Bài giảng Lịch sử nâng cao Lớp 10 - Chủ đề: Tình hình tôn giáo của nước ta từ thế kỉ X-XV

pptx 20 trang phanha23b 3400
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử nâng cao Lớp 10 - Chủ đề: Tình hình tôn giáo của nước ta từ thế kỉ X-XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_nang_cao_lop_10_chu_de_tinh_hinh_ton_giao.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử nâng cao Lớp 10 - Chủ đề: Tình hình tôn giáo của nước ta từ thế kỉ X-XV

  1. CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 4 CHỦ ĐỀ : TÌNH HÌNH TÔN GIÁO CỦA NƯỚC TA TỪ THẾ KỈ X -XV
  2. CÁC TÔN GIÁO CHÍNH CỦA NƯỚC TA : Nho giáo của Khổng Tử ٭ - Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển . - Mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, thái bình, Khổng Tử (551 - 479 TCN) thịnh vượng.
  3. Phật giáo từ Ấn Độ ٭ - Đạo Phật được du nhập từ Ấn Độ,do thái tử Tất Đạt Đa sáng lập (còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni). - Đạo Phật đề cao tư tưởng nhân đạo, che chở, bảo vệ chúng sinh, hướng con người đến cái thiện, quy định việc thờ cúng tổ tiên, tất cả chúng sinh đều bình đẳng, Thích Ca Mâu Ni ( khoảng 624 – 543 TCN)
  4. Đạo giáo của Lão Tử ٭ - Người sáng lập ra học thuyết này là Lão Tử, còn gọi là Lão Đam . - Đạo giáo: Đạo là con đường, đường đi, giáo là sự dạy dỗ. - Đó là một trong bốn tư tưởng Lão Tử (TK VI TCN) lớn của Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.
  5. Cả 3 tôn giáo này đều ra đời vào khoảng TK VI-V TCN và đều là những tôn giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc Thuộc. Tuy nhiên, người Việt đã sáng tạo trong việc tiếp nhận và mang những nét riêng của mình.
  6. I. Thế kỉ X - Hoàn cảnh : nước ta bước sang thời kì độc lập . a.Nho giáo - Nho Giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử. - Giáo lý cơ bản của Nho giáo là đề cao quan hệ vua-tôi, chồng-vợ, cha-con. - Mặc dù vậy , từ thế kỉ X – XIV trong nhân dân ảnh hưởng của nho giáo còn ít .
  7. b. Phật Giáo - Phật giáo nước ta gồm 2 dòng : Miền bắc : Đại thừa Miền nam : Tiểu thừa - Phật giáo giữ vị trí quan trọng và phổ biến. Dù nguồn gốc bắt đầu từ Ấn Độ nhưng nước ta chủ yếu du nhập từ Trung Quốc. - Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, các nhà sư được triều đình coi trọng.
  8. - Nhiều nhà sư được triều đình trọng dụng có thể thâm gia bàn việc nước . - Vua , quan nhiều người theo đạo Phật ,góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng , Minh Không Thiền sư Khuông Việt Đại sư
  9. Phật giáo thời Lý trở thành quốc giáo và phát triển mạnh mẽ. Thời ấy, nhân dân “lũ lượt đi ở chùa”. Lý Thường Kiệt sau khi đánh Tống, bình Chiêm đã cho xây dựng chùa Báo Ân (Thanh Hóa) để tỏ lòng cảm tạ. Linh Nhâm thái hậu xây dựng cho mình đến hàng trăm ngôi chùa. Khi vừa lên ngôi, Lý Thái Tổ chưa xây dựng tôn miếu xã tắc, nhà vua đã cho xây dựng 8 ngôi chùa ở Phủ Thiên Đức cấp độ điệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng . Sử cũ mô tả những ngôi chùa hết sức bề thế, uy nghiêm, trong khi cung điện của triều đình thì mô tả sơ sài. Rõ ràng là thời ấy, kiến trúc Phật giáo có vị trí quan trọng và nổi trội hơn cả các công trình kiến trúc khác. (Theo Ðại Việt sử ký toàn thư) chùa Báo Ân (Thanh Hóa) Chùa Một Cột ( Hà Nội )
  10. - Một vị quan thời Trần đã Nhận xét : “thiên hạ có năm phần thì sư tăng chiếm một phần ’ hoặc ‘ chỗ nào có người ở đều có chùa thờ phật ”. - Một số chùa được xây dựng vào thời Lý ,Trần : Chùa Keo – Thái Bình Chùa Phật Tích - Bắc Ninh Chùa Ngọa Vân – Quàng Ninh Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh
  11. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông xuất gia tại chùa Hoa Yên núi Yên Tử, lấy hiệu là Hương Vân Ðầu Ðà (sau này vua đổi hiệu là Trúc Lâm Ðầu Ðà). Điều này đã gây nên một tiếng vang lớn và khiến tất cả mọi người trong nước hướng nhìn về ngọn núi Yên Tử. Đạo Phật trở thành yếu tố tâm lý liên kết toàn dân lại trong mục đích xây dựng và bảo vệ quốc gia. Vua Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông là những nhà chính trị giỏi, nhưng đồng thời cũng là những Phật tử thật sự.
  12. c. Đạo giáo : - Tồn tại song song với phật giáo . - Đạo giáo du nhập từ thời Bắc thuộc . - Đạo giáo hòa quyện với những đền miếu, tín ngưỡng dân gian cổ truyền, thờ cúng những người có công với dân tộc Việt - Một số đạo quán được xây dựng . Bích Câu đạo quán
  13. III. Thế kỉ XIV - XV - Sự trở lại của Phật giáo và Đạo giáo : có điều kiện khôi phục lại vị trí nhưng không được như thời Lý Trần , nhiều chùa, quán được xây dựng, một số chùa được trùng tu lại .
  14. a. Phật Giáo : -Phật giáo suy giảm dần . - Nguyên nhân : +) Năm 1429, Lê Thái Tổ ra lệnh cho các nhà sư, ai thông thạo kinh điển và đủ phẩm hạnh thì đến trình diện để thi kiểm tra cho tiếp tục để tu hành, ai không thi đỗ thì bắt hoàn tục. Do đó, nhà Lê đã hạn chế được người không có học, lợi dụng cửa Phật để hành nghề cúng bái. +) năm 1461,Lê Thánh Tông ra lệnh “ chùa quán nào ko có gạch cũ thì ko được tự tiện làm mới ”. +) Mặt khác do trước đó chịu sự đô hộ của giặc Minh nên nhiều chùa chiền và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, Trần đã bị xóa bỏ.
  15. Tuy ảnh hưởng đối với chính quyền cai trị của Phật giáo không còn lớn như thời Lý - Trần nhưng về đời sống tâm linh thì vua, quan vẫn hướng theo đạo Phật, tìm đến cửa chùa niệm cầu, mong được Phật độ trì. Vua Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông đã làm lễ Phật để cầu mưa.
  16. b.Nho giáo: - Đạo Nho làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. - Năm 1435, Lê Thái Tông chọn ngày làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn Miếu. - Khoa thi tiến sĩ năm 1442 được xem là mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam - Lê Thánh Tông đưa Nho giáo lên vị trí hàng đầu trong đời sống văn hóa tinh thần của thời đại. Để làm đời sống tư tưởng với Nho giáo, ông đã tìm cách "làm sáng tỏ đạo thánh hiền" khiến muôn người tin theo. - Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông bia tiến sĩ tại văn miếu cho dựng bia tiến sĩ. Quốc Tử Giám
  17. - Nho giáo thời Hậu Lê áp dụng theo kiểu nhà Tống, còn gọi là Tống Nho. Năm 1467, Lê Thánh Tông đặt ra chức Ngũ Kinh bác sĩ, tức là chọn người giỏi giao cho nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Ngũ Kinh để giảng cho học trò, truyền bá Nho giáo trong xã hội - Nho. giáo đề cao "tam cương": quân thần, phụ tử, phu phụ (vua tôi, cha con, vợ chồng) và chữ "hiếu", ít bàn về phạm trù "nhân nghĩa". - Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến thời Lê sơ.
  18. Lý do Nho Giáo lại phát triển mạnh mẽ vào thời nhà Lê Sơ,còn chiếm vị trí độc tôn vì : - Các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. Giáo dục lấy nho giáo làm giáo dục chính. - Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho thành lập quốc tử giám dựng bia tiến sĩ, thế nên Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. - Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. - Hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến.
  19. c. Đạo giáo: - Cũng như đạo Phật, dù bị triều đình hạn chế khá chặt chẽ nhưng Đạo giáo vẫn phát triển trong đời sống tư tưởng của nhân dân. - Năm 1429, Lê Thái Tổ đã làm sát hạch với các đạo sĩ để loại bỏ bớt những người không thực sự có kiến thức về Đạo giáo. Năm 1461, Lê Thánh Tông đã ra lệnh cấm tự tiện mở đạo quán. Dù các vua đề ra những biện pháp hạn chế hoạt động Đạo giáo nhưng trên thực tế ngay cả trong cung đình, Đạo giáo vẫn tồn tại và chi phối các nghi lễ cung đình. - Đạo giáo chủ yếu là Đạo giáo thần tiên và Đạo giáo phù thủy. - Trong quá trình tồn tại và phát triển, Đạo giáo thường song hành với Phật giáo và thường mượn nghi lễ của Phật giáo để thâm nhập lòng người.