Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Chủ đề kĩ Năng sơ cứ trong những tai nạn thường gặp

pptx 7 trang phanha23b 3110
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Chủ đề kĩ Năng sơ cứ trong những tai nạn thường gặp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_8_chu_de_ki_nang_so_cu_trong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Chủ đề kĩ Năng sơ cứ trong những tai nạn thường gặp

  1. Bài báo cáo trải nghiệm sáng tạo • NỘI DUNG
  2. 1. Bong gân a. Bong gân là gì ? Bong gân là sự tổn thương các dây chằng quanh khớp do chấn thương mạnh gây ra. Các dây chằng có thể bị bong ra khỏi chỗ bám bị rách, bị đứt nhưng không làm sai khớp. b. Nguyên nhân gây bong gân - Do vận động, va chạm mạnh đặc biệt là những người chơi thể thao, vận động quá đà thường bị bong gân cổ chân nhiều hơn. - Những tai nạn bất ngờ gây tổn thương tới xương khớp cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bong gân cổ chân mà nhiều người mắc phải. c. Biểu hiện khi bị bong gân - Bong gân thường có những dấu hiệu phổ biến như : sưng, đau, tím bầm vùng chấn thương, khớp tại khu vực đó cũng không thể cử động hoặc vận động bình thường. - Ngoài ra, tại chỗ mà khớp bị tổn thương có khi rất lỏng lẻo, chảy nước dịch trong da
  3. 2. Trật khớp a. Trật khớp là gì? - Trật khớp là sự di chuyển bất thường của các đầu xương khiến cho diện tiếp khớp của các đầu xương bị sai lệch. b. Nguyên nhân gây trật khớp - Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trật khớp. Trong đó, trật khớp do tai nạn giao thông, thể dục thể thao, tai nạn học đường là chủ yếu. - Ngoài ra , còn có một số bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm xương khớp háng, trật khớp vai do liệt cơ delta, trật khớp bẩm sinh c. Biểu hiện khi bị trật khớp - Biểu hiện của trật khớp bao gồm biến dạng khớp, sưng nề và bầm tím phần mềm xung quang khớp, đau rất nhiều, không vận động được khớp bị trật, có cảm giác tê bì, kiến bò vùng chi thể phía dưới khớp bị trật.
  4. 1. Bong gân - Người ta phân chia 3 mức độ nặng nhẹ của bong gân: +Ở mức độ 1, dây chằng bị rách một phần nhỏ, thường hồi phục sớm trong khoảng 1 tuần. +Ở mức độ 2, dây chằng bị rách nhiều hơn và cần đến 2-3 tháng để hồi phục. +Ở mức độ 3, dây chằng bị đứt hoàn toàn, có thể gây lỏng lẻo khớp hoặc trật khớp, cần phải được sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa sớm . 2. Trật khớp - Người ta phân chia 3 mức độ của trật khớp: + Ở mức độ 1, gãy trật : trật khớp kèm theo chấn thương ở ổ trật khớp . + Ở mức độ 2, bán trật : các mặt khơp di lệch không hoàn toàn. + Ở mức độ 3, trật khớp hoàn toàn: các mặt khớp không còn nhìn nhau , di lệch nhiều.
  5. 1. Bong gân a . Cách sơ cứu chấn thương bong gân - Dùng băng quấn xung quanh khớp để hạn chế cử động của khớp. - Kê chỗ khớp bị tổn thương lên cao. - Ngày thứ nhất chườm đá hoặc ngâm chỗ đau vào nước lạnh. - Sáng ngày thứ hai ngâm chân vào nước ấm nhiều lần trong ngày. - Không nên xoa bóp một loại thuốc gì lên chỗ bị thương. - Nếu quấn băng chặt quá thì phải nới băng ra. - Sau 5 đến 7 ngày mà không thấy đỡ thì phải chuyển nạn nhân đến y tế tuyến trên. b. Cách phòng ngừa chấn thương bong gân - Cần thực hiện các bài tập massage đầu gối. - Cách tốt nhất để phòng tránh chấn thương bong gân khớp đầu gối, là cần tăng cường sức chịu đựng bền bỉ và tính dẻo dai của các gân cơ, trước các áp lực vận động bằng việc bổ sung các vitamin và khoáng chất - Uống sinh tố có thể nhiều lần trong ngày.