Bài giảng Lý luận về hành chính nhà nước - Bùi Quang Xuân

pptx 40 trang Hải Phong 14/07/2023 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý luận về hành chính nhà nước - Bùi Quang Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ly_luan_ve_hanh_chinh_nha_nuoc_bui_quang_xuan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lý luận về hành chính nhà nước - Bùi Quang Xuân

  1. Bồi dưỡng chuyên viên chính LÝ LUẬN VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TS. BÙI QUANG XUÂN
  2. Hôm nay là ngày Thứ Ba, 18 Tháng Bảy 2023; giờ chính xác là 18:48 TS. BÙI QUANG XUÂN buiquangxuandn@gmail.com 0913 183 168
  3. Bồi dưỡng chuyên viên chính BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC ◼ Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, ◼ Có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội ◼ Nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng
  4. BẢN CHẤT CỦA NHÀ TÍNH GIAI CẤP NƯỚC VAI TRÒ XÃ HỘI -Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp Nhà nước là một tổ chức quyền lực công là - Nhà nước là bộ máy phương thức tổ chức trấn áp đặc biệt của giai bảo đảm lợi ích chung cấp này đối với giai cấp của xã hôi. khác
  5. C. MÁC KHI NÓI TỚI VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ TRONG XÃ HỘI "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên một quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng".
  6. Bồi dưỡng chuyên viên chính I. HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  7. QUẢN LÝ LÀ GÌ ? ▪ Sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định. ✓ Mục tiêu này có thể do các thành viên trong tổ chức tự thống nhất với nhau, cũng có thể do người đứng đầu tổ chức xây dựng và giao cho tổ chức thực hiện. ✓ Nhưng cũng có những tổ chức được hình thành để thực hiện những mục tiêu được xác định trước. Khi đó, bản thân tổ chức không thể tự mình làm thay đổi mục tiêu.
  8. QUẢN LÝ LÀ GÌ ?
  9. QUẢN LÝ LÀ GÌ ?
  10. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LÀ GÌ ? ▪ Một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. ▪ Hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. ▪ Là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.
  11. HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ▪ Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, ➢ Do các cơ quan trong hệ thống hành pháp tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, ➢ Phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của các công dân
  12. 2. VAI TRÒ CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI • Góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu, ý tưởng, chủ trương, đường lối chính trị của đảng cầm quyền trong xã hội. • Giữ vai trò định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội theo một định hướng thống nhất thông qua hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách của nhà nước.
  13. 2. VAI TRÒ CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI • Giữ vai trò điều hành xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo những định hướng thống nhất. • Hỗ trợ, kích thích phát triển, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội • Ngoài ra, còn giữ vai trò trọng tài, giải quyết các mâu thuẫn ở tầm vĩ mô.
  14. Bồi dưỡng chuyên viên chính II. CÁC NGUYÊN TẮC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  15. CÁC NGUYÊN TẮC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CƠ BẢN 1. Đảng cầm quyền lãnh đạo hành chính nhà nước 2. Nguyên tắc pháp trị 3. Nguyên tắc phục vụ 4. Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả
  16. NGUYÊN TẮC HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ
  17. Bồi dưỡng chuyên viên chính III. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  18. KẾ HOẠCH TỔ KIỂM CHỨC SOÁT CHỨC NHÂN NĂNG NỘI SỰ BỘ NGÂN SÁCH LÃNH PHỐI ĐẠO HỢP
  19. CHỨC NĂNG BÊN NGOÀI ▪ Nhiệm vụ chủ yếu: lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, ban hành và đề xuất các quy định pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực, giải thích và áp dụng các quy phạm pháp luật để quản lý, 1. CHỨC NĂNG điều chỉnh, thực hiện cưỡng chế hành ĐIỀU TIẾT XÃ HỘI chính đối với các vi phạm, 2. CHỨC NĂNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG ▪ Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của nhà nước
  20. Bồi dưỡng chuyên viên chính IV. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  21. BỐI CẢNH CHUNG: TOÀN CẦU HÓA, HỘI NHẬP QUỐC TẾ ▪ Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, trên quy mô toàn cầu. ▪ Toàn cầu hóa là một quá trình khách quan, tác động tới mọi quốc gia
  22. NGÀY NAY, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ▪ Các nhà nước nói chung và bộ máy hành chính ở các quốc gia phải trở nên nhanh nhạy hơn, vận hành hiệu lực và hiệu quả hơn để có thể tận dụng các cơ hội và đối phó với các thách thức mà toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang lại. ▪ Ngày nay, cải cách hành chính nhà nước là một tiến trình diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới.
  23. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ▪ Xây dựng một chính phủ gọn nhẹ hơn để có thể vận động một cách nhanh nhạy hơn và hiệu quả hơn ➢ Nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.
  24. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ▪ Quản lý công mới (Anh), ▪ Tái tạo lại chính phủ (Mỹ), ▪ Mô hình quản lý mới" (CHLB Đức), ▪ Hành chính công định hướng hiệu quả" (Thụy Sĩ),
  25. NHẬT BẢN ▪ Mục tiêu xây dựng một chính phủ có bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả cao nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của thủ tướng và nội các. ▪ Thiết lập một hệ thống tiêu chí nhằm đánh giá các chính sách, đẩy mạnh tư nhân hóa, thuê khoán bên ngoài một loạt dịch vụ.
  26. HÀN QUỐC ▪ Nghiên cứu những bài học kinh nghiệm quốc tế để xây dựng chương trình cải cách khu vực công, tập trung trên 4 lĩnh vực chính: ▪ Hợp tác, tài chính, lao động và khu vực công, trong đó xem việc tăng cường thúc đẩy cơ chế thị trường là nhiệm vụ trọng tâm.
  27. SINGAPORE ▪ Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức để áp dụng công nghệ mới. ▪ Hiện nước này đã cung cấp dịch vụ công qua Internet và dự kiến sẽ giải quyết công việc của dân qua điện thoại di động trong mọi thời điểm.
  28. PHÁP VÀ ĐỨC ▪ Tập trung vào giảm gánh nặng hành chính cho người dân và doanh nghiệp; giảm quan liêu và chi tiêu công; đẩy mạnh hành chính điện tử. ▪ Mục tiêu: xây dựng nền hành chính hướng tới phục vụ cộng đồng.
  29. BÀI HỌC THỰC TIỄN • Cần có sự quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ và các cơ quan quản lý. • Cải cách của lãnh đạo và đội ngũ nhân viên trong các cơ quan quản lý và người dân về chủ trương cải cách.
  30. BÀI HỌC THỰC TIỄN ▪ Thay đổi nhận thức về vai trò và chức năng của chính phủ từ quản lý sang hỗ trợ và phục vụ. ▪ Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính
  31. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ▪ Các nước đang phát triển cũng từng bước tiến hành cải cách, vận dụng những yếu tố tích cực của mô hình quản lý công mới vào thực tiễn của mình để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính.
  32. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM MỤC TIÊU ▪ Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước
  33. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ▪ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
  34. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ▪ Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
  35. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ▪ Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.
  36. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ▪ Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.
  37. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ▪ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước
  38. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau: 1.Hành chính nhà nước 2.Các nguyên tắc hành chính nhà nước 3.Các chức năng cơ bản của hành chính nhà nước 4.Cải cách hành chính nhà nước
  39. CHÚC THÀNH CÔNG & HẠNH PHÚC BUIQUANGXUAN 0913183168 buiquangxuandn@gmail.com