Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Làm quen văn học - Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe "Cây rau của Thỏ Út" - Nguyễn Thị Thắm

ppt 43 trang baigiangchuan 30/11/2023 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Làm quen văn học - Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe "Cây rau của Thỏ Út" - Nguyễn Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mam_non_lop_la_lam_quen_van_hoc_de_tai_ke_chuyen_c.ppt

Nội dung text: Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Làm quen văn học - Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe "Cây rau của Thỏ Út" - Nguyễn Thị Thắm

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THẠCH THẤT TRƯỜNG MẦM NON HƯƠNG NGẢI Bài thi thiêt kế giáo án điện tử Tháng 1 “Thực vật ” Đề tài : Kể chuyện cho trẻ nghe “ Cây rau của Thỏ Út Người dạy : Nguyễn Thị Thắm Năm học : 2019 – 2020
  2. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: * Kiến thức : - Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên các nhân vật trong chuyện - Hiểu nội dung câu chuyện: Chuyện cây rau của Thỏ út kể về cách trồng rau của anh em nhà thỏ. Hai Thỏ anh thì chăm chỉ, biết vâng lời mẹ, còn Thỏ út thì ham chơi, không biết vâng lời mẹ nên thỏ Út đã không biết cách trồng rau. Nhưng sau Thỏ Út đã hỏi lại mẹ cách trồng rau và chăm bón. Nhờ sự chịu khó nên khi thu hoạch cây và củ rất to - Nhớ tình tiết chính của chuyện, đặt tên chuyện theo ý tưởng của mình. * Kỹ năng: - Trẻ trả lời to, rõ ràng mạch lạc các câu hỏi của cô và một số lời thoại ngắn - Trẻ ghi nhớ có chủ đích tên truyện, các nhân vật trong truyện, tình tiết chính tronh truyện * Thái độ: - Trẻ chú ý lắng nghe cô kể truyện. * GD: Trẻ chăm chỉ, chịu khó thì mới có thành quả NDKH: HĐKH, HĐÂN II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô: - Nhạc bài hát: “ Anh nông dân và cây rau” - Máy vi tính - Giáo án PowerPoint “ Cây rau của Thỏ Út” - Vi deo câu chuyện “ Cây rau của Thỏ Út” - Dối tay câu chuyện. - Khung dối 2. Đồ dùng của trẻ: - Quần áo gọn gàng, sạch sẽ. - Tâm thế thoải mái khi học * Đội hình - Trẻ ngồi 3 hàng ngang trên xốp, ngồi hình chữ U trên ghế
  3. 1.Ổn định tổ chức Cô và trẻ hát bài “Anh nông dân và cây rau” Cô dẫn dắt trẻ đến câu chuyện
  4. 2.Phương pháp hình thức tổ chức Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời không tranh. - Hỏi tên các nhân vật trong câu chuyện
  5. Lần 2: Cô kể diễn cảm kết hợp hình ảnh trên máy vi tính
  6. Chuyện: Cây rau của thỏ út
  7. - Hỏi lại tên các nhân vật trong câu chuyện
  8. - Hỏi nội dung câu chuyện
  9. Cô giới thiệu nội dung câu chuyện “ Chuyện cây rau của Thỏ út kể về cách trồng rau của anh em nhà thỏ. Hai Thỏ anh thì chăm chỉ, biết vâng lời mẹ, còn Thỏ út thì ham chơi, không biết vâng lời mẹ nên thỏ Út đã không biết cách trồng rau. Nhưng sau Thỏ Út đã hỏi lại mẹ cách trồng rau và cách chăm bón. Nhờ sự chịu khó nên khi thu hoạch cây rau và củ rau của Thỏ Út rất to”
  10. - Cho trẻ đặt tên câu chuyện theo ý hiểu của trẻ.
  11. Đàm thoại- Trích dẫn
  12. Câu truyện có tên là gì? Có những nhân vật nào?
  13. Chuyện: Cây rau của thỏ út
  14. Thỏ mẹ dẫn các con ra vườn để làm gì? - Khi mẹ giảng cách trồng rau thỏ Út đã nghĩ như thế nào?
  15. Khi trồng rau thỏ Út đã đi đâu? Theo các con Thỏ Út là người như thế nào?
  16. Những cây rau của hai anh Thỏ trông như thế nào? Còn rau của thỏ út thì sao?
  17. -Vì sao khi thu hoạch cây rau của các anh thì củ to mà rau của Thỏ Út củ lại nhỏ? + Thấy rau của mình như vậy thỏ Út cảm thấy thế nào?
  18. Thỏ Út đã hỏi mẹ điều gì?
  19. + Vụ sau những cây rau của thỏ út như thế nào? + Khi thấy thỏ út chăm chỉ, chịu khó làm việc thỏ Mẹ cảm thấy ra sao?
  20. Qua câu chuyện này các con học được điều gì?
  21. Giáo dục trẻ: Các con à! Câu chuyện muốn nhắn nhủ các con rằng muốn đạt được thành quả thì các con luôn phải chăm chỉ chịu khó, lắng nghe lời dạy của ông bà, bố mẹ và người lớn.
  22. Lần 3: Cô kể bằng hình thức thâu kết hợp dối tay.
  23. Lần 4: Cho trẻ xem video
  24. 3 .Kết thúc Cô nhận xét chung. Chuyển HĐ
  25. BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC XIN KÍNH CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI