Bài giảng Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bài 7: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bài 7: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_quoc_phong_lop_11_bai_7_ki_thuat_cap_cuu.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bài 7: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương
- Theo các bạn, chuyển thương là gì?
- Nêu các kĩ thuật mang vác bằng tay.
- Kể tên các loại cáng mà bạn biết.
- Công dụng của cáng khiêng tay. - Đây là dụng cụ được yêu cầu trong việc cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân. - Trong trường hợp bệnh nhân bị tai nạn, ngã gây chấn thương xương khớp chân, thắt lưng hay cột sống cổ. Bệnh nhân bị tổn thương vùng đầu, choáng váng, tụt huyết áp không có khả năng di chuyển. Những trường hợp này, việc di chuyển bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn bởi chỉ một hành động sai lầm cũng có thể làm tăng thêm những tổn thương không đáng có cho bệnh nhân.
- Chuyển người bị thương bằng cáng. Đây là cách vận chuyển phổ biến nhất ở hoả tuyến cũng như ở nơi xảy ra tai nạn từ trước đến nay.
- - Đặt người bị thương lên cáng (2 người làm): + Đặt cáng bên cạnh người bị thương, chưa lồng đòn cáng. + 2 người qùy bên cạnh người bị thương về phía đối diện với cáng. + Luồn tay người bị thương nhấc từ từ và đặt lên cáng. + 1 người đỡ gáy và lưng, 1 người đỡ thắt lưng và nếp khoeo cùng nhấc từ từ lên cáng + Lên đòn cáng và buộc dây cáng. + Với người bị gãy xương đùi, tổn thương cột sống, phải đặt 1 khung tre vào trong cáng võng, chiều dài khung tùy theo xương gãy.
- - Kỹ thuật cáng thương: + Luôn đảm bảo đầu nạn nhân ở cao và nghiêng về một bên. + Mỗi người cáng cần có một chiếc gậy dài 140 – 150cm, có chạc ở đầu trên để đỡ đòn cáng khi cần nghỉ hoặc đổi vai. + Khi cáng trên đường bằng, hai người không đi đều bước vì cáng sẽ lắc lư, phải giữ tốc độ cho đều nhau, người đi trước báo cho người đi sau những chỗ khó đi để tránh. + Khi cáng trên đường dốc, phải cố giữ cho đòn cáng thăng bằng, lên dốc để đầu đi trước, xuống dốc để đầu đi sau.