Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động: Truyện "Ba cô gái" - Ma Thị Thúy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động: Truyện "Ba cô gái" - Ma Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mam_non_lop_la_phat_trien_ngon_ngu_chu_de_gia_dinh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Mầm non Lớp Lá - Phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động: Truyện "Ba cô gái" - Ma Thị Thúy
- GIÁO ÁN Chủ đề: Gia đình Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Chuyện " Ba cô gái" GIÁO VIÊN: MA THỊ THÚY Lớp: Mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1 Trường Mầm non Vinh Sơn
- I - Mục đích yêu cầu 1/ Kiến thức: -Trẻ nhớ tên câu chuyện, các nhân vật trong câu chuyện Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, kể lại câu chuyện. Qua câu chuyện trẻ biết tính cách của nhân vật. -Cung cấp một số vốn từ “Cọ chậu, ròng rả, hốt hoảng” -Thông qua buổi hội làng, trẻ biết phong tục của địa phương. 2/ Kỹ năng: -Phát triển kỹ năng nghe, kể chuyện, đóng kịch theo nội dung câu chuyện -Trẻ trả lời mạch lạc, rõ ràng, tròn câu. 3/ Giáo dục: -Trẻ biết yêu thương chăm sóc ba mẹ và những người thân trong gia đình. -Biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoạt động.
- II - Chuẩn bị -Không gian tổ chức: Trong lớp. -Đồ dùng: Máy vi tính, chương trình powerpoint, sân khấu rối ( Mẹ, chị cả, chị Hai, chị Út, sóc, nhện, rùa) +Câu hỏi đàm thoại về nội dung câu chuyện. +Trang phục của các nhân vật trong truyện để trẻ đóng kịch.
- III - Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Trò chuyện -Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” -Khi trẻ hát cô mở máy ra cho trẻ nghe “ Loa, loa, lao! Hôm nay là ngày hội làng ta, xin mời các cháu mầm non đến xem hội làng ( Loa, loa, loa) * Hoạt động 2: -Cô dẫn trẻ đi xem hội làng. -Cho trẻ xem kịch rối do các cô thể hiện. -Cô chuyển đội hình cho trẻ nghe câu chuyện một lần nữa qua hình ảnh trên máy. Cô giải thích từ khó cho trẻ như: (Cọ chậu, ròng rã, hốt hoảng). *Đàm thoại: Cho trẻ chọn câu hỏi trên máy để đàm thoại
- +Câu chuyện có tên là gì? +Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật. +Khi mẹ ốm, bà đã nhờ sóc con đưa thư và bà đã nói gì với sóc con? +Nghe tin mẹ ốm chị Cả và chị Hai có về thăm mẹ ngay không? +Chị cả và chị Hai biến thành con gì? Vì sao? +Khi đến nhà chi Út thì chị Út có về nhà thăm mẹ ngay không? +Sóc con âu yếm và đã nói gì với chị Út? +Con yêu ai trong câu chuyện? Vì sao? *Trò chơi: “Bé thích vai nào” -Cách chơi: Cho trẻ nhập vai vào nhân vật mà trẻ thích và đóng kịch theo nội dung câu chuyện. *Giáo dục trẻ biết yêu thương ba mẹ, giúp đỡ mọi người trong gia đình và biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong mọi hoạt động. * Hoạt động 3: Cho trẻ hát bài “ Ba ngọn nến lung linh”
- Nội dung đàm thoại
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Khi bị ốm Bà mẹ đã nói gì với Sóc? Sóc hãy mang lá thư đến cho các con gái của ta và bảo chúng về thăm ta ngay
- Khi nghe Sóc nói là mẹ bị ốm chị cả đã nói gì? Chị chưa đi thăm mẹ chị được đâu chị còn phải cọ nốt cái này đã
- Điều gì đã xảy ra với chị Cả khi chị vừa trả lời Sóc xong? Chị đã biến thành con rùa bò đi ra khỏi nhà
- Chị Hai đã nói gì khi Sóc báo tin mẹ chị ốm nặng? Chị chưa đi thăm mẹ chị đượ đâu chị còn phải xe nốt chỗ chỉ này đã
- Điều gì đã xảy ra với chị Cả khi chị vừa trả lời Sóc xong? Chị đã biến thành con nhện giăng tơ suốt ngày
- Khi nghe tin báo Mẹ bị ốm chị út đã làm gì? Chị đã rất hoảng hốt và chạy về thăm mẹ chị ngay
- Qua câu chuyện này con yêu ai? Vì Sao? Chị út là người con hiếu thảo, hết lòng yêu thương mẹ
- HÁT BÀI: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU
- CHÚC BÉ CHĂM NGOAN