Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 23, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiếp theo)

pptx 17 trang phanha23b 21/03/2022 5790
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 23, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_23_bai_14_bao_ve_moi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 23, Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiếp theo)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Những của cải, vật chất nào sau đây là tài nguyên thiên nhiên ? a, Rừng nguyên sinh b, Nhựa tổng hợp c, Các loài động vật quý hiếm d, Các loài thực vật quý hiếm e, Nguồn nước f, Trang sức bằng vàng g, Quặng sắt Đáp án : h, Hải sản a,c,d,e,g,h,i i, Đất trồng lúa và k k, Mỏ nước khoáng l, Xe ô tô
  2. TIẾT 23; BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiếp theo )
  3. I. Thông tin, sự kiện II. Nội dung bài học 1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì ? (Gt ) 2. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Gt ) 3. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
  4. Em có nhận xét gì về các bức ảnh trên ?
  5. Thực trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam Chỉ trong 5 năm (tính đến 2013), khu vực Tây Nguyên mất đến hơn 130.000 ha rừng (trong số 2,84 triệu ha). Trong đó rừng tự nhiên mất hơn 107.400 ha, rừng trồng mất trên 22.200 ha. Trong 5 năm qua các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần 216.000 ha, trong đó có hơn 100.000 ha chuyển sang trồng cao su. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp lợi dụng dự án để chiếm phá, khai thác rừng hoặc không đủ năng lực tài chính, thiếu trách nhiệm khiến rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép. Từ đầu năm 2017 đến nay phát hiện 757 vụ, tăng 88 vụ (13%), diện tích rừng bị thiệt hại gần 420 ha, tăng 145 ha (trên 50%) so với cùng kỳ 2016. Tại Đắk Nông, diện tích rừng bị phá từ đầu năm đến nay tới 225 ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Ở khu vực Tây Bắc được nhắc đến nhiều là ở tỉnh Điện Biên. Tại huyện Mường Nhé, từ năm 2016 đến 9/2017, đã phát hiện 295 vụ phá rừng trái pháp luật, thiệt hại 288 ha rừng.
  6. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Do các hoạt động của con người: + Chặt phá, đốt rừng làm rẫy; + Khai thác khoáng sản, tài nguyên bừa bãi; Do quá trình + Chất thải công nghiệp tự nhiên : và sinh hoạt : nước thải, + Động đất; khí thải, chất thải rắn, + Sóng thần; + Lũ lụt,
  7. Những hành động chung tay bảo vệ môi trường
  8. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp Giờ Trái Đất: làbáchmột sựcủakiện quốcQuốctế hằnggia,năm,là sựdo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiênnhiệpkhuyên củacác hộtoàngia đìnhdânvà. cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm(năm 2009 là 28 tháng 3). Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người.
  9. Điều 7 : Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. 2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. 3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường. 5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước. 6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép. Luật Môi trường Việt Nam năm 2005
  10. Điều 7 : Những hành vi bị nghiêm cấm 7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường. 9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức. 10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. 11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. 13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người. 15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. 16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Luật Môi trường Việt Nam năm 2005
  11. I. Thông tin, sự kiện II. Nội dung bài học 1. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì ? (Gt ) 2. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Gt ) 3. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên III. Luyện tập
  12. Bài tập 1 : Những việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? a, Sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại để trừ sâu bệnh b, Không ăn thịt các loại thú rừng c, Tiết kiệm điện, nước, xăng dầu d, Trừng phạt nghiêm khắc những hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển các loài động vật quý, hiếm e, Bắt các loài động vật hoang dã trong rừng về nhà nuôi f, Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong gia đình, trường học và những nơi làm việc g, Khai thác rừng đầu nguồn Đáp án : b,c,d,f và h h, Trồng và chăm sóc cây xanh
  13. Bài tập 2 : Những việc làm nào sau đây gây ô nhiễm, phá hủy môi trường ? a, Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ b, Săn bắt động vật quý hiếm trong rừng c, Đổ các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước d, Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng e, Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc f, Phá rừng để trồng cây lương thực Đáp án : a,b,c, và f
  14. Bài tập 3 : Bài tập c - SGK trang 46 Phương án 2 là tốt nhất vì đảm bảo các yếu tố mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường. Về chi phí, tuy hiện tại có phải chi thêm một phần kinh phí bảo vệ môi trường nhưng xét về lâu dài việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sẽ có lợi về nhiều mặt hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tiết kiệm hơn so với kinh phí phải bỏ ra để khắc phục những hậu quả do ô nhiễm môi trường mang lại
  15. Bài tập 4 : Tình huống : Gần nhà T có gia đình ông A chuyên thu gom các động vậtNếuquýlàhiếmT, emđểcóchởthểđidùngtiêutrithụthức. Đãvềnhiều đêm liền, ngườimôitatrườngđến vàvàchởbảođivệ. Cảmôibốtrườngmẹ T cũngđể biết. Vì biết rằngthuyếtđó là chuyệnphục bốphimẹphápđứngnênra tốTcáomấyvớilần định báo cho các chínhchú kiểmquyềnlâmđịanhưngphươngnghĩ đểmìnhngăncòn nhỏ tuổi nên thôi.chặnCả mẹhànhT cũngvi buônkhyênbánkhôngđộng vậtnênquýnói với ai vì đó là việchiếmcủa.ngườiEm cũnglớn.cóT thểcứ daytraodứtđổimãithông: “Liệu mình cứ mãi làmtin ngơnày nhưvới giáothế cóviênđượcchủkhôngnhiệm?”.để nhờ tư vấn và can thiệp nhằm tố cáo Nếu ở vàoviệctrườnglàm saihợptráicủacủaT, ôngem nênA làm gì để góp phần ngăn chặn hành vi của gia đình ông A ?
  16. Củng cố: Tình huống : C và H dạo chơi trong công viên thành phố. Nhai xong cây kẹo cao su, H tiện tay vứt xuống thảm cỏ bên cạnh lối đi. Thấy vậy, C nhắc bạn nên nhặt lên bỏ vào thùng rác gần đó để góp phần bảo vệ môi trường. Trước lời nhắc của C, H bĩu môi cười: “ Cậu làm gì mà nghiêm trọng thế, một mẩu kẹo cao su có đáng vào đâu. Hơn nữa, đâu chỉ mình tớ, mọi người vẫn thường vứt rác ở công viên cơ mà”. Em có nhận xét gì về ý kiến của H ? Nếu là C, em sẽ lí giải như thế nào để H hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ ?
  17. Củng cố : Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt, mua bán hàng ngày rất tiết kiệm và tiện dụng. Em có đồng ý với quan điểm trên không ? Bằng những Hiểu biết của bản thân về môi trường, em hãy giải thích và nêu quan điểm của mình về vấn đề trên ?