn dùng chân đạp lên bụng, lên ngực bé Long. Hồ Ngọc Nhờ đã bị pháp luật trừng trị 18 năm tù giam.
  19. “BẢO MẪU HÀNH HẠ TRẺ EM Ở QUẬN THỦ ĐỨC GÂY PHẪN NỘ”
  20. Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Mọi việc làm liên quan đến tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc
  21. Điều 20, khoản 1 – Hiến pháp 2013 “ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
  22. Tình huống: Khu nhà anh Bắc ở liên tục bị mất trộm. Anh Bắc bị nghi là thủ phạm. Theo em, Bảo vệ khu phố đã bắt anh Bắc và giam anh mặc dù chưa có quyết định việc làm đó bắt giam. của bảo vệ là đúng hay sai?Vì sao? Điều 20, khoản 2 – Hiến pháp 2013 “ Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toàn án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.”
  23. Trích “ Bộ luật hình sự” sửa đổi, bổ sung năm 2017 Điều 123: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật: Khoản 1: Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  24. Điều 104: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác. 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%hoặc dưới 11% Thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% - 60% thì bị phạt tù từ 5 năm đến 7 năm. 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên .thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc rong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
  25. Điều 121: Tội làm nhục người khác. Khoản 1: Người nào xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
  26. CD có quyền bất khả xâm phạm Quyền về thân thể. Không ai được xâm được phạm thân thể của người khác. pháp luật Việc bắt giữ người phải tuân theo quy định của pháp luật bảo hộ về tính CD có quyền được pháp luật mạng, Pháp bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, thân thể, luật danh dự và nhân phẩm. Điều đó sức khỏe, nước ta là mọi người phải tôn trọng tính danh dự mạng, sức khỏe, danh dự và và nhân quy nhân phẩm của người khác. phẩm là định Mọi việc làm xâm hại đến tính quyền cơ mạng, sức khỏe, danh dự và bản – quý nhân phẩm của người khác đều nhất của bị pháp luật trừng trị nghiêm công dân khắc.
  27. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm I.Tìm hiểu truyện: “ Một bài học”. II. Nội dung bài học 1. Nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. a. Về thân thể. b. Về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. c. Trách nhiệm của công dân. Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, Trách danh dự và nhân phẩm của người nhiệm khác của công Tự bảo vệ quyền của mình dân Tố cáo, phê phán việc làm sai
  28. Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm I.Tìm hiểu truyện: “ Một bài học”. II. Nội dung bài học 1. Nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. a. Về thân thể. b. Về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. c. Trách nhiệm của công dân III. Luyện tập
  29. Bài tập 1: Đánh dấu X vào ô trống phù hợp với ý kiến của em về những điều sau đây: NỘI DUNG Đ S 1. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. X 2. Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội. X 3. Bắt nhầm còn hơn bỏ sót. X 4. Mọi việc xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe của người khác đều là vi phạm pháp luật. X 5. Ai có thân người ấy lo, không phải quan tâm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người X khác. 6. Khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im X lặng cho qua chuyện.
  30. Câu 1: Trong các cơ quan sau ai có quyền bắt giữ người? A. Ban giám hiệu nhà trường. B. Trưởng thôn. C. Chủ tịch UBND xã.
  31. Câu 2: Theo em, hành vi nào sau đây xâm phạm danh dự, nhân phẩm? A. Bạn A mắng chửi bạn B. B. Bạn Lan nhặt được thư của người khác và mở ra xem. C. Tự ý vào nhà người khác.
  32. Câu 3: Trong trường hợp bị xâm phạm thân thể, danh dự em sẽ làm gì? A. Mắng chửi người đã xâm hại mình. B. Báo cho cha mẹ, thầy cô biết để được giúp đỡ. C. Rủ bạn bè đến đe doạ trả thù.
  33. Câu 4: Trường hợp nào sau đây là bắt người theo đúng quy định của pháp luật: A. Bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. B.Lái xe không có giấy phép, vượt đèn đỏ. C.Chữa bệnh bằng bùa chú, gây hậu quả chết người. D. Bắt giữ kẻ cướp giật trên phố.
  34. Câu 5: Nếu bị người khác đe dọa, đánh đập, em sẽ làm gì? (Hãy chọn phương án đúng nhất). A. Rủ bạn bè đến đánh lại. B. Im lặng, không có phản ứng gì. C. Sợ hãi, không dám nói với ai. D. Tỏ thái độ phản đối và báo cho cha mẹ, thầy cô biết để xử lí.
  35. - Học nội dung bài học phần a - Làm các bài tập còn lại trong vở bài tập. - Tuyên truyền cho người thân( bố mẹ, anh chị em, bạn bè ) nội dung quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. - Chuẩn bị bài mới : + Nghiên cứu tiếp nội dung bài 16 và các bài tập còn lại. + Tìm hiểu ý nghĩa và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm + Tìm những ví dụ về việc xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.