Bài giảng Hóa học 9 - Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

ppt 8 trang phanha23b 22/03/2022 4940
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 9 - Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_9_bai_40_dau_mo_va_khi_thien_nhien.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 9 - Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

  1. Trường THPTSông Công
  2. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 2 Lớp 11b4
  3. NỘI DUNG: Câu 1: Nêu sự phân bố dầu mỏ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,(nêu những khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn) ? Câu 2: Thành phần của dầu mỏ ? Câu 3: Thực trạng khai thác trên thế giới cũng như ở Việt Nam? Câu 4: Ứng dụng của dầu mỏ cũng như các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ? thực trạng sử dụng và hệ quả của việc sử dụng này?
  4. Câu 1: Nêu sự phân bố dầu mỏ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,(nêu những khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn) ? Trả lời: +) Phân bố dầu mỏ thế giới: Trữ lượng dầu mỏ của toàn thế giới năm 2012 vào khoảng 1380 tỷ thùng, trong đó tập Trung nhiều nhất vẫn là các nước ở châu Mỹ và Trung Đông. Đứng đầu là Ả-Rập-Xê-Út. +) Phân bố dầu mỏ Việt Nam: Dầu mỏ Việt Nam phân bố rộng khắp trên cả nước, có một số mỏ lớn như: - Bể Cửu Long: có 5 mỏ là Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, - Bể Nam Côn Sơn: có mỏ Đại Hùng, Lan Tây – Lan Đỏ, - Bể Sông Hồng: có mỏ Tiền Hải. - Bể Malay – Thổ Chu: có mỏ Bunga kekwa – Cái Nước,
  5. Câu 2: Thành phần của dầu mỏ ? Trả lời: Các thành phần hóa học của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Các sản phẩm thu được từ việc lọc dầu có thể kể đến là dầu hỏa, benzen, xăng, sáp parafin, nhựa đường v.v. Một cách chính xác thì dầu mỏ là hỗn hợp của các hiđrôcacbon, là hợp chất của hiđrô và cacbon. Trong điều kiện thông thường, bốn alkan nhẹ nhất — CH4 (mêtan), C2H6 (êtan), C3H8 (prôpan) và C4H10 (butan) —ở dạng khí, sôi ở nhiệt độ -161.6 °C, -88.6 °C, -42 °C, và -0.5 °C tương ứng (-258.9°, -127.5°, -43.6°, và -31.1 °F). Các chuỗi trong khoảng C5-7 là các sản phẩm dầu mỏ nhẹ, dễ bay hơi. Chúng được sử dụng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt và các sản phẩm làm khônhanh khác. Các chuỗi từ C6H14 đến C12H26 bị pha trộn lẫn với nhau được sử dụng trong đời sống với tên gọi là xăng. Dầu hỏa là hỗn hợp của các chuỗi từ C10 đến C15, tiếp theo là dầu điêzen/dầu sưởi (C10 đến C20) và các nhiên liệu nặng hơn được sử dụng cho động cơ tàu thủy. Tất cả các sản phẩm từ dầu mỏ này trong điều kiện nhiệt độ phòng là chất lỏng. Các dầu bôi trơn và mỡ (dầu nhờn) (kể cả Vadơlin®) nằm trong khoảng từ C16 đến C20.Các chuỗi trên C20 tạo thành các chất rắn,bắt đầu là sáp parafin, sau đó là hắc ín và nhựa đường bitum. Khoảng nhiệt độ sôi của các sản phẩm dầu mỏ trong chưng cất phân đoạn trong điều kiện áp suất khí quyển tính theo độ C là: - Xăng ête: 40-70 °C (được sử dụng như là dung môi) - Xăng nhẹ: 60-100 °C (nhiên liệu cho ô tô) - Xăng nặng: 100-150 °C (nhiên liệu cho ô tô) - Dầu hỏa nhẹ: 120-150 °C (nhiên liệu và dung môi trong gia đình) - Dầu hỏa: 150-300 °C (nhiên liệu)Dầu điêzen: 250-350 °C (nhiên liệu cho động cơ điêzen/dầu sưởi) -Dầu bôi trơn: > 300 °C (dầu bôi trơn động cơ) Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác
  6. Câu 3: Thực trạng khai thác dầu mỏ trên thế giới cũng như ở Việt Nam? . Trả lời: +) Thế giới: Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong năm 2011 mười quốc gia có sản xuất dầu mỏ nhiều nhất chiếm hơn 63% sản lượng dầu của thế giới. Tính đến tháng 11 năm 2012, Nga sản xuất 10,9 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, trong khi Ả Rập Saudi sản xuất 9,9 triệu thùng. Trong top 10 nước khai thác dầu mỏ nhiều nhất của IEA công bố chiếm trên 64% sản lượng dầu thế giới trong năm 2012, gồm có: Nga 544 triệu thùng (13%), Ả Rập Saudi 520 triệu thùng (13%), Hoa Kỳ 387 triệu thùng (9%),Trung Quốc 206 triệu thùng (5%), Iran 186 triệu thùng (4%), Canada 182 triệu thùng (4%), Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 163 triệu thùng (4%), Venezuela 162 triệu thùng (4%), Kuwait 152 triệu thùng (4%) và Iraq 148 triệu thùng (4%). Năm 2012 tổng sảnlượng dầu của thế giới là 4.142 triệu thùng.Trong năm 2011, sản lượng dầu thế giớilà 4.011 triệu thùng, điều này thể hiện xu hướng tăng sản lượng theo năm. +) Việt Nam: Trong những năm qua ngành dầu khí Việt Nam đã tiến hành công tác tìm kiếm thăm dò với khối lượng rất lớn như khảo sát trên 107 nghìn km tuyến địa chấn 2D, 65 nghìn km2 địa chấn 3D, khoan hơn 980 giếng tìm kiếm thăm dò thẩm lượng và khai thác với tổng số mét khoan trên3,3 triệu mét, Đến nay Việt Nam đã khai thác được hơn 253 triệu tấn dầu mỏ ngoài ra còn phát hiện ra được nhiều mỏ khác,
  7. Câu 4: Ứng dụng của dầu mỏ cũng như các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ? thực trạng sử dụng và hệ quả của việc sử dụng này? Trả lời: +) Ứng dụng: Từ khi phát hiện đến nay, dầu mỏ và khí tự nhiên đã và đang là nguồn tài nguyên quý giá, đóng vai trò quan trọng, quyết định trong hoạt động kinh tế của nhân loại trongthời đại văn minh. Trên thế giới, các quốc gia có dầu mỏ cũng như không có dầu mỏ đều xây dựng cho mình nền công nghiệp chế biến dầu mỏ và hóa dầu nhằm tăng hiệu quả trong việc sử dụng dầu mỏ và ổn định mọi hoạt động của nền kinh tế quốc gia. Nghành công nghiệp này có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng của các nước. Các sản phẩm dầu mỏ đã và đang góp phần quan trọng vào cán cân năng lượng của thế giới, là nguồn nguyên liệu phong phú, trụ cột cho các nghành công nghiệp khác, Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là"vàng đen“, +) Hệ Qủa: Dầu mỏ bị tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh vật biển. Dầu mỏ đem đốt cũng gây ra ô nhiễm vì sinh ra nhiều khí như SO2, CO2. Xe cộ, máy móc chạy bằng xăng góp phần làm Trái Đất nóng lên,
  8. Bài thuyết trình của chúng em tới đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe!