Bài giảng Mĩ thuật Lớp 9 - Bài 12: Thường thức mỹ thuật: Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam

ppt 15 trang phanha23b 24/03/2022 5680
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Mĩ thuật Lớp 9 - Bài 12: Thường thức mỹ thuật: Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mi_thuat_lop_9_bai_12_thuong_thuc_my_thuat_so_luoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Mĩ thuật Lớp 9 - Bài 12: Thường thức mỹ thuật: Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam

  1. KÍNH CHÀO CÁC BẠN HỌC SINH Nhóm chuẩn bị: nhóm 3
  2. Bài 12: Thường thức mỹ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
  3. I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT Nước ta có 54 dân tộc anh em trải dài trên khắp nước ta -Mỗi một dân tộc lại có một nét đặc sắc riêng. Tạo ra một nền văn hóa phong phú và đa dạng -Các dân tộc sống đoàn kết trong đấu tranh giải phóng dân tộc ngày xưa và xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay -Họ cùng chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nghiên khắc nghiệt để xây dựng và bảo vệ tổ quốc
  4. II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM 2. Nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên b) Tượng nhà mồ Tây Nguyên
  5. Tượng nhà mồ là mang đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Nam Trung Bộ và Việt Nam). Trong thời gian gần đây truyền thống làm tượng nhà mồ chỉ còn thấy tập hợp ở các dân tộc Bân, Êdê, Xơ Đăng,
  6. Tục làm tượng nhà mồ phổ biến, thể hiện mong muốn của người sống là làm vui lòng người đã khuất, là sự tưởng niệm của người sống với người ra đi. Chỉ với cái rìu, khúc gỗ, bằng sự khéo léo, bằng tình cảm dành cho người đã khuất người dân Tây Nguyên đã đẽo thành những bức tượng rất phong phú sinh động với đề tài về con người, động vật. Điêu khắc nhà mồ là kho sử thi về cuộc sống xã hội và tự nhiên của rừng núi vừa cổ sơ vừa hiện đại, đơn giản với tính cách điệu cao
  7. Tượng nhà mồ Tây Nguyên không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn là kho báu chứa đựng các giá trị mỹ thuật mang đậm nét dân dã, nguồn cội. Đồng bào Tây Nguyên ngày nay đang làm cho những bức tượng nhà mồ tỏa sáng để hấp dẫn du khách khám phá và chiêm nghiệm vùng đất kỳ vĩ này.
  8. Tượng mồ - như tên gọi của nó - chỉ được đặt ở nhà mồ. Sau lễ tiễn người chết về “làng ma” vĩnh viễn, tượng mồ cũng để mặc tàn tạ cùng mưa nắng. Và người đẽo tượng cũng coi tác phẩm của mình như một sự đi không trở lại của kiếp người
  9. Đối với người Tây Nguyên, chết không phải là hết mà đó là sự trở về với núi rừng, nơi con người đã được sinh ra. Và để tiễn đưa, người thân của họ có những món quà là những bước tượng sinh động về con người, động vật, đồ dùng sinh hoạt. Tất cả phản ánh những gì mà khi còn sống, ai cũng trải qua.
  10. Tượng anh bộ đội cụ Hồ, theo quan niệm của người Ja Rai, anh bộ đội thể hiện cho tinh thần hi sinh, bảo vệ buôn làng. Tượng của nghệ nhân Ksor Ngher.
  11. Theo tập tục của người Tây Nguyên, Pơ thi (bỏ mả) là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong vòng đời của một con người. Trước lễ Pơ thi, người đẽo tượng sẽ được gia chủ mời vào rừng. Ngả được thân cây vừa ý xuống, chỉ bằng con dao và chiếc rìu Trong ảnh là tượng chồng không có áo mặc với ý nghĩa vì nhà đông con nên người cha phải nhường áo cho các con.
  12. Không lệ thuộc vào thời gian hay một gợi ý “đặt hàng” nào từ gia chủ, người đẽo tượng được tự do sáng tác theo ý mình. Chính sự tự do đó mà với những thời khắc nhất định, họ vụt hóa thân trong những “vụ nổ tâm linh” Trong ảnh là tượng mẹ cho con bú thể hiện tình mẫu tử bên nhà mồ.
  13. XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI