Bài giảng môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Dương Thị Phương

pptx 20 trang thanhhien97 4560
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Dương Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_1_song_gian_di_duo.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 1: Sống giản dị - Dương Thị Phương

  1. Chào mừng cô giáo và các em học sinh đến với bài giảng GDCD lớp 7 GV thực hiện: Dương Thị Phương
  2. BÀI 1 Sống giản dị
  3. I.Truyện đọc “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”
  4. a. Trang phục, tác phong, thái độ và lời nói của Bác Hồ Em hãy tìm những chi tiết trong truyện đọc thể hiện trang phục, tác phong, thái độ, lời nói của Bác Hồ?
  5. a. Trang phục, tác phong, thái độ và lời nói của Bác Hồ ❖ Trang phục: Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu và đi một đôi dép cao su. ❖ Tác phong, thái độ + Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào mọi người. + Thái độ thân mật như người cha đối với các con. ❖ Lời nói: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
  6. ❖ Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về trang phục, tác phong, thái độ và lời nói của Bác Hồ? Điều đó có tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta?
  7. b. Nhận xét ➢ Trang phục: Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước ➢ Tác phong, thái độ: Thái độ chân tình, cởi mở, thân mật ➢ Lời nói: ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi
  8. II. Nội dung bài học a.Khái niệm Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
  9. Tình huống Gia đình An cuộc sống rất khó khăn, bố về hưu, mẹ An phải làm lụng vất vả để nuôi 3 chị em ăn học nhưng An lúc nào cũng đua đòi, chưng diện”. Các em có nhận xét gì về cách ăn mặc của bạn An? Bạn An có phải là một người sống giản dị không?
  10. Vậy sống giản dị được biểu hiện như thế nào? Không xa hoa, lãng phí b. Biểu hiện Không cầu kì, kiểu cách
  11. Lấy ví dụ trong cuộc sống: 1. Sống 2. Không giản dị giản dị
  12. c. Ý nghĩa ❖ Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. ❖ Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
  13. Là một học sinh, em cần làm gì để rèn luyện lối sống giản dị?
  14. d. Rèn luyện ✓ Quần áo gọn gàng, phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình ✓ Lời nói lịch sự, lễ phép ✓ Thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường ✓ Bảo vệ của công, không xa hoa, lãng phí
  15. III. Luyện tập
  16. 1.Bài tập a. Trong các tranh sau đây, theo em, bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao?
  17. 2. Hãy chọn phương án đúng, sai Phương án lựa chọn Đúng Sai 1. Giản dị là đức tính cần có ở người lớn mà không cần có ở trẻ em. 2. Tất cả mọi người đều cần đức tính giản dị không phân biệt giàu nghèo. 3. Những bạn có gia đình khó khăn dễ rèn tính giản dị hơn những bạn khác. 4. Sống giản dị sẽ giúp chúng ta biết quý trọng sức lao động của người khác 5. Sống giản dị dễ bị bạn bè cho là “quê”, “ngố”.
  18. 3. Bài tập tình huống Nhà Hòa rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hòa mặc một bộ quân áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vây, bạn lớp trưởng hỏi Hòa vì sao không mặc đồng phục khi đến trường. Hòa nói: “Mặc đồng phục thì không sành điệu, con nhà giàu thì phải đổi mốt liên tục chứ!” a. Em có đồng tình với suy nghĩ của Hòa không?Vì sao? b. Nếu là lớp trưởng của Hòa, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên?
  19. Hướng dẫn học bài ở nhà. ❑ Học phần nội dung bài học ❑ Làm bài tập c, d SGK_trang 6 ❑ Đọc trước bài 2: Trung thực