Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 25, Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (Tiết 2)

pptx 17 trang phanha23b 21/03/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 25, Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_25_bai_15_bao_ve_di_s.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 25, Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (Tiết 2)

  1. 21 Gọi tên và phân loại các di sản văn hóa sau đây?
  2. Di sản văn hóa Di sản văn hóa phi Di sản văn hóa vật thể vật thể Di tích lịch sử - văn Danh lam thắng hóa cảnh. 1. Vịnh Hạ Long X 2. Múa rối nước X 3. Quan họ Bắc Ninh X 4. Nhã nhạc cung đình Huế X 5. Hồ Gươm X 6. Cồng Chiêng Tây Nguyên X
  3. Cho tình huống sau: Bố của Minh là bảo vệ của khu di tích lịch sử. Nhân lúc rảnh rỗi, ông quyết định đào bới khu đất trống phía sau khu di tích để tìm cổ vật. Khi đào được một số vật cổ, ông mang về nhà và bảo Minh gọi người đến bán. 1. Nhận xét gì về hành động của bố Minh? 2. Nếu là Minh, em sẽ xử lý như thế nào?
  4. Luật di sản (2013). Điều 9 1. Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 2. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Điều 10 Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
  5. Điều 12 Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích: 1. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội; 2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; 3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế. Điều 13 Nghiêm cấm các hành vi sau đây: 1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá; 2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá; 3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; 4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; 5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
  6. Những hành vi sau, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hành vi 1. Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp 2. Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm 3. Lấy cắp cổ vật về nhà 4. Buôn bán cổ vật không có giấy phép 5. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh. 6. Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử. 7. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích 8. Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
  7. 1 2 5 4 3
  8. Câu 1: Di sản văn hóa bao gồm? A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình. B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình. C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình. D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
  9. Câu 2: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là? A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần. B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình. C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng. D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.
  10. Câu 3 : Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ? A. Di sản. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể.
  11. Câu 4. Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là? A. Mộc bản triều Nguyễn. B. Châu bản triều Nguyễn. C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm. D. Cả A,B,C.
  12. Câu 5. Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì? A. Báo cho chính quyền địa phương. B. Mang đi bán. C. Lờ đi coi như không biết. D. Giấu không cho ai biết.
  13. Hướng dẫn học bài