Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 29: Trọng lực

pptx 26 trang buihaixuan21 5370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 29: Trọng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_29_trong_luc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 29: Trọng lực

  1. Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật bị biến dạng hoặc vừa làm biến đổi chuyển động của vật vừa làm vật bị biến dạng.
  2. - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. - Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
  3. Bố ơi! Tại sao những người đứng ở Nam Cực không bị rơi ra ngoài Trái Đất? Con không biết là Trái Đất hút tất cả mọi vật, kể cả những vật ở Nam Cực à?
  4. ChúngTạita saotìm quảhiểutáocâulại rơi trả lờxuốngi trongđấtbà?i hCóọcphải gió mới: đã thổi nó không? ?
  5. Tiết 22: Bài 29: TRỌNG LỰC
  6. 1.Trọng lực
  7. Treo một vật nặng vào đầu một lò xo, đầu kia treo cố định ta thấy lò xo dãn ra
  8. - Lò xo tác dụng vào quả nặng lực kéo. - Lực này có phương thẳng đứng đứng và chiều hướng lên. - Quả nặng vẫn đứng yên vì có một lực khác cân bằng với lực kéo của lò xo.
  9. Cầm một viên phấn trên cao rồi đột nhiên buông tay ra. Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn? Lực này có phương và chiều như thế nào? - Viên phấn có sự biến đổi chuyển động (từ đứng yên sang chuyển động) chứng tỏ có lực tác dụng vào nó. - Lực này có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.
  10. Từ hai thí nghiệm trên ta rút ra nhận xét gì về lực hút của Trái đất tác dụng lên vật . Trái đất tác dụng lực hút lên tất cả mọi vật. Lực này gọi là trọng lực
  11. Kết luận Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật Trọng lượng là cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật
  12. Dây dọi là dụng cụ mà thợ xây dùng để xác định phương thẳng đứng. Dây dọi gồm một quả nặng treo vào đầu một sợi dây mềm. Phương của dây dọi là phương thẳng đứng.
  13. -Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lượng của quả nặng đã .cân bằng với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của dây dọi tức là phương . thẳng đứng - Chiều của trọng lực hướng . . . . . . . .từ. .trên. . . .xuống. dưới
  14. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên . xuống dưới .
  15. Để đo độ mạnh (cường độ) của lực, hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam dùng đơn vị niu-tơn, kí hiệu N Gọi m là khối- Đơnlượngvị lựccủalàvậtniutơn, P là.trọng Kí hiệulượng: N của vật. Vật có m = 100- Trọng g = 0,1kglượng thìcủaP =quả 1Ncân 100g là 1N Vật có m = 1 kg thì P = 10N
  16. 1.Trọng lực - Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất - Độ lớn của trọng lực tính theo công thức: P = 10m Trong đó: m là khối lượng của vật ( kg) P là trọng lực - Đơn vị của trọng lực: Niu tơn ( N)
  17. Isaac Newton (1642-1727) là nhà vật lý, toán học nước Anh, người đã tìm ra trọng lực, người được thế giới tôn là "người sáng lập ra vật lý học cổ điển". Là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.
  18. Ông đã phát hiện ra trọng lực khi một quả táo rơi trúng đầu ông
  19. 2. Bài tập: 1.Trọng lực tác dụng vào vật nào trong các vật sau đây? Tất cả các vật trên.
  20. 2.Khi ném một quả bóng lên cao thì đến một độ cao nào đó nó sẽ bị rơi xuống. Quả bóng nào rơi đúng? A B C D C
  21. 3.Có bạn viết 10kg = 100N. Bạn đó viết đúng hay sai? Vì sao? Sai. Vì 10kg là khối lượng của vật. 100N là trọng lượng của vật.
  22. 4.Trọng lượng của một quả cân 250g là bao nhiêu? Vật có khối lượng là 100g thì có trọng lượng là 1N. Vậy vật có khối lượng là 250g thì có trọng lượng là 1 . 2,5 = 2,5N
  23. GHI NHỚ -Trọng lực là lực hút của Trái Đất lên vật. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng xuống ( hướng về Trái Đất ). -Trọng lượng là cường độ (độ lớn) của trọng lực : Công thức: P = 10m. - Đơn vị của lực là niu-tơn (N). Trọng lượng của vật nặng 100g là 1N
  24. Hướng dẫn về nhà: 1. Học bài cũ: Học ghi nhớ: Trọng lực, xác định phương chiều của trọng lực - Làm bài tập: C1;3;4 ( TL – 70) -2. chuẩn bị bài mới: Đọc tìm hiểu mục tiêu bài 30 ( TL – 71)