Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả - Dương Thị Bích Ngọc

pptx 24 trang phanha23b 21/03/2022 8630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả - Dương Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_9_lam_viec_co_nang_sua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả - Dương Thị Bích Ngọc

  1. Bác sĩ Lê Thế Trung 3
  2. CHUYỆN VỀ BÁC SĨ LÊ THẾ TRUNG Hơn năm mươi năm đã trôi qua, y tá Lê Thế Trung ngày ấy đã là một thiếu tướng, giáo sư, tiến sĩ y khoa, thầy thuốc nhân dân, anh hùng quân đội và một nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam. Nhắc đến tên ông, mọi người đều không khỏi ngạc nhiên và khâm phục bởi lòng quyết tâm, ý chi vươn lên trong học tập và sự say mê nghiên cứu khoa học cùng với khả năng làm việc phi thường của ông.
  3. Là một người lính, khi chứng kiến cảnh đồng đội mình bị bỏng vì bom đạn địch mà không có thuốc chữa, ông cảm thấy đau như chính mình bị thương. Vì thế, ông đã quyết định đi sâu vào chuyên ngành bỏng, mong muốn tìm ra được những loại thuốc đặc trị nhằm giảm nỗi đau cho đồng đội của mình. Năm 1963, sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc tại Học viện Ki- rốp ở Lê-nin-grats về chuyên ngành bỏng, về nước, nhiều đêm Bác sĩ Lê Thế Trung đã thức trắng để hoàn thành 2 cuốn sách Bỏng trong chiến tranh và Những điều cần biết về bỏng để Cục Quân y kịp thời phát đến các đơn vị trong toàn quốc năm 1965.
  4. Trong chiến tranh, để có thêm tư liệu thực tiễn, Bác sĩ Lê Thế Trung đã đi bộ hai tháng vượt Trường Sơn ra mặt trận. Để chữa bỏng, ông đã phải xem xét kĩ lưỡng tất cả các lọai vũ khí gây bỏng của địch và bắt tay vào nghiên cứu tìm da động vật thay thế da người. Cuối cùng ông đã thành công và công thức dùng da ếch chữa bỏng của ông đã được gửi đi các chiến trường, cứu sống hàng trăm ca bỏng nặng.
  5. Khi đất nước hòa bình, ông vẫn muốn tìm cách chữa bệnh sao cho đỡ tốn kém, và vì vậy ông lại tiếp tục nghiên cứu tìm tòi để chế ra loại thuốc trị bỏng mang tên B76. Loại thuốc được chiết xuất vỏ cây xoan trà này đã gây bất ngờ cho các chuyên gia chữa bỏng trong nước và quốc tế về công dụng của nó. Ông còn nghiên cứu thành công gần 50 loại thuốc khác cũng có giá trị chữa bỏng và đem lại hiệu quả cao.
  6. Nhờ cống hiến của ông cho nền y học nước nhà, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thế Trug đã được Đảng và Nhà nước ta phong tặng nhiều danh hiệu cao quý. Bây giờ, tuy đã ở tuổi gần 80, song ông vẫn không ngừng làm việc với mong muốn để ngày càng có nhiều người bệnh được chữa khỏi. Chính điều đó đã giúp ông có được ý chí quyết tâm cáo, sức làm việc phi thường và đạt được những thành công trên con đường khoa học. (Phỏng theo báo Công an Nhân dân, số 1455,1456)
  7. - Ông là người có ý chí quyết tâm cao, ý chí vươn lên trong học tập và có sức làm việc phi thường. - Ông luôn say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học, sáng tạo và có ý thức trách nhiệm cao.
  8. Những thành công của bác sĩ Những danh hiệu cao quý -Tốt nghiệp xuất sắc về - Ông đã được Đảng và Nhà chuyên ngành bỏng năm nước ta phong tặng nhiều 1963. danh hiệu cao quý: thiếu - Hoàn thành hai cuốn sách tướng, giáo sư, tiến sĩ y về bỏng. khoa, thầy thuốc nhân dân, - Tìm da động vật(da ếch) anh hùng quân đội, nhà thay thế da người trong việc khoa học xuất sắc của Việt điều trị bỏng. Nam. - Chế ra thuốc B76, nghiên cứu thành công gần 50 loại thuốc khác có giá trị chữa bỏng.
  9. AO CÁ BÁC HỒ Thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng, đây là một ao tù nước đọng, hươu, nai của Toàn quyền Đông Dương vẫn tới đây uống nước. Khi về ở và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gợi ý anh em phục vụ cải tạo nơi này thành ao nuôi cá để cải thiện đời sống và làm cho môi trường thêm trong lành. Ao rộng hơn 3000 mét vuông, nơi sâu nhất khoảng 3 mét. Trong ao thả nhiều loại cá khác nhau như: trắm, chép, mè, rô phi để có thể tận dụng nguồn thức ăn ở các tầng nước.
  10. Hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ra cầu ao trước nhà sàn cho cá ăn, thức ăn chủ yếu cho cá là cám và những mẩu bánh mỳ, cơm được anh em phục vụ phơi khô đựng vào chiếc hộp để cạnh cầu ao.Trước khi cho cá ăn, Người thường vỗ tay gọi cá, lâu dần tiếng vỗ tay của Người đã cho cá một phản xạ, hễ cứ nghe tiếng vỗ tay cá lại bơi về cầu ao. Bác nhớ đặc điểm của từng con cá chép đỏ nên có lần sau khi đi công tác về, Bác hỏi đồng chí Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác - xem tại sao không thấy con cá gáy đỏ của Bác về ăn như mọi khi? Mấy hôm sau Bác rất vui kể rằng con cá gáy đỏ lại đã trở về rồi. Bác còn chú ý bảo vệ đàn cá, những năm trời rét đậm Bác nhắc anh em kiếm bèo tây về ngăn vào một góc ở hướng Bắc để che gió lùa và cho cá có nơi trú ẩn.
  11. Cá trong ao được dùng để cải thiện bữa ăn cho anh em trong cơ quan, tiếp khách trong và ngoài nước. Hàng năm, vào những ngày lễ, ngày tết cổ truyền, hoặc vào dịp sinh nhật mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhắc anh em phục vụ đánh cá để biếu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tặng anh em trong đơn vị bảo vệ và các gia đình trong cơ quan có cháu nhỏ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mong muốn các địa phương trong cả nước phát triển nghề nuôi cá để cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế từng hộ nông dân, góp phần nâng cao đời sống của toàn xã hội.
  12. Năm 1959, hợp tác xã Tiền Phong- Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội là đơn vị đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng gần 100 con cá rô phi để nuôi. Năm 1979, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phát động phong trào "Ao cá Bác Hồ". Sau cuộc phát động, cá giống từ ao cá trong khu Phủ Chủ tịch được gửi cho nhiều địa phương và một số đơn vị thuộc lực lượng vũ trang từ Bắc vào Nam, từ miền núi đến vùng đồng bằng. Việc phát triển "Ao cá Bác Hồ" nhận được sự hưởng ứng của nhân dân cả nước, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  13. NHỮNG CHI TIẾT THỂ HIỆN TÌNH YÊU LAO ĐỘNG, CÁCH CHĂM CÁ CỦA BÁC Bác còn chú ý bảo Người thường vệ đàn cá, những vỗ tay gọi cá, lâu năm trời rét đậm dần tiếng vỗ tay Bác nhớ đặc Bác nhắc anh em của Người đã điểm của từng kiếm bèo tây về cho cá một phản con cá chép đỏ. ngăn vào một góc xạ, hễ cứ nghe ở hướng Bắc để tiếng vỗ tay cá che gió lùa và cho lại bơi về cầu ao. cá có nơi trú ẩn.
  14. Cá trong ao được dùng để cải thiện bữa ăn cho anh em trong cơ quan, tiếp khách trong và ngoài nước. Hàng năm, vào những ngày lễ, ngày tết cổ truyền, hoặc vào dịp sinh nhật mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhắc anh em phục vụ đánh cá để biếu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tặng anh em trong đơn vị bảo vệ và các gia đình trong cơ quan có cháu nhỏ. Việc phát triển "Ao cá Bác Hồ" nhận được sự hưởng ứng của nhân dân cả nước, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
  15. NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 Những biểu hiện, Những biểu hiện, Những biểu hiện, việc làm có năng việc làm có năng việc làm có năng suất, chất lượng, suất, chất lượng, suất, chất lượng, hiệu quả và không hiệu quả và không hiệu quả và không có năng suất chất có năng suất chất có năng suất chất lượng hiệu quả lượng hiệu quả lượng hiệu quả trong gia đình. trong nhà trường. trong lao động
  16. Các Những biểu hiện, việc Những biểu hiện, việc làm lĩnh làm có năng suất, chất không năng suất, chất vực lượng, hiệu quả lượng, hiệu quả Trong -Làm kinh tế giỏi, nuôi dạy -Ỷ lại, lười nhác, trông chờ gia con cái ngoan, học giỏi. vận may. đình - Học tập tốt, lao động tốt, - Lười học, đua đòi, làm kết hợp học với hành, gàu bất chính, Trong -Trực nhật lớp sạch, nhanh - Chạy theo thành tích nhà chóng. - Cơ sở vật chất nghèo nàn - Thi đua dạy tốt, học tốt - Học sinh học vẹt, xa rời thực trường - Cải tiến phương pháp dạy tế, và học, Trong - Tinh thần tự giác; máy - Làm bừa, làm ẩu; chạy theo lao móc, kĩ thuật công nghệ năng suất, làm hàng giả, hàng động hiện đại, chất lượng mẫu nhái. mã tốt
  17. Trong các ý kiến dưới đây ý kiến nào đúng ý kiến nào sai ? Ý kiến Đúng Sai A. Làm việc gì cũng phải có năng suất, chất X lượng, hiệu quả. B. Để đạt được năng suất, chất lượng, hiệu X quả, làm việc phải có kế hoạch. C. Làm việc gì cũng vậy, trước hết phải tính đến năng suất, còn chất lượng thì không quan trọng X lắm D. Chỉ có những anh hùng lao động mới có khả năng làm việc có năng suất chất lượng, X hiệu quả. E. Chỉ trong sản xuất mới cần tính đến năng X suất, chất lượng, hiệu quả. F. Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu X quả, phải có lòng say mê, sự hiểu biết.
  18. BT1/33. Hãy cho biết những hành vi nào sau đây thể hiện việc làm có năng suất chất lượng, hiệu quả ? a) Để tranh thủ thời gian, trong giờ học môn Lịch sử, Minh thường đem bài tập của môn khác ra làm. b) Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề Nam đã vội làm ngay. c). Hà thường sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập một cách hợp lí, vì vậy đã đạt kết quả cao trong học tập. d) Anh Phong cho rằng, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì cần phải tăng nhanh số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian. đ. Chị Thủy thường tranh thủ thời gian để hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất. e). Anh Tân bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc.
  19. BT2/33. Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì ngày nay xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm, mà điều quan trọng là chất lượng của nó ngày càng được nâng cao( hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt ). Đó chính là hiệu quả của công việc.
  20. Nông dân Quảng Trị tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt
  21. Mức lương "cao ngất" của GS Ngô Bảo Châu ở ĐH Chicago Từ ngày 1 tháng 9 năm 2010. Ngô Bảo Châu đã nhận lời mời làm giáo sư tại khoa Toán trường Đại học Chicago với mức lương 300.000USD/năm tương đương với hơn 6 tỷ đồng/ năm (khoảng 500 triệu đồng/ tháng)
  22. HƯỚNG DẪN HS HỌC Ở NHÀ - Học bài. - Làm các bài tập3,4 sgk/33 . - Ôn lại nội dung các bài đã học.