Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Hồ Thị Tố Trinh

ppt 22 trang phanha23b 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Hồ Thị Tố Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_12_quyen_va_nghia_vu_c.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Hồ Thị Tố Trinh

  1. 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. a. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà b. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu c. Trách nhiệm của anh chị em. 2. Ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình. 3
  2. Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ 1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. 4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
  3. Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu 1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
  4. Mẫu chuyện 1: - Bố Tuấn đã mất, mẹ tần tảo nuôi hai anh em Tuấn ăn học. Ông bà nội của Tuấn đều đã già yếu. Tuấn lúc đó đang học lớp 6 đã xin mẹ về ở hẳn với ông bà. Từ đó, Tuấn đi học xa hơn, nhớ nhà, nhớ mẹ và em, nhưng thương ông bà, Tuấn cố gắng vượt mọi khó khăn. Hằng ngày, Tuấn dậy sớm nấu cơm, mời ông bà dậy ăn cơm, cho lợn gà ăn rồi mới đi học. Mùa đông, Tuấn đun nước cho ông bà tắm. Vào những ngày nắng ấm, Tuấn dắt ông dạo chơi trên đường làng hoặc đến thăm bà con họ hàng. Ban đêm, Tuấn bê chõng nằm cạnh giường ông bà để tiện giúp ông bà khi cần. Dù bận chăm sóc ông bà già yếu, Tuấn vẫn học giỏi và tham gia các hoạt động của trường.
  5. Mẫu chuyện 2: Cụ Lam gần 80 tuổi, từ quê lên sống với người con trai cả ở thành phố. Số tiền bán nhà, vườn ở quê, anh con trai nói vay tạm của mẹ để xây nhà. Nhưng khi nhà xây xong, tất cả gia đình, con cái của anh ta ở tầng trên, tầng một thì cho thuê, còn cụ Lam thì anh ta cho ở một mình dưới bếp. Hằng ngày, đến bữa cơm, anh ta sai con mang xuống cho mẹ bát cơm và ít thức ăn. Cụ Lam sống mãi thế, thấy buồn tủi quá, phải bỏ về quê sống với người con thứ.
  6. Bạn đồng tình và không đồng tình với cách ứng xử của nhân vật nào trong hai mẫu chuyện trên? Vì sao? * Đồng tình với cách cư xử của Tuấn. - Vì: Tuấn là người cháu có hiếu với ông bà, đã giúp đỡ ông bà khi ông bà già yếu. * Không đồng tình với cách cư xử của con trai cụ Lam. - Vì: Con trai cụ Lam không yêu thương mẹ, có hành vi lừa dối, không tôn trọng, trái với pháp luật và đạo làm con.
  7. Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con (Luật Hôn nhân và gia đình 2014) 1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; 2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. 3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  8. Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của cháu (Luật Hôn nhân và gia đình 2014) 2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
  9. TT Tội phạm Khung hình phạt 1 Điều 185 (BLHS 2015): Tội ngược Phạt cảnh cáo – tù đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ 5 năm chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình 2 Điều 186 (BLHS 2015): Tội từ chối Phạt cảnh cáo – tù hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng 2 năm
  10. “EM LÀ PHÓNG VIÊN”
  11. LUYỆN TẬP 5 4 1 2 3
  12. Câu 1: Hãy điền từ còn thiếu trong câu sau: “Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
  13. Câu 2. Hãy hoàn thành mệnh đề sau: Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, A. phản đối ý kiến của con. B. làm theo ý kiến của con. C. tôn trọng ý kiến của con. D. chiều theo mọi ý kiến của con.
  14. Câu 3. Con cái có quyền và nghĩa vụ gì đối với ông bà, cha mẹ? A. Kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi ốm đau, già yếu. B. Lắng nghe, làm theo lời ông bà, cha mẹ. C. Kiếm tiền thật nhiều để phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. D. Nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ
  15. Câu 4. Hiện nay có nhiều người dùng tiền có được từ làm ăn bất chính, tham ô, tham nhũng để phụng dưỡng cha mẹ, họ cho rằng việc làm đó thể hiện báo hiếu. Theo em, việc làm đó có thể hiện sự báo hiếu không? Vì sao? A. Có, vì đã thể hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ. B. Không, vì đó là những đồng tiền có từ việc làm ăn bất chính. C. Không, vì chưa thể hiện rõ sự báo hiếu đối với cha mẹ. D. Có, vì việc làm đó thể hiện sự chăm sóc của con cái đối với cha mẹ.
  16. LUYỆN TẬP Bài tập 4 (SGK, T33): Sơn sinh ra trong một* Cảgia Sơnđình và chagiàu mẹcó Sơnvà là đềucon cómột lỗi. nên bố mẹ rất- Sơnchiều đuachuộng đòi ăn chơi.và thoả mãn mọi đòi hỏi của Sơn- Cha. Sơn mẹ Sơnđua quáđòi ănnuôngchơi, chiều,hút thuốc buônglá lỏngrồi bị nghiệnviệc quảnma lýtuý con. Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao?
  17. * Bài cũ: - Học bài cũ, làm bài tập 1,2,3 sgk/33. * Bài mới: - Xem nội dung còn lại của bài - Tìm ca dao, tục ngữ nói về quan hệ của anh chị em trong gia đình. - Tìm một tấm gương sống hiếu thảo ở địa phương em tiết sau giới thiệu trước lớp.