Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 29, Bài 16: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân (Tiết 1) - Hoàng Thị Thảo

ppt 32 trang phanha23b 6110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 29, Bài 16: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân (Tiết 1) - Hoàng Thị Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_29_bai_16_quyen_tham.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 29, Bài 16: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân (Tiết 1) - Hoàng Thị Thảo

  1. HOÀNG THỊ THẢO
  2. 1.Thế nào là trách nhiệm pháp lí? Em hãy nêu các loại trách nhiệm pháp lí?
  3. 2.Hành vi nào sau đây chịu trách nhiệm đạo đức hay trách nhiệm pháp lí? Hành vi vi phạm Trách nhiệm đạo Trách nhiệm pháp đức lí Không chăm sóc bố mẹ khi ốm đau X Đi xe máy không có bằng lái X Ăn cắp tài sản của Nhà nước X Lấy của bạn cây bút X
  4. TIẾT 29 – Bài 16 : QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (Tiết 1)
  5. I. ĐẶT VẤN ĐỀ • 1. Trong đợt lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, theo em, trong số những người dưới đây ai có quyền tham gia đóng góp ý kiến? • a) Tất cả mọi người Việt Nam (sống ở trong nước hay nước ngoài) đều có quyền tham gia. • b) Chỉ có cán bộ, công chức Nhà nước mới được tham gia. • c) Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia.
  6. • 2. Điều 6, quy chế thực hiện dân chủ ở xã (ban hành kèm theo nghị định số 29/1998/NĐ-CP) quy định: nhân dân ở xã thôn, làng, ấp, bản bàn và quyết định trực tiếp những công việc chủ yếu sau: - Chủ trương và mức đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện đường, trường học, ) - Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hoá, nếp sống văn minh, trật tự, bài trừ các hủ tục mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội. - Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn làng, bản, ấp phù hợp với pháp luật của Nhà nước.
  7. Hiến pháp năm 2013 •Điều 53: Công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội, Tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
  8. 1.Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân: a. Khái niệm: - Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội. - Tham gia bàn bạc công việc chung. - Tham gia thực hiện và giám sát thực hiện.
  9. Tham gia bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp Quyền tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và tổ chức xã hội
  10. Bầu cử đại biểu Quốc hội Bầu cử bổ sung đại biểu HĐND
  11. Tham gia bàn bạc các vấn đề Tham gia bàn bạc việc xây dựng của thôn, ấp cầu, đường Quyền tham gia bàn bạc công việc chung
  12. Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến Đại biểu Dương Trung Quốc thay vào dự thảo luật, dự thảo Hiến mặt cử tri kiến nghị với Quốc hội pháp.
  13. HỌP TỔ DÂN CƯ bàn về công tác an ninh trật tự địa phương
  14. Học sinh thảo luận bàn về các công việc chung của trường, lớp
  15. Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của cơ quan Nhà nước
  16. b. Ý nghĩa: - Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân. -Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. -Thực hiện trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội.
  17. Vì sao công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?
  18. “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả mọi quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân ” ( Điều 2 hiến pháp 2013)
  19. Hiến pháp 2013( sửa đổi, bổ sung) quy định: Điều 2. 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
  20. Hiến pháp 2013 (sửa đổi, bổ sung)quy định: Điều 3. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Điều 6. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
  21. CÂU 1: Em đã tham gia Em đã tham gia CÂU 2: Gia đình em tham Gia đình em tham bàn bạc hay quyết định bàn bạc hay quyết định gia bàn bạc hay quyết gia bàn bạc hay quyết những công việc gì của những công việc gì của định những công việc gì định những công việc gì trường lớp?trường lớp? của địa phương?của địa phương?
  22. Bản thân em: - Bầu lớp trưởng, lớp phó. - Bàn bạc, quyết định việc quan tâm đến học sinh nghèo vượt khó. - Ý kiến với nhà trường về bàn ghế, vệ sinh trường lớp. - Tham gia bàn bạc, quyết định nội quy, các phong trào của lớp. - Tham gia bàn bạc biện pháp phòng chống bạo lực học đường - Tham gia bàn biện pháp xây dựng trường học không có ma túy -
  23. Đối với gia đình: - Bầu tổ trưởng tổ dân cư, bầu trưởng thôn. - Bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp. - Ứng cử vào đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp. - Bàn bạc, quyết định: + Việc xây dựng các công trình phúc lợi. + Các quy ước của xã, thôn, ấp về nếp sống văn minh. + Chống tệ nạn xã hội. - Góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp - Góp ý , kiến nghị với đại biểu HĐND .
  24. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân
  25. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ Quyền chức xã hội tham gia quản lí nhà Tham gia bàn bạc nước và công việc chung xã hội của công dân Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện
  26. Bài tập 1: Trong các quyền sau, quyền nào thể hiện sự tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? a/ Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. b/ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. c/Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. d/ Quyền được học tập. đ/ Quyền khiếu nại, tố cáo. e/ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. g/ Quyền tự do kinh doanh. h/ Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
  27. Đáp án a/ Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. b/ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe c/ Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. d/ Quyền được học tập. đ/ Quyền khiếu nại, tố cáo. e/ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. f/ Quyền tự do kinh doanh. g/ Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.
  28. Bài tập 2: Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao? a/ Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước; b/ Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người; c/ Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân. Vì “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. ( Điều 2 Hiến pháp 2013)
  29. Bài tập 6:Theo em , vì sao hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội? Đáp án: -Tạo cơ sở pháp lý , đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ -Để công dân thực hiện trách nhiệm của mình với nhà nước và xã hội
  30. Tình huống Tại nơi em cư ngụ, bác tổ trưởng tổ dân phố bắt mỗi nhà góp 500.000đ để làm lại đường đi mà chưa thông báo với người dân . Theo em bác tổ trưởng làm vậy đúng hay sai? Vì sao? Gia đình em sẽ làm gì trước tình huống đó?
  31. Hướng dẫn về nhà: - Nắm chắc khái niệm - Nhà nước ban hành quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân để làm gì? Bản thân em đã thực hiện quyền đó như thế nào? - Nghiên cứu tiếp phần còn lại của bài 16 để giờ sau học tiếp: + Cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội + Trách nhiệm của công dân
  32. Thảo luận nhóm: ? Vì sao nói “Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân”?