Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 13: Phản ứng hoá học

ppt 34 trang phanha23b 6360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 13: Phản ứng hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_8_bai_13_phan_ung_hoa_hoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 13: Phản ứng hoá học

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Thế nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học ? 2. Cho biết hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học? Giải thích. a. Lưu huỳnh cháy trong khí oxi tạo ra khí lưu huỳnh đioxit có mùi hắc. b. Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. c. Trong lò nung vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài. d. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
  2. PHÚT THƯ GIẢN
  3. I- ĐỊNH NGHĨA Tiết 1 II- DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC PHẢN ỨNG HÓA HỌC III- KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA? Tiết 2 IV- LÀM THẾ NÀO NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA?
  4. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. ĐỊNH NGHĨA: Ví dụ: Thí nghiệm 1, bài “Sự biến đổi chất”: Trộn đều bột lưu huỳnh và bột sắt thu được hợp chất sắt (II) sunfua. Phương trình chữ của phản ứng được ghi như sau: Lưu huỳnh + Sắt  Sắt (II) sunfua (Chất tham gia ) (Sản phẩm) Đọc: Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra Sắt (II) sunfua.
  5. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. ĐỊNH NGHĨA:  Ví dụ: Lưu huỳnh + Sắt → Sắt (II) sunfua
  6. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. ĐỊNH NGHĨA: Ví dụ: Thí nghiệm 2, bài “Sự biến đổi chất”: Đun nóng đường , đường phân hủy biến đổi thành than và nước . Phương trình chữ của phản ứng được ghi như thế nào ? o Đường ⎯⎯→ t Than + Nước (Chất tham gia ) (Sản phẩm) Đọc: Đường phân hủy thành than và nước.
  7. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. ĐỊNH NGHĨA:  Ví dụ: Lưu huỳnh + Sắt → Sắt (II) sunfua o Đường ⎯⎯→ t Than + Nước
  8. Qua ví dụ trên hãy cho biết phản ứng hóa học là gì?
  9. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. ĐỊNH NGHĨA:  Ví dụ: Lưu huỳnh + Sắt → Sắt (II) sunfua o Đường ⎯⎯→ t Than + Nước * Phản ứng hóa học: là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
  10. Chất ban đầu gọi là chất gì?
  11. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. ĐỊNH NGHĨA:  Ví dụ: Lưu huỳnh + Sắt → Sắt (II) sunfua o Đường ⎯⎯→ t Than + Nước * Phản ứng hóa học: là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. - Chất ban đầu gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia).
  12. Chất mới sinh ra gọi là chất gì?
  13. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. ĐỊNH NGHĨA:  Ví dụ: Lưu huỳnh + Sắt → Sắt (II) sunfua o Đường ⎯⎯→ t Nước + Than * Phản ứng hóa học: là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. - Chất ban đầu gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia). - Chất mới sinh ra gọi là sản phẩm (hay chất tạo thành).
  14. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như thế nào ?
  15. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. ĐỊNH NGHĨA:  Ví dụ: Lưu huỳnh + Sắt → Sắt (II) sunfua o Đường ⎯⎯→ t Nước + Than * Phản ứng hóa học: là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. - Chất ban đầu gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia). - Chất mới sinh ra là sản phẩm. * Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm.
  16. Cách đọc phương trình chữ của phản ứng hóa học: PT: A + B → C + D “Tác dụng với” “tạo ra” hoặc “Và” hoặc “phản ứng “tạo thành” hoặc với” “sinh ra” Ví dụ : Lưu huỳnh + Sắt → Sắt (II) sunfua Đọc là : Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt (II) sunfua. PT: A C + D “Phân hủy thành” o Ví dụ: Đường ⎯⎯→ t Than + Nước Đọc là : Đường phân hủy thành than và nước.
  17. Bài tập 1: Viết các phương trình chữ của các phản ứng hóa học sau: a/ Kẽm tác dụng với axit sunfuric tạo thành kẽm sunfat và khí hiđro. Kẽm + Axit sunfuric → Kẽm sunfat + Khí hiđro b/ Đốt cháy khí hiđro trong bình chứa khí oxi tạo thành nước . Khí hiđro + Khí oxi → Nước
  18. Bài tập 2: Hãy đọc phương trình chữ của các phản ứng hoá học sau: a/ Rượu etylic + Khí Oxi →Khí Cacbonic + Nước Rượu etylic tác dụng với khí oxi tạo ra khí cacbonic và nước b/ Canxi cacbonat → Canxi oxit + Khí Cacbonic Canxi cacbonat phân huỷ tạo thành canxi oxit và khí cacbonic c/ Khí hiđro + Khí oxi → Nước Khí hiđro tác dụng với khí oxi tạo ra nước
  19. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần? Trong quá trình phản ứng: - Lượng chất phản ứng giảm dần. - Lượng chất sản phẩm tăng dần.
  20. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. ĐỊNH NGHĨA: II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC: VD : Phản ứng hóa học giữa khí hiđro tác dụng với khí oxi tạo ra nước . PhươngKhí hiđro trình chữ + Khícủa phảnoxi ứng → đượcNước viết như thế nào ? Phân tử khí Phân tử khí Phân tử nước hiđro oxi
  21. Hãy so sánhXét: trước phảnphản ứngứng , hoátrong họcquá trìnhgiữaphản khíứng hidrovà sau vớiphản khíứng về: + Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. oxi + Số lượng nguyên tử. H2O O2 H2 Trước phản ứng Trong quá trình phản ứng Sau phản ứng Liên kết giữa các Tổng số nguyên nguyên tử tử Trước phản ứng H – H; O – O 6 Không có sự liên kết giữ Trong quá trình 6 phản ứng các nguyên tử Sau phản ứng H – O – H 6
  22. Từ các nhận xét trên, em hãy rút ra kết luận về bản chất của phản ứng hóa học?
  23. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC I. ĐỊNH NGHĨA: II. DIỄN BIẾN CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC:  Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, nên chất này biến đổi thành chất khác .
  24. Zn HCl ZnCl2 H2 Trước phản ứng Trong quá trình phản ứng Sau phản ứng Hãy quan sát mô hình phản ứng giữa kẽm và axit clohidric và nhận xét đặc điểm liên kết của nguyên tử kim loại trước và sau phản ứng?
  25. LƯU Ý : Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.
  26. Bài tập 1: Hãy đọc phương trình chữ sau: Canxi oxit + Axit clohiđric → Canxi clorua + Nước Đáp án: Canxi oxit tác dụng với axit clohiđric tạo ra Canxi clorua và nước.
  27. Bài tập 2: Đốt photpho vào bình đựng khí oxi thu được chất Đi photpho penta oxit. Phương trình chữ nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng hoá học trên: to a. Photpho + Đi photpho penta oxit → Khí oxi to b. Photpho → Khí oxi + Đi photpho penta oxit to cc. Photpho + Khí oxi → Đi photpho penta oxit
  28. Bài tập 3: Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí Hiđro (H2 )và khí Clo (Cl2 ) tạo ra Axit clohiđríc (HCl) Hãy cho biết : - Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử nào bị tách rời? - Phân tử nào được tạo ra? H Cl H Cl H H H Cl H Cl Cl Cl Đáp án: - Liên kết giữa những nguyên tử trong phân tử hiđro và clo bị tách rời. - Phân tử axit clohiđric được tạo ra.
  29. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc bài. - Làm bài tập 1,2,3,4 /SGK trang 50,51. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Xem tiếp phần III,IV của bài : “Phản ứng hóa học” - Cho biết khi nào phản ứng hóa học xảy ra ? - Cho biết dấu hiệu của phản ứng hóa học?