Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Nguyễn Mĩ Linh

pptx 12 trang phanha23b 7220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Nguyễn Mĩ Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_1_song_gian_di_nguyen.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Nguyễn Mĩ Linh

  1. GV: NGUYỄN MĨ LINH
  2. Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ I Tìm hiểu truyện đọc: Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập ( Theo Bác Hồ kính yêu NXB Kim Đồng, Hà Nội,1977)
  3. Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ 1 Xem câu hỏi sgk và trả lời câu hỏi gợi ý: a) Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc có trên? b) Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác đã có tác động như thế nào tới tình cảm của nhân dân ta?Em hãy tìm thêm những ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác Hồ. c) Tính giản dị còn ở những khía cạnh nào khác trong cuộc sống?Lấy ví dụ minh họa. d) Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta?
  4. Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ 2 Nội dung bài học! a) Sống giản dị là gì? - sống giản dị là sống phù hợp với đều kiện, hoàn cảnh bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. b) Giản dị là gì? -Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến,cảm thông và giúp đỡ.
  5. Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ 3 Hãy tìm 1 hoặc 2 câu ca dao tục ngữ mà em biết: VD: • Tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. • Danh ngôn: “Trang bị quý giá nhất của một người là khiêm tốn và giản dị”
  6. Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ II Bài tập: 1.a) Trả lời:Bức tranh (3) thể hiện đức tính giản dị. Bởi vì: Bức tranh (3) thể hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi. Hai bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi của học sinh: trang điểm son phấn, loè loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo phông, khi đến trường.
  7. Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ II Bài tập: 1.b) Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị ? 1) Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy 7) Tổ chức sinh nhật linh đình. 2) Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu 3) Nói năng cộc lốc, trống không 4) Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa 5) Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở 6) Thái độ khách sáo, kiểu cách
  8. Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ II Bài tập: 1.b) Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị ? Trả lời:Trong các câu trên, biểu hiện nói lên tính giản dị là: - Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. - Đôi xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
  9. Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ II Bài tập: 1.c)Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết? Giản dị không giản dị Hà đi nhẹ nói khẽ, có văn hóa nơi Lan luôn đua đòi và chạy theo các đông người. mốt quần áo năm nay. Hoa ăn mặc đơn giản chỉnh chu, gọn Dù nghèo nhưng Anh luôn mặc màu gàng mè, sành điệu. Hoa giúp Hải khi Hải gặp khó khăn Ngọc đi học luôn tô son quét phấn.
  10. Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ II Bài tập: 1.d)1.đ) Tìm Theo tấm em, gương học sốngsinh cần giản làm dị củagì để những rèn luyện người tính xung giản dị? quanh em? - Để rèn luyện tính giản dị, học sinh cần phải: Chú ý : Câu này học sinh tự trả lời trả lời trong tập. Sống phù hợp với hoàn cảnh và gia đình mình. Đi đứng, ăn nói nho nhã, dễ nghe, dễ hiểu Quần áo gọn gàng, chỉnh chu, phù hợp với từng hoàn cảnh. Dù đạt kết quả cao cũng không nên kiêu ngạo, hãy khiêm tốn và tiếp tục cố gắng. Thực hiện đúng nội quy của trường lớp, trang phục đến trường sạch sẽ, tươm tất
  11. Bài 1 SỐNG GIẢN DỊ II Bài tập: 1.e) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị? Vd:- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Ăn chắc mặc bền - Ăn cần ở kiệm - “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ. Tự kiêu một chút cũng là thừa.” - Lời nói giản dị mà ý sâu xa là lời nói hay.
  12. Về nhà: học thuộc bài- đọc bài tiếp theo- Bài 2 Trung thực