Bài giảng Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Chủ đề tháng 6, 7, 8: Hè vui khỏe và bổ ích

pptx 53 trang phanha23b 25/03/2022 3230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Chủ đề tháng 6, 7, 8: Hè vui khỏe và bổ ích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_8_chu_de_thang_6_7_8_h.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Chủ đề tháng 6, 7, 8: Hè vui khỏe và bổ ích

  1. Tập Huấn Kĩ Năng Tham Gia Bảo Vệ Quyền Của Trẻ Em Theo Công ước TE của Chính Phủ Trình Bày: Huỳnh Văn Qúy Năm học: 2018 - 2019
  2. Chào Mừng Qúi Thầy Cô Giáo Cùng Các Bạn Học Sinh Về Tham Dự Lớp Tập Huấn Kĩ Năng Tham Gia, Bảo Vệ Quyền Của Trẻ Em Theo Công ước TE của Chính Phủ
  3. Mục Tiêu Khóa Tập Huấn *Hiểu và biết được những quy định chung về luật trẻ em *Nắm bắt được các quyền trẻ em được hưởng và những bổn phận của trẻ em *Biết những kiến thức cơ bản về Luật Trẻ Em năm 2016 *Liên hệ được trẻ em được tham gia vào các vấn đề và các hoạt động nào. *Các kĩ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em *Các kĩ năng tổ chức sinh hoạt tập thể
  4. Nội dung tập huấn: I, Định Nghĩa: *Luật trẻ em là các điều khoản, các chương do chính phủ đề ra để bảo vệ trẻ em *Luật trẻ em ra đời là để tham gia bảo vệ quyền và bổn phận của trẻ em Luật Trẻ Em
  5. II, Giải thích: *Theo Luật Trẻ Em Việt Nam: trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đến 18 tuổi. *Luật trẻ em qui định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
  6. *Bộ Luật Trẻ Em được Chính Phủ họp vào ngày 5 tháng 4 năm 2016, tại kỳ họp Quốc Hội lần thứ XIII *Chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2017 *Luật trẻ em hiện hành bao gồm 7 chương và 106 điều.
  7. 1,Theo Công ước Liên Hợp Quốc, trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi? 2,Theo em, trước bộ Luật trẻ em thì chúng ta có bộ luật nào? 3,Vậy, theo Luật trẻ em của Việt Nam thì trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi?
  8. 1, Theo Công ước Liên Hợp Quốc, trẻ em là người dưới 18 tuổi 2, Theo em, trước bộ Luật trẻ em chúng ta có bộ luật: “ Bảo Vệ, Chăm Sóc và Giáo Dục Trẻ Em” 3, Vậy, theo Luật của trẻ em của Việt Nam thì trẻ em là người dưới 16 tuổi
  9. Sự Khác Nhau ! Theo Công ước của LHQ về quyền trẻ em: trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi Theo Luật trẻ em Việt Nam: trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đến 18 tuổi Mỗi trẻ em là một con người với những đặc điểm riêng về thể chất và tâm sinh lí. Những đặc điểm và khả năng của trẻ rất khác nhau theo từng độ tuổi và sự trưởng thành; vì thế, trẻ em rất khác so với người lớn.
  10. Tâm sinh lý giữa người lớn và trẻ con
  11. •Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em: 1. Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình. 2. Không phân biệt đối xử với trẻ em. 3. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em. 4. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em. 5. Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các Mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương.
  12. •Các hành vi bị nghiêm cấm: 1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em
  13. 2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  14. 3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  15. 4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
  16. 5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
  17. 6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
  18. 7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. 8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em. 9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em. 10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. 11. Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. 12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi. 13. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai Mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
  19. *Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: 1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây: a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; b) Trẻ em bị bỏ rơi; c) Trẻ em không nơi nương tựa; d) Trẻ em khuyết tật; đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; e) Trẻ em vi phạm pháp luật; g) Trẻ em nghiện ma túy; h) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; i) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; k) Trẻ em bị bóc lột; l) Trẻ em bị xâm hại tình dục; m) Trẻ em bị mua bán; n) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải Điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; o) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc. 2. Chính phủ quy định chi Tiết các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ phù hợp đối với từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
  20. QUYỀN TRẺ EM Quyền Trẻ Em: là nhu cầu tối thiểu, đảm bảo cho việc sống và phát triển của trẻ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ * Trong nhóm quyền trẻ em: trẻ em có 25 quyền và 5 bổn phận
  21. Trẻ em có 25 quyền và 5 bổn phận, đó là gì?
  22. * Quyền và bổn phận của trẻ em Mục 1. QUYỀN CỦA TRẺ EM Điều 12. Quyền sống Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Điều 20. Quyền về tài sản Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ Điều 24. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
  23. Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt Điều 29. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính Điều 31. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang Điều 32. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội Điều 33. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội Điều 34. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp Điều 35. Quyền của trẻ em khuyết tật Điều 36. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn Mục 2. BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM Điều 37. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình Điều 38. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác Điều 39. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội Điều 40. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước Điều 41. Bổn phận của trẻ em với bản thân
  24. *Bổn phận của trẻ em đối với gia đình 1. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ. 2. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
  25. *Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác 1. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. 2. Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè. 3. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. 4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
  26. *Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội 1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình. 2. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hànhtrẻ quy em định đối vớivề an cộng toàn đồng, giao xãthông hội và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ 1.,gìn, giúp sử độ dụng tuổi tàicủa sản, mìnhluật. tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em. 3. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
  27. *Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước 1. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. 2. Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
  28. *Bổn phận của trẻ em với bản thân 1. Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân. 2. Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể. 3. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang. 4. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. 5. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
  29. *Trẻ em được tham gia vào các vấn đề trẻ em: I,Phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em 1. Các vấn đề sau đây về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em phải có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em tùy theo độ tuổi của trẻ em: a) Xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; b) Xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; c) Quyết định, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; d) Áp dụng biện pháp, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em của gia đình. 2. Trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua các hình thức sau đây: a) Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện; b) Thông qua tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em; c) Hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật; d) Tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em; đ) Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và các hình thức thông tin khác.
  30. II,Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình Cha mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây: 1. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em phù hợp với độ tuổi, sự phát triển của trẻ em và Điều kiện, hoàn cảnh của gia đình. 2. Tạo Điều kiện, hướng dẫn trẻ em tiếp cận các nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển toàn diện của trẻ em. 3. Tạo Điều kiện để trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng đối với những quyết định, vấn đề của gia đình liên quan đến trẻ em. 4. Không cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
  31. III,Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác Nhà trường, cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm sau đây: 1. Tổ chức và tạo Điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội; 2. Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật và quy định về giáo dục có liên quan đến học sinh; công khai thông tin về kế hoạch học tập và rèn luyện, chế độ nuôi dưỡng và các Khoản đóng góp theo quy định; 3. Tạo Điều kiện để trẻ em được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về chất lượng dạy và học; quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em trong môi trường giáo dục và những vấn đề trẻ em quan tâm; 4. Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, giải quyết theo phạm vi trách nhiệm được giao hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến trẻ em.
  32. IV,Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em 1. Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em. 2. Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em có nhiệm vụ sau đây: a) Tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em; tổ chức để trẻ em được tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; b) Thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em; c) Chuyển ý kiến, kiến nghị của trẻ em tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; d) Theo dõi việc giải quyết và phản hồi cho trẻ em về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị; đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em; e) Hằng năm, báo cáo Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em.
  33. V,Bảo đảm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em 1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em quy định tại Điều 74 của Luật này và bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng để trẻ em tham gia; b) Cung cấp đầy đủ thông tin các vấn đề về trẻ em và các vấn đề trẻ em quan tâm với nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp; c) Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng; d) Bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em; đ) Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em và ý kiến của tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em phải được lắng nghe, tiếp nhận, xem xét, giải quyết và phản hồi đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực. 2. Hằng năm, Hội đồng nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm. 3. Chính phủ quy định chi Tiết trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.
  34. *Các hoạt động trẻ em được tham gia: 1, Diễn đàn trẻ em: Diễn đàn trẻ em là hoạt động để trẻ em nói lên ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc để các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em về pháp luật, chính sách và những vấn đề có liên quan đến trẻ em Diễn đàn trẻ em được tiến hành bắt đầu từ cấp trường, ở diễn đàn này các em sẽ bầu chọn đại diện của mình tham dự diễn đàn cấp tiếp theo (huyện, thị xã) và tiếp như vậy cho đến cấp quốc gia. Diễn đàn trẻ em - ở một hình thức hoạt động cao hơn sẽ trở thành “ Hội Đồng Trẻ Em” khi các em thảo luận, trao đổi và chia sẻ vấn đề của mình với Hội đồng nhân dân các cấp.
  35. Trẻ em có thể làm gì ? Tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của mỗi trẻ tham dự diễn đàn mà các em có thể thực hiện những vai trò sau: -Góp ý cho thiết kế chương trình, thiết kế cho hoạt động và cách tổ chức diễn đàn -Tự thiết kế một số hoạt động trong diễn đàn với sự hỗ trợ của người lớn - Điều hành một số hoạt động trong trong diễn đàn với sự hỗ trợ chuẩn bị của người lớn - Trình bày ý kiến của mình hoặc các câu hỏi để những đại biểu tham dự diễn đàn giải đáp - Giám sát các hoạt động, báo cáo lại với những người tổ chức về những điểm cấn chú ý và thay đổi. - Đánh giá kết quả diễn đàn
  36. Diễn Đàn Trẻ Em
  37. 2. Thăm dò ý kiến trẻ em: Thăm dò ý kiến trẻ em là hình thức tham vấn ý kiến trẻ em thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phiếu hỏi, ĐTDĐ, tổng đài tư vấn, internet và các hình thức khác. Vdụ: Thăm dò ý kiến trẻ em về việc sửa đổi luật trẻ em, •Trẻ em có thể làm gì? Cung cấp thông tin bằng cách trả lời các phiếu hỏi Tham gia thiết kế phiếu hỏi với vai trò người thử nghiệm và đóng góp ý kiến Khuyến khích các trẻ em khác tham gia trả lời phiếu hỏi Sử dụng phiếu hỏi để thu nhập thông tin từ những trẻ em khác
  38. 3. Hội Đồng Trẻ Em Hội đồng trẻ em là nhóm đại diện cho trẻ em để định kỳ bày tỏ ý kiến , nguyện vọng, trao đổi, đối thoại với đại diện Hội đồng nhân dân các cấp về các vấn đề liên quan tới trẻ em tại địa phương. Trẻ em có thể làm gì? Tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của mỗi trẻ em mà các em có thể thực hiện những vai trò sau: -Góp ý cho các chương trình có liên quan đến trẻ em -Trình bày các ý kiến nguyện vọng của mình hay của các bạn trẻ khác mà mình đại diện trong phần làm việc với HĐND các cấp. -Đặt ra các câu hỏi để những đại biểu tham dự giải đáp -Giám sát các hoạt động, thông tin lại với các bạn về cuộc họp với các cô chú lãnh đạo
  39. Hội Đồng Trẻ Em
  40. 4. Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em: Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của trẻ em, do trẻ em chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. Câu lạc bộ trẻ em là loại hình hoạt động giúp xây dựng năng lực cho trẻ em nhằm hai mục tiêu chính: tăng cường vai trò của trẻ em trong các hoạt động xã hội và cộng đồng, và giúp các em chủ động và tích cực hơn trong việc thúc đẩy thực hiện các quyền của trẻ em. Hình thức hoạt động này được nhiều tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quyền trẻ em khuyến khích và đã tổ chức và đã có một số mô hình được thực hiện. Vdụ: CLB Quyền TE là nơi chia sẻ thảo luận các vấn đề Quyền trẻ em và các thành viên CLB tuyên truyền cho cộng đồng về thực hiện Quyền trẻ em
  41. Trẻ em có thể làm gì? -Xác định chủ đề hoạt động của CLB -Xác định mục tiêu hoạt động của CLB và thống nhất những hoạt động sẽ thực hiện. -Thiết kế và thực hiện hoạt động cụ thể - Cùng cán bộ phụ trách vận động các cơ quan chức năng ủng hộ và hỗ trợ cho hoạt động của CLB -Đưa ý tưởng và thảo luận các ý tưởng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động. -Giám sát hoạt động CLB
  42. Mức độ tham gia của trẻ em: Trẻ em có 4 mức độ tham gia: Trẻ em Trẻ em Trẻ em Trẻ em có thông nêu ý thảo ra quyết tin kiến luận định
  43. CÁC KĨ NĂNG THỰC HIỆN QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM: I, Kĩ năng xây dựng kế hoạch: Lập kế hoạch là quá trình chuẩn bị thực hiện một hoạt động nào đó sao cho đạt mục tiêu đề ra bằng biện pháp tốt nhất. WHO HOW WHERE 5W, 1H WHAT WHEN WHY
  44. II, Kĩ năng hỏi: Một cuộc họp mà không có những cuộc đối thoại là cuộc họp chết. Đặt câu hỏi là cách nhanh chóng để thu hút người tham dự và tạo ra một không khí cuộc họp trở nên sống động. *Mục đích hỏi: Thúc đẩy người tham dự tìm hiểu các lĩnh vực tư duy mới. Thách thức các ý tưởng hiện đại. Thăm dò kiến thức người tham dự Lấy ý kiến của người tham dự *Câu hỏi tốt: Là câu hỏi ngắn gọn, ý hỏi rõ ràng và từ ngữ phù hợp giúp người tham dự định hướng được suy nghĩ và suy nghĩ cách hiệu quả. *Định hướng hỏi: -Tại sao hỏi, hỏi để làm gì? Liệu người tham dự có đủ kiến thức, kinh nghiệm để trả lời không?
  45. III, Kĩ năng lắng nghe: Là khả năng ngừng suy nghĩ và làmI việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì đó mà ai đó đang nói Làm gì để lắng nghe có hiệu quả? -Giữ yên lặng -Thể hiện rằng mình muốn nghe -Tránh sựu phân tán -Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng -Kiên nhẫn -Giữ bình tĩnh -Đặt câu hỏi -Để những khoảng lặng -Nghe như 1 cái phễu lọc Không nên làm gì khi đang lắng nghe? -Lơ đãng với người nói và câu chuyện của họ -Cắt ngang lời nói -Phán xét, cãi lại khi chưa nghe hết câu chuyện -Nghe đại khái, bỏ qua chi tiết cụ thể và quan trọng -Đưa ra lời khuyên khi người nói không yêu cầu
  46. IV, Kĩ năng quan sát: Tất cả chúng ta đều quan sát để sống, để tồn tại, để hiểu nhiều hơn về con người và mọi vật xung quanh ta. Một số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng có đến 2/3 thông tin mà con người nhận dược là thông qua đôi mắt Người điều hành quan sát những gì? -Mức độ hứng thú của người tham dự đối với từng nội dung -Mối quan hệ tình cảm và sự hợp tác giữa những người tham dự -Mối quan hệ và sự tin tưởng của người tham dự với người điều hành -Cá tính của mỗi người tham dự -Những điều làm cản trở việc tham gia -Môi trường, vật chất của cuộc họp. Người điều hành quan sát bằng cách nào? Theo dõi hành vi báo hiệu những diễn biến trong cuộc họp/ trong lớp và đoán ý nghĩa của những dấu hiệu đó.
  47. V, Kĩ năng giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ là một kỹ năng được sử dụng rất nhiều trong điều hành cuộc tập huấn. *Nôi dung lời giao nhiệm vụ: Muốn giao nhiệm vụ tốt thì người điều hành phải trả lời được các câu hỏi sau: Tại sao cần làm việc này? Làm gì? Làm như thế nào? + Cách làm + Thời gian làm Làm gì tiếp theo? •Phải giao nhiệm vụ cho thật phù hợp: Lứa tuổi, giới tính.
  48. Phần IV: CÁC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ MÌNH I, Bảo vệ để khỏi bị xâm hại tình dục Theo thống kê: 93% vụ xâm hại trẻ em là người thân quen 47% vụ xâm hại trẻ em là họ hàng ?Vì sao số lượng người thân quen lại cao đến như vậy? Việc đề phong người thân là quá ít. Tin tưởng vào người thân quá nhiều
  49. I, Bảo vệ để khỏi bị xâm hại tình dục 1. Cha mẹ nên trò chuyện sớm với con về các bộ phận trong cơ thể 2. Không cho phép người khác được nhìn thấy hoặc chạm vào cơ thể 3. Nguyên tắc ranh giới động chạm cơ thể +Không để người lạ chạm vào bộ phận riêng tư của mình +Không động chạm vào bộ phận riêng tư của người khác 4. Không được giữ bí mật nếu bị xâm hại 5. Tâm sự với cha mẹ mà không phải gặp bất kỳ rắc rối nào 6. Không cho phép bất cứ ai chụp lại bộ phận riêng tư của mình 7. Tránh xa người lạ mặt, không cho người lạ mặt vào nhà 8. Cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác II, Bảo vệ mình khỏi bị bắt cóc: 1, Không đi theo người lạ 2, Không ăn, uống những gì người lạ mời 3, Không nhận quà từ người lạ khi không biết lý do 4, Không cho người khác biết thông tin cá nhân của mình 5, Không đi cùng người khác vào chỗ vắng 6, Không được hẹn gặp với người bạn chat trên mạng xã hội 7, Khi có người lạ lôi kéo, hãy gào to, thét to
  50. TRÒ CHƠI TẬP THỂ 1, Cao, thấp, dài, ngắn Cách chơi: Quản trò hô cao-thấp-dài-ngắn và hành động tay của mình. Người chơi phản đoán ra khi quản trò ra hành động 2,Nói và làm ngược Cách chơi: Quản trò hô tên 1 hành động nào đó và nhiệm vụ của Người chơi là phải nói hành động ngược lại Vdụ: Quản trò hô: Hãy cười thật to Người chơi: Khóc thật nhỏ
  51. Buổi Tập Huấn Đã Kết Thúc