Bài giảng môn Tin học Lớp 6 - Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin

pptx 19 trang phanha23b 4070
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Tin học Lớp 6 - Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_tin_hoc_lop_6_bai_2_thong_tin_va_bieu_dien_tho.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Tin học Lớp 6 - Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin

  1. Câu hỏi : Thông tin là gì? Cho ví dụ. Trả lời: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện ) và về chính con người. VD: Tiếng trống trường cho em biết giờ ra chơi hay vào lớp Đèn tín hiệu giao thông cho em biết khi nào có thể qua đường,
  2. NỘI DUNG 1. Các dạng thông tin cơ bản 2. Biểu diễn thông tin 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính.
  3. 1. Các dạng thông tin cơ bản -Dạng văn bản - Dạng hình ảnh Đây là các những dạng thông tin thường gặp trong cuộc sống. -Dạng âm thanh
  4. 1. Các dạng thông tin cơ bản a, Dạng văn bản - Là những gì được ghi lại bằng con số, chữ viết hay các ký hiệu trong sách vở, báo chí
  5. 1. Các dạng thông tin cơ bản b, Dạng hình ảnh - Là những hình vẽ minh họa trong sách báo, bức tranh vẽ, tấm ảnh chụp một người nào đó
  6. 1. Các dạng thông tin cơ bản c, Dạng âm thanh - Như tiếng đàn, tiếng chuông, tiếng chim hót, tiếng trống trường, tiếng bài hát . Đài
  7. 2. Biểu diễn thông tin Vòng đời của ếch Nói chuyện qua ngôn ngữ bằng tay
  8. 2. Biểu diễn thông tin Biểu diễn thông a. Biểu diễn thông tin tin là gì? VD: - Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản. - Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí hiệu toán học. - Để biểu diễn 1 bản nhạc người ta dùng các nốt nhạc  Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
  9. 2. Biểu diễn thông tin Phiến đá khắc hoạ Hình vẽ trong động đá của người xưa Bia mộ trong Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội Hình vẽ trên mặt trống đồng
  10. 2. Biểu diễn thông tin Biểu diễn thông b. Vai trò của biểu diễn thông tin tin có vai trò như thế nào đối với  Biểu diễn thông tin có vai tròviệc truyền và tiếp quyết định trong các hoạt độngnhận thông tin? thông tin nói chung và xử lí thông tin nói riêng.  Biểu diễn thông tin phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin từ đời này sang đời khác.
  11. 2. Biểu diễn thông tin VD: - Việc mô tả bằng lời về hình dáng hoặc tấm ảnh của người bạn chưa quen, giúp em nhận ra bạn ở lần gặp đầu tiên. - Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin, không chỉ cho những người đương thời mà cho cả thế hệ tương lai. Các hình vẽ của người xưa khắc hằn trong hang động cho ta biết được phần nào về cuộc sống con người thời cổ đại Bức hoạ trong hang động
  12. 2. Biểu diễn thông tin b. Vai trò của biểu diễn thông tin Ví dụ: - Bé 2 tuổi không thể tiếp nhận và hiểu hết các thông tin từ 1 cuốn sách, nhưng lại hiểu được phim hoạt hình.  Cùng một thông tin nhưng sẽ có nhiều cách biểu diễn khác nhau. Tùy vào trường hợp hoàn cảnh cụ thể mà ta có cách biểu diễn thích hợp.
  13. 2. Biểu diễn thông tin Chữ nổi dành cho người khiếm thị.
  14. Bài tập 1. Những dạng thông cơ bản trong tin học? A. Văn bản B. Hình ảnh C. Âm thanh D. Tất cả đều đúng Đáp án đúng: D
  15. 2. Thế nào là biểu diễn thông tin? A. Là lưu trữ và chuyển giao thông tin B. Có vai trò quyết định đối với hoạt động tin học C. Là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó D. Tất cả đúng Đáp án đúng: C
  16. 3. Tập truyện tranh quen thuộc với nhiều bạn nhỏ “Đô rê mon” cho em thông tin (A)Dạng văn bản. (B) Dạng âm thanh. (C)Dạng hình ảnh. (D)Tổng hợp hai dạng văn bản và hình ảnh. (E) Cả 3 dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh. Hãy chọn phương án đúng nhất. Đáp án đúng: D
  17. 4. Để truyền đạt thông tin tới người bị khiếm thị hoàn toàn, người ta có thể (A)Vẽ hoặc viết ra giấy. (B) Đọc nội dung ghi trên giấy hoặc cho nghe một bài hát. (C)Cho xem những bức ảnh. (D)Nhấp nháy đèn tín hiệu. Hãy chọn phương án ghép đúng. Đáp án đúng: B
  18. 5. Để nói chuyện với người khiếm thính hoàn toàn, người ta không thể (A) Nói hoặc đọc thật to. (B) Vẽ hoặc viết ra giấy. (C) Dùng điệu bộ của nét mặt hoặc cử chỉ của bàn tay. (D) Cho xem những tấm ảnh. Hãy chọn phương án ghép đúng. Đáp án đúng: A