Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự

pptx 30 trang thanhhien97 8581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_6_tiet_8_tim_hieu_chung_ve_van_tu.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự

  1. TIẾT 8
  2. Bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự. 1. Ví dụ : sgk/27.Trả lời các câu hỏi sau
  3. Bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe.
  4. Kể cho bạn nghe về nỗi buồn của mình.
  5. Kể cho bố mẹ nghe về chuyện trường lớp.
  6. Giáo viên kể chuyện về HS cho phụ huynh nghe Kể cho bố mẹ nghe về chuyện trường lớp. Bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe. Đồng nghiệp kể cho nhau nghe về người bạn mới.
  7. Trả lời: a, -Người nghe muốn biết một câu chuyện , mong muốn được nghe kể chuyện - Người kể sẽ kể một câu chuyện A.Gặp trường hợp như trên theo em người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
  8. b, Nếu muốn biết Lan là một người tốt , người được hỏi phải kể gì về Lan ? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì câu chuyện có ý nghĩa k?vì sao?
  9. Trả lời: câu b, -Nếu muốn cho bạn biết Lan là người tốt thì người đó phải nói được từng việc cụ thể để làm rõ điều đó. Ví dụ : bạn Lan hay giúp đỡ mọi người xung quanh ( dẫn người lớn qua đường, chỉ bài giúp bạn ) -Nếu người kể kể chuyện không liên quan đến việc An thôi học thì câu chuyện ấy chưa có ý nghĩa . Bởi vì người đọc chưa nhận được lời giải thích sự việc trên.
  10. 2.Đọc bài 2 sách giáo khoa/ 28 Đáp án: -Truyện kể về cậu bé làng gióng được gọi là Thánh Gióng - Ở thời Hùng Vương thứ 6 - Thánh gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước -Truyện kể về ai? -Ở thời nào? -Làm việc gì?
  11. • -Nêu diễn biến sự việc • -Kết quả • -Ý nghĩa?
  12. Diễn biến sự việc : + Ra đời kì lạ. + Lớn bổng phi thường. + Đánh giặc. + Về trời. Kết quả: + Gióng tiêu diệt giặc. + Bay về trời Ý nghĩa : + Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước. + Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm. + Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh.
  13. Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện Thánh Gióng?
  14. Cho các gợi ý sau các em hãy sắp xếp chúng theo thứ tự từ đầu, diễn biến , kết thúc một cách lôgic? a .Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc. b. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng c. Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ. d .Ra đời kì lạ e .Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt f .Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời. g .Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
  15. 1 2 3 4 5 6 7 8
  16. Đáp án: + Ra đời kì lạ. + Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc. + Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt. + Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng. + Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ. + Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc. + Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời. → D-A-E-B-C-G-F
  17. 1 3 7 Sự ra đời của Gióng Gióng biết nói và đòi đi đánh Gióng lớn nhanh như thổi, giặc 6 5 4 Gióng vươn vai thành tráng sĩ và Gióng nhổ bụi tre, đánh tan Gióng đánh thắng giặc, bay đi đánh giặc. quân giặc. về trời. 8 2 Vua phong danh hiệu và lập đền thờ Những dấu tích còn lại.
  18. • Từ những thứ tự các sự việc trên , em hãy suy ra đặc điểm của phương thức tự sự?
  19. Trả lời: -Đặc điểm của phương thức tự sự : + Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc. + Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa. +Mục đích giao tiếp của tự sự là : +Giải thích sự việc. + Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê. GHI NHỚ : SGK/28
  20. II.LUYÊN TẬP 1. Đọc mẩu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu: Ông già và thần chết Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói: - Chà, giá Thần Chết đến mang ta đi thì có phải hơn không! Thần Chết đến và bảo: - Ta đây, lão cần gì nào? Ông già sợ hãi bảo: - Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão. (Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu) a) Phân tích phương thức tự sự của truyện; b) Qua câu chuyện, có thể rút ra ý nghĩa gì?
  21. Trả lời Sự việc : -(1) Đẵn củi mang về. -(2) Vì xa nên kiệt sức. - (3) Than thở muốn chết đỡ vất vả - (4) Thần Chết xuất hiện - (5) Ông già sỡ hãi -(6) Nói khác đi : nhờ Thần Chết vác củi. -Tất cả những việc trên đều có quan hệ : việc này dẫn đến việc khác và kết thúc. - Ý nghĩa : con người muốn thoát khỏi cực nhọc nhưng rất coi trọng sự sống của mình.
  22. BÀI TẬP 2 Đọc bài thơ “ Sa Bẫy “ /29 và trả lời câu hỏi sau: a) Bài thơ này có phải sử dụng phương thức tự sự không? Căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy? b) Qua việc xác định phương thức tự sự của bài thơ, hãy kể lại câu chuyện.
  23. Trả lời a , Bài thơ kể về chuyện bé Mây cùng mèo con bẫy chuột nhưng mèo con thèm ăn quá đã chui vào bẫy ăn tranh mất cả phần của chuột. Bài thơ Sa bẫy kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc cho nên phương thức biểu đạt của bài thơ này là tự sự b . + Bé Mây cùng mèo con đánh bẫy chuột nhắt; + Bé Mây cùng mèo con đoán chắc chuột sẽ vì mồi ngon mà sa bẫy; + Bé Mây mơ ngủ thấy cảnh chuột sa bẫy và cùng mèo con xử tội lũ chuột; + Sáng ra thấy mèo con đang ngủ trong bẫy.
  24. BÀI TẬP 3 3. Đọc hai văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược, tìm hiểu phương thức biểu đạt của mỗi văn bản để trả lời câu hỏi: -Có phải văn bản tự sự không? Vì sao -Vai trò của phương thức tự sự đối với việc biểu đạt nội dung của văn bản?
  25. Trả lời -Cả hai văn bản sử dụng phương thức tự sự để biểu đạt. +Văn bản thứ nhất là dạng bản tin, thuật lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế tại Huế. +Văn bản thứ hai thuộc loại văn bản lịch sử, kể lại chiến công đánh bại quân Tần của người Âu Lạc. - Vai trò:Phương thức tự sự giúp người đọc nắm được thông tin trong diễn biến của nó.
  26. BÀI TẬP 4 4. Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên. KHÓ QUÁ !!!KHÓ QUÁ!!!
  27. Trả lời Gợi ý tham khảo: Truyền thuyết kể lại rằng tổ tiên người Việt xưa là Hùng Vương, lập nên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Hùng Vương là con trai của Long Quân và Âu Cơ. Long Quân ở Lạc Việt (là Bắc Bộ Việt Nam bây giờ), thuộc nòi Rồng thường ở dưới nước. Âu Cơ là tiên, ở vùng núi cao phương Bắc, thuộc dòng Thần Nông. Long Quân gặp Âu Cơ, lấy nhau, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương truyền lại nhiều đời. Vì thế, người Việt Nam vẫn tự xưng là con Rồng cháu Tiên để tưởng nhớ tổ tiên của mình.
  28. Giới thiệu về LLQ và Âu Cơ (1 ) LLQ và Âu cơ gặp nhau và nên duyên vợ chồng. (2) Âu Cơ sinh ra bọc trăm (3) trứng, nở ra trăm người con. (4) LLQ và Âu Cơ chia con: 50 xuống biển – theo cha, 50 lên non – theo mẹ. (5). Lập nước Văn Lang.
  29. BÀI TẬP 5 Đọc bài tập 5 và trả lời câu hỏi? Đáp án :Bạn Giang rất cần kể vắn tắt một vài thành tích của bạn Minh để các bạn khác cùng nghe và tán thành. Khi ấy, sức thuyết phục trong lời đề nghị của bạn Minh sẽ cao hơn.
  30. TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC - Về nhà các em học lại bài cũ để mai kiểm tra.Và xem trước bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.