Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_7_bai_25_phong_trao_tay_son_ban_chuan.pptx
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)
- • 1. Nguyên nhân • Cuối năm 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm chiếm nước ta. • Nguyễn Huệ liền lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
- 2. Diễn biến Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân, Quang Trung chỉ huy quân ra Tam Điệp, chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long: - Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. - Đạo thứ hai và đạo thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực. - Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. - Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.
- • Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu (1789), quân ta kéo tới sát đồn Hà Hồi, vây kín đồn khiến quân Thanh hoảng sợ và xin hàng. • Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi. Đây là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ.Quân Thanh bắn đại bác dữ dội nhưng quân ta vẫn tìm cách xông vào như bão. Cuộc chiến diến ra ác liệt. Quân Thanh chết nhiều vô kể và bỏ chạy về phía Thăng Long. • Tiếp đó, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa khiến tướng giặc phải thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị nghe tin báo hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt sông Hồng chạy về phương Bắc
- • 3. Kết quả và ý nghĩa • Kết quả: Quân Thanh hoảng loạn, bỏ chạy về nước. Quân ta hoàn toàn dành thắng lợi. • Ý nghĩa: Đánh bại quân xâm lược của nhà Thanh, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.