Bài giảng môn Tin học Lớp 6 - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản

ppt 20 trang phanha23b 25/03/2022 5210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Tin học Lớp 6 - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_tin_hoc_lop_6_bai_14_soan_thao_van_ban_don_gia.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Tin học Lớp 6 - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản

  1. Bài 14
  2. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 1. Các thành phần của văn bản: Khi học tiếng Việt, em đã biết, thành phần cơ bản của văn bản là: từ, câu và đoạn văn.
  3. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 1. Các thành phần của văn bản: 1.Kí tự: Kí tự là con chữ, số, kí hiệu, Kí tự là thành phần cơ bản nhất của văn bản. Ví dụ: từ “Tin học” có 7 kí tự: T, i, n, dấu cách, h, ọ, c. 2. Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải là một dòng. Dòng có thể chứa các từ của nhiều câu. 3. Đoạn: Nhiều câu liên tiếp, có liên quan với nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản. Khi soạn thảo văn bản bằng Word, em nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn. 4. Trang: Phần văn bản trên một trang in được gọi là trang văn bản.
  4. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 1. Các thành phần của văn bản: Một dòng Biển đẹp Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu Một đoạn vào hồng rực lên như đàn bướm múa Một kí tự lượn giữa trời xanh. Một từ Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống Một câu biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc
  5. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 1. Các thành phần của văn bản: Bài tập: Các em quan sát văn bản sau và điền từ vào chỗ trống: 1 BBiển đẹp 2 Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu 3 vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. 4 Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên 5 xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc Văn bản trên có 5 dòng. Đánh số thứ tự vào từng dòng. Văn bản trên có .2 đoạn? Đoạn đầu tiên có .2 câu? Kí tự đầu tiên của văn bản là .B Kí tự cuối cùng của văn bản là Dấu chấm “.”
  6. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 2. Con trỏ soạn thảo: Con trỏ soạn thảo
  7. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 2. Con trỏ soạn thảo: - Cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào.
  8. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 2. Con trỏ soạn thảo: - Cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào. - Trong khi gõ văn bản, con trỏ soạn thảo sẽ di chuyển từ trái qua phải và tự động xuống dòng mới nếu nó đến vị trí cuối dòng. Lưu ý: Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột
  9. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 2. Con trỏ soạn thảo: Nếu muốn chèn kí tự hay một đối tượng vào văn bản, em phải di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn bằng cách nháy chuột tại vị trí đó, hoặc sử dụng các phím mũi tên, phím Home, End trên bàn phím.
  10. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word - Các từ phân cách nhau bởi một kí tự trống (dấu cách) được tạo bằng cách nhấn phím Spacebar. Word sẽ coi một dãy các kí tự nằm giữa hai dấu cách là 1 từ. - Nhấn phím Enter một lần duy nhất để kết thúc một đoạn văn bản và chuyển sang đoạn tiếp theo. - Trước các dấu ngắt câu: dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?) không được có dấu cách. - Sau các dấu mở ngoặc và các dấu mở nháy, gồm các dấu (, [, {, ‘ và “, không được có dấu cách. Trước các dấu đóng ngoặc và các dấu đóng nháy tương ứng, gồm các dấu ), ], }, >, ’ và ” không được có dấu cách.
  11. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word Bài tập: Chỉ ra lỗi sai trong đoạn văn sau: Mặt trời rúcbụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóngmình ngỡ ai Bò chào :“ kìa anh bạn , lại gặp anh ở đây ! ”
  12. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word Bài tập: Chỉ ra lỗi sai trong đoạn văn sau: Mặt trời rúcbụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóngmình ngỡ ai Bò chào :“ kìa anh bạn , lại gặp anh ở đây ! ”
  13. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word Bài tập: Chỉ ra lỗi sai trong đoạn văn sau: Mặt trời rúcbụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóngmình ngỡ ai Bò chào :“ kìa anh bạn , lại gặp anh ở đây ! ”
  14. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word Bài tập: Đoạn văn đã sửa lỗi: Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình ngỡ ai Bò chào: “kìa anh bạn, lại gặp anh ở đây!”
  15. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 4. Gõ văn bản chữ Việt Ngoài các chữ cái La tinh, chữ Việt còn có các chữ cái có dấu: ă, â, ê, đ, ô, ơ, ư Không có Trên bàn phím phím nào như có các phím ă, thế cả!!! â, ê, đ, ô, ơ, ư không nhỉ?
  16. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 4. Gõ văn bản chữ Việt Để gõ được các kí tự có dấu này từ các phím có sẵn trên bàn phím, Làmchúng thếta nàocần đểcó gõsự hỗ trợ của một phần mềm chuyên dụng,được cácđược kí gọitự cólà dấuchương trình hỗ trợ gõ. Hiện nay, ở nướcnày tatừ cócácrất phímnhều cóchương trình hỗ trợ gõ sẵn trên bàn phím? chữ Việt, phổ biến là VietKey, Unikey, ABC VietKey Unikey
  17. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 4. Gõ văn bản chữ Việt Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay là kiểu TELEX và kiểu VNI. Để có chữ Em gõ Em gõ Để có dấu Em gõ Em gõ (kiểu TELEX) (kiểu VNI) (kiểu TELEX) (kiểu VNI) ă aw a8 Huyền f 2 â aa a6 Sắc s 1 đ dd d9 Nặng j 5 ê ee e6 Hỏi r 3 ô oo o6 Ngã x 4 ơ ow hoặc [ o7 ư uw hoặc ] u7
  18. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 4. Gõ văn bản chữ Việt Để xem trên màn hình và in được chữ Việt, chúng ta còn cần các tệp tin đặc biệt cài sẵn trên máy tính. Các tệp tin này được gọi là các phông chữ Việt. Ví dụ: .VnTime, .VnArial, hay VNI-Times, VNI-Helve, Một số phông chữ chuẩn Unicode đã hỗ trợ chữ Việt: Times New Roman, Arial, Tahoma,
  19. Bài 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN 4. Gõ văn bản chữ Việt Lưu ý: * Để gõ chữ Việt cần phải chọn tính năng chữ Việt của chương trình gõ. Ngoài ra, để hiển thị và in chữ Việt còn cần chọn đúng phông chữ phù hợp với chương trình gõ. * Dấu của từ nên gõ sau khi gõ xong các chữ cái của từ, để tránh việc bỏ dấu sai như thay vì “Toán” thì lại là “Tóan”. * Trong trường hợp gõ sai dấu thì có thể gõ ngay dấu khác không cần phải xoá chữ để gõ lại.
  20. Kết thúc!