Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 Cánh diều - Bài 5. Sự đa dạng của chất - Nguyễn Thị Oanh
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 Cánh diều - Bài 5. Sự đa dạng của chất - Nguyễn Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_canh_dieu_bai_5_su_da_dang.pptx
Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 Cánh diều - Bài 5. Sự đa dạng của chất - Nguyễn Thị Oanh
- Bài 5. Sự đa dạng của chất Khoa học tự nhiên 6 – Cánh diều Cô Nguyễn Thị Oanh
- 01 Chất ở xung quanh ta
- Xung quanh ta có rất nhiều vật thể khác nhau. Có những vật thể có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên) và những vật thể do con người tạo ra (vật thể nhân tạo) Sắp xếp những vật thể trong hình dưới theo nhóm: vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống, vật sống Bài làm - Vật thể tự nhiên: con gà, vi khuẩn, nước, bắp ngô - Vật thể nhân tạo: bình chứa khí oxygen, bút chì - Vật không sống: bình chứa khí oxygen, bút chì, nước - Vật sống: con gà, vi khuẩn, bắp ngô
- Mọi vật thể đều do chất tạo nên. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên (hạt gạo có tinh bột, chất đạm, nước ) và một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau (nước có trong đất, trong động vật, trong thực vật) 1. Hãy kể tên một số chất có trong: nước biển, bắp ngô, bình chứa khí oxygen 2. Hãy kể tên các vật thể chứa một trong những chất sau: sắt, tinh bột, đường Bài làm 1. Nước biển: nước, muối - Bắp ngô: tinh bột, nước, chất đạm (protein) - Bình chứa khí oxygen: sắt, oxygen 2. Sắt: con tàu, chìa khóa, cửa sổ - Tinh bột: gạo, bắp ngô, khoai lang - Đường: cây mía, quả cam, cục kẹo, nước ngọt
- Trong các câu sau, từ (cụm từ) màu đỏ nào chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất? 1. Dây dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa) 2. Chiếc ấm được làm bằng nhôm 3. Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước 4. Thân cây bạch đàn có nhiều cellulose, dùng để sản xuất giấy Bài làm - Vật thể tự nhiên: nước, cây bạch đàn - Vật thể nhân tạo: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy - Vật sống: cây bạch đàn - Vật không sống: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy, nước - Chất: đồng, nhôm, chất dẻo, acetic acid, nước, cellulose
- 02 Ba thể của chất và đặc điểm của chúng
- 7 Chất tồn tại ở các thể?
- Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn được gọi là chất rắn, chất ở thể lỏng được gọi là chất lỏng, chất ở thể khí được gọi là chất khí
- Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn được gọi là chất rắn, chất ở thể lỏng được gọi là chất lỏng, chất ở thể khí được gọi là chất khí