Bài giảng môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 8: Năng động sáng tạo - Bùi Thị Vân

ppt 25 trang phanha23b 21/03/2022 7000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 8: Năng động sáng tạo - Bùi Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_bai_8_nang_dong_sang_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 8: Năng động sáng tạo - Bùi Thị Vân

  1. Môn GDCD 9
  2. Kiểm tra bài cũ ? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì ? Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp nào? ? Trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần ( những tư tưởng, đạo đức, lối sống,cách ứng xử tốt đẹp ) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Yêu nước,bất khuất chống giặc ngoại xâm, tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo - Công dân: Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
  3. Ê-đi-xơn, người Mỹ, năm 12 tuổi phải thôi học ở trường Tiểu học để bán báo kiếm tiền lo cho gia đình. Nhờ năng động, sáng tạo mà ông đã trở thành nhà phát minh vĩ đại( đèn điện, máy ghi âm, điện thoại, máy chiếu phim, tàu điện )
  4. Lê Thái Hoàng, học sinh lớp 12A,Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã có nhiều thành tích cao trong các kì thi toán quốc tế.
  5. THẢO LUẬN NHÓM BÀN (3 phút)- Tổ 1+ 2 câu 1; Tổ 3+4 câu 2 Câu 1: - Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn? - Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện sự chủ động sáng tạo của Ê-đi-xơn? Những việc làm đó đã đem lại thành quả gì? Câu 2: - Em có nhận xét gì về việc làm của Lê Thái Hoàng? - Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện sự chủ động sáng tạo của Lê Thái Hoàng ? Những việc làm đó đã đem lại thành quả gì?
  6. 1. Nhà bác hoc Ê-đi-xơn: Là người tích cực, chủ động, dám nghĩ, giám làm, say mê nghiên cứu, tìm tòi. Biểu hiện - Cậu đặt các tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương, điều chỉnh lấy ánh sáng tập trung để thầy thuốc mổ cho mẹ mình. Thành quả: - Cứu sống mẹ - Sau này ông phát minh ra đèn điện, máy nghi âm, điện thoại, máy chiếu phim, tàu điện - Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử văn minh của loài người
  7. 2. Lê Thái Hoàng: Là một học sinh luôn say mê nghiên cứu, tìm tòi, chủ động, tích cực trong học tập. Biểu hiện: - Ngoài giờ học trên lớp, Hoàng tự tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra cách giải toán mới hơn, nhanh hơn. - Làm các đề toán sưu tầm được ở nhiều loại báo trong và ngoài nước. - Tìm đề toán quốc tế ở thư viện, dịch sang tiếng Việt để giải. - Thức đến một, hai giờ sáng để tìm cách giải bài toán khó. Thành quả: - Năm 1998, Hoàng đạt giải nhì thi toán quốc gia, huy chương đồng thi toán quốc tế lần thứ 39. - Năm 1999, Thái Hoàng đạt huy chương vàng tại cuộc thi Ô-lim-pic Toán châu Á – Thái Bình Dương và huy chương vàng thi toán quốc tế lần thứ 40. - Đem lại vinh quang cho đất nước.
  8. “Thành công. chỉ đến với tôi nhờ sự kiên trì theo đuổi những ước mơ nghiên cứu và trải qua hàng trăm lần thất bại” Nhà bác học Ê-đi-xơn
  9. • Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. • Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
  10. Thảo luận:Nhóm bàn 5 phút - Nêu biểu hiện năng động sáng tạo, không năng động sáng tạo trong lao động ? - Nêu biểu hiện năng động sáng tạo, không năng động sáng tạo trong học tập ? - Nêu biểu hiện năng động sáng tạo không, năng động sáng tạo trong sinh hoạt hàng ngày?
  11. HÌNH THỨC NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO KHÔNG NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO LAO ĐỘNG HỌC TẬP SINH HOẠT HÀNG NGÀY
  12. HÌNH NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO KHÔNG NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO THỨC - Làm nhiều việc giúp đỡ gia - Luôn né tránh công việc đình - Làm việc qua loa, đại khái LAO ĐỘNG - Tìm ra cái mới, cách làm - Không dám nghĩ, không dám mới nâng cao năng suất làm - Luôn chủ động trong công việc - Có phương pháp học tập - Lười học khoa học - Lười suy nghĩ HỌC TẬP - Tìm ra nhiều cách giải mới - Học theo người khác, học vẹt hơn, nhanh hơn - Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống SINH - Vượt qua khó khăn vươn lên - Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác HOẠT trong cuộc sống - Chỉ làm theo sự hướng dẫn của HÀNG NGÀY - Kiên trì nhẫn nại trong công người khác việc - Không quan tâm, giúp đỡ mọi - Biết quan tâm, giúp đỡ mọi người người
  13. Đinh Trần Nguyễn Chàng sinh viên đại học Cần Thơ tạo giống Dưa hấu vuông
  14. Ông Nguyễn Cẩm Lũy (dân gian thường gọi là “thần đèn”). Ông sinh năm 1948 trong một gia đình nông dân ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ông chỉ học hết lớp 4 rồi nghỉ. Nhưng ông đã tạo nên một kì tích: Chuyển một ngôi nhà, cây đa từ vị trí này sang vị trí khác.
  15. Hiệp sĩ công nghệ thông tin năm 2005 – Nguyễn Công Hùng Ngày 11/9/2005 Hiệp sĩ CNTT- Nguyễn Công Hùng xuất hiện trong chương trình người đương thời, tiếp tục nêu cao tấm gương vượt khó vươn lên từ sức mạnh bàn phím
  16. Giáo sư Ngô Bảo Châu (bên trái) – Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được Nhà toán học trẻ nhất Việt Nam. Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields
  17. VN đoạt giải 3 Robocon châu Á - Thái Bình Dương 2011
  18. Tình huống: • Tình huống 1: Trong giờ học môn Mĩ thuật Nam thường đem bài tập môn Toán hoặc tiếng Anh ra làm. • Tình huống 2: Ngồi học trong lớp, Thắng thường chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, có điều gì không hiểu là Thắng mạnh dạn hỏi ngay và khi về nhà Thắng vận dụng những điều đã học vào cuộc sống (?) Em có suy nghĩ gì về cách học của 2 bạn trên. (?) Em sẽ học tập theo cách nào? Vì sao?
  19. Bài tập 3 (SGK – 30) Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? a) Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. bb) Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh. cc) Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc. dd) Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến riêng của mình. đ) Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.
  20. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không thể hiện tính năng động, sáng tạo? a. Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh; b. Biết suy nghĩ để tìm nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong công việc; c. Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến riêng của mình; d. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.
  21. Quảng Ninh: cậu học trò có trí đam mê sáng tạo và chiếc mũ bảo hiểm thông minh: Không đồng tình với việc các bạn học sinh đi xe đạp điện mà “quên” đội mũ bảo hiểm (MBH), em Nguyễn Tiến Sơn, học sinh lớp 11B9, Trường THPT Hồng Quốc Việt (huyện Đông Triều) đã chế tạo ra chiếc MBH thông minh, nhằm nhắc nhở các bạn khi đi xe đạp điện phải nhớ đội MBH. Sáng kiến của em đã đoạt giải ba tại Cuộc thi khoa học kĩ thuật tỉnh Quảng Ninh dành cho học sinh trung học năm 2014, đồng thời có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường đảm bảo ATGT. •
  22. BÀI 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (TiẾT 1)
  23. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ✓ Làm các bài tập: 2, 4 và 5 vào vở. ✓ Tìm hiểu phần 2, 3 của bài : Năng động, sáng tạo để tiết sau học tốt hơn. ✓ Tìm các câu ca dao, tục ngữ và danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo. ✓Sưu tầm gương năng động, sáng tạo của nước ta trong thời kì đổi mới ✓ Vẽ bản đồ tư duy cho bài học