Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 14: Lí tưởng sống của thanh niên

pptx 14 trang phanha23b 21/03/2022 7130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 14: Lí tưởng sống của thanh niên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_14_li_tuong_song_cua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 14: Lí tưởng sống của thanh niên

  1. Trường : THCS Lộc Hưng
  2. Tiết 14: Lí tưởng sống của thanh niên
  3. Câu hỏi thảo luận nhóm • Nhóm 1: Trong cuộc CMGPDT, thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì? Lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì? • Nhóm 2: Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay, Thanh niên chúng ta đã đóng góp những gì? Lý tưởng sống của Thanh niên thời đại ngày nay là gì? • Nhóm 3: Suy nghĩ của bản thân em về lí tưởng của thanh niên qua hai giai đoạn trên? Em học tập được gì?
  4. Lý Tự Trọng (1914 - 1931), Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, và hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1926, ông về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng đã bắn chết viên mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Lareni. Tuy nhiên, sau đó ông đã bị bắt giam vào Khám Lớn và bị kết án tử hình ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi mới 17 tuổi. Sự kiện này làm dấy lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Khám Lớn khiến từ đó cai ngục tại đây luôn gọi Lý Tự Trọng là "Ông Nhỏ"
  5. Võ Thị Sáu (1933-1952) là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở VN, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam VN. Tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ. Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950, tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp. Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu đã thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"
  6. Nguyễn Văn Trỗi (1 tháng 2 năm 1940 – 15 tháng 10 năm 1964) là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào phái đoàn quân sự cao cấp do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và đại sứ tương lai Henry Cabot Lodge, Jr. đến thăm Việt Nam Cộng hòa vào tháng 5/1963 để hoạch định sách lược chiến tranh ở Việt Nam. Anh bị bắt giam và bị chính phủ Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình. Đầu năm 1964, Hoa Kỳ hủy bỏ kế hoạch Staley-Taylor, rồi đưa quân đội sang trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ. Phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu được cử đến Sài Gòn thị sát vào tháng 5/1964 Ngày 2 tháng 5 năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi nhận nhiệm vụ từ tổ chức, cho đặt mìn ở cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Hoa Kỳ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Ban đầu nhiệm vụ được giao cho một người khác, nhưng Trỗi xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con, dù bản thân anh cũng mới cưới vợ được 10 ngày. Sự việc bại lộ, Nguyễn Văn Trỗi bị bắt lúc 22 giờ ngày 9 tháng 5 năm 1964.
  7. Đặng Thùy Trâm (sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Huế; hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970 tại Quảng Ngãi) là một nữ bác sĩ, liệt sĩ trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006. Năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967, chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh xá dân sự nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968. Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.
  8. Nguyễn Ngọc Ký (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nhà giáo tại Việt Nam. Năm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến bị liệt cả hai tay. Năm 7 tuổi, ông rất muốn đến trường nhưng vì bệnh nên ông không thể đi học.Hằng ngày, ông đều đến trước cửa lớp để nghe cô giảng.Khi về nhà ông luyện chữ và dùng chân viết các từ ở lớp như các bạn đã học. Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Năm 1992, ông được nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".[3] Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: "Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết"[4]. Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương "Hạt giống tâm hồn" của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace
  9. Vậy là một thanh niên trong thời đại ngày nay em xác định lí tưởng của mình là gì? Tại sao em lại xác định như vậy?
  10. Sống có lí tưởng Sống thiếu lí tưởng - Là sống có mục đích rõ - Là sống ỷ lại thực dụng ràng - Không có ước mơ hoài - Vượt khó trong học tập bão - Năng động sáng tạo - Sống vì tiền tài danh vọng trong công việc - Ăn chơi nghiện ngập - Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình,gia đình,xã - Thờ ơ với mọi người , hội lười biếng - Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội
  11. Trong những việc làm dưới đây, việc nào là biểu hiện của lối sống có lí tưởng, việc nào là chưa có lí tưởng? Việc làm Có lí tưởng Thiếu lí tưởng a. Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng. X b. Bị cám dỗ bởi nhu cầu tầm thường. X c. Dễ làm, khó bỏ. X d. Luôn sáng tạo trong lao động và hoạt X động xã hội. e. Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước để X xây dựng đất nước giàu mạnh.