Bài giảng Hình học Lớp 9 - Chủ đề: Ôn tập Một số kiến thức về góc với đường tròn

ppt 11 trang buihaixuan21 5260
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hình học Lớp 9 - Chủ đề: Ôn tập Một số kiến thức về góc với đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hinh_hoc_lop_9_chu_de_on_tap_mot_so_kien_thuc_ve_g.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hình học Lớp 9 - Chủ đề: Ôn tập Một số kiến thức về góc với đường tròn

  1. - Đường tròn ngoại tiếp tam giác là đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác - Đường tròn nội tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác - Nếu một đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy. Ngược lại, một đường kính đi qua trung điểm của một dây không phải là đường kính thì vuông góc với dây ấy. - Tiếp tuyến với đường tròn là đường thẳng chỉ có một điểm chung với đường tròn. - Tiếp tuyến với đường tròn thì vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm. - Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm ấy thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn
  2. - Nếu hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm thì: a) Điểm đó cách đều hai tiếp điểm. b) Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến. c) Tia kẻ từ tâm qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua tiếp điểm
  3. Bài 1. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Lấy điểm C thuộc (O), tiếp tuyến A của (O) cắt BC tại D. Gọi M là trung điểm của AD. a. Chứng minh MC là tiếp tuyến của (O). b. Chứng minh MO⊥AC tại trung điểm I của AC.
  4. a. Ta có: ^ACB = 900 (chắn nửa đường tròn) ⇒^ACD = 900 (kề bù) ∆ACD vuông có CM là đường trung tuyến ⇒CM = MA = AD2 Do đó hai tam giác vuông ∆MCO và ∆MAO bằng nhau (c.c.c) ⇒^MCO = ^MAO = 90∘ hay MC là tiếp tuyến của (O) b. Ta có: MA = MC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) OA = OC(=R) ⇒ OM là đường trung trực của đoạn AC hay OM⊥AC.
  5. Bài 2. Cho ∆ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O), các đường cao BE, CF cắt nhau tại H. a. Chứng minh bốn điểm B, F, E, C thuộc cùng một đường tròn. b. Kẻ đường kính AA’ của đường tròn (O). Chứng minh tứ giác BHCA’ là hình bình hành.
  6. a. Gọi I là trung điểm của BC. Các tam giác vuông BFC và BEC lần lượt có các trung tuyến là IF và IE nên: IF = IE = ½.BC hay: IB = IF = IE = IC Chứng tỏ bốn điểm B, F, E, C thuộc cùng một đường tròn tâm I là trung điểm của BC. b. Ta có: ∆ABA’ nội tiếp đường tròn có đường kính AA’ nên ∆ABA’ vuông tại B hay AB ⊥ A’B. Lại có CH ⊥ AB (gt) Do đó CH // A’B. Chứng minh tương tự ta có: AH // A’C Vậy tứ giác BHCA’ là hình bình hành.
  7. Bài 3. Cho đường tròn (O; R) và điểm A nằm ngoài (O) sao cho OA = 2R. Vẽ tiếp tuyến AB với (O). Gọi BH là đường cao của ∆ABO. BH cắt (O) tại C. a. Chứng minh AC là tiếp tuyến của (O) b. Từ O vẽ đường thẳng vuông góc với OB cắt AC tại K. Chứng minh KA = KO. c. Đoạn OA cắt đường tròn (O) tại I. Chứng minh KI là tiếp tuyến của (O).
  8. a. Ta có: OB = OC(= R) nên ∆BOC cân tại O có đường cao OH đồng thời là đường phân giác hay ^O1=^O2 Xét ∆OCA và ∆OBA có: +) OA cạnh chung +) ^O1 = ^O1 (cmt) +) OC = OB(= R) Vậy ΔOCA = ΔOBA(c.g.c) ⇒^OCA = ^OBA = 900 ⇒ AC là tiếp tuyến của (O) b. Ta có: KO⊥OB, AB⊥OB (gt) ⇒KO//AB ⇒^KOA = ^BAO (so le trong) mà ^BAO = ^KAO (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) ⇒^KOA = ^KAO ⇒ KA = KO c. ∆AKO cân (cmt) có KI là đường trung tuyến (IA=IO=AO/2=2R/2=R) nên đồng thời là đường cao hay KI⊥AO. Chứng tỏ KI là tiếp tuyến của (O).
  9. Bài 4: Cho tam giác vuông tại A( AB < AC) nội tiếp đường tròn (O) có đường kính BC. Kẻ dây AD vuông góc với BC. Gọi E là giao điểm của DB và CA. Qua E kẻ đường thẳng vuông góc với BC, cắt BC ở H, cắt AB ở F. Chứng minh rằng: a, Tam giác EBF là tam giác cân. b, Tam giác HAF là tam giác cân. c, HA là tiếp tuyến của đường tròn (O)
  10. CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT