Bài giảng Nghề làm vườn

ppt 81 trang Hải Phong 17/07/2023 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nghề làm vườn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nghe_lam_vuon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Nghề làm vườn

  1. NGHỀ LÀM VƯỜN
  2. TÌM HIỂU NGHỀ LÀM VƯỜN I.Vị trí của nghề làm vườn. Nghề làm vườn đem lại lợi ích gì?
  3. I.Vị trí của nghề làm vườn. 1.Nghề làm vườn bổ sung thực phẩm và lương thực - Cung cấp các loại rau, quả tươi cho bữa ăn hằng ngày. - Cung cấp cá, thịt cho bữa ăn hằng ngày. 2. Vườn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. 3. Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp.
  4. I.Vị trí của nghề làm vườn. 1.Nghề làm vườn bổ sung thực phẩm và lương thực 2. Vườn tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. 3. Làm vườn là cách thích hợp nhất để đưa đất chưa sử dụng thành đất nông nghiệp. 4. Vườn tạo nên môi trường sống trong lành cho con người. - Vườn cây làm tăng lượng khí ôxi, giảm khí cácbôníc cho con người - Bảo vệ đất chống sói mòn và làm tăng độ màu mỡ của đất
  5. Đối tượng lao động của nghề làm vườn là gì? Nghề làm vườn có mục đích như thế nào? Nội dung lao động gồm những công việc gì? Công cụ lao động ở đây là gì? Điều kiện lao động như thế nào?
  6. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ LÀM VƯỜN 1. Đối tượng lao động. - Là các cây trồng như cây rau, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu, cây lấy gỗ 2. Mục đích lao động. - Để tận dụng được đất đai, sức lao động để sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.
  7. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ LÀM VƯỜN 3. Nội dung lao động. - Làm đất: Cày, bừa, làm nhỏ đất, lên luống Nhằm tạo đất tốt hơn. - Gieo trồng:Tiến hành sử lí,gieo hạt,trồng cây con cho phù hợp. - Chăm sóc: Làm cỏ, vun xới,tưới nước, phun thuốc trừ sâu,tỉa cây, cắt cành tạo hình - Thu hoạch: Đúng kĩ thuật tuỳ theo từng loại cây. - Chọn nhân giống: Như lai tạo, giâm, chiết , ghép -> Giống cây tốt.
  8. 5. Điều kiện lao động: Người lao động phải chịu ảnh hưởng của thiên nhiên như nhiệt độ, ánh sáng, mưa gió, các hoá chất 6. Sản phẩm: Gồm các loại rau, quả, cây cảnh, cây dược liệu
  9. III. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGHỀ LÀM VƯỜN Đối với nghề làm vườn chúng ta cần phải có những tri thức và kĩ năng gì? Người làm vườn phải có tâm sinh lí như thế nào ? Người làm vườn phải có sức khoẻ như thế nào ? Nghề làm vườn được đào tạo ở đâu?
  10. III. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGHỀ LÀM VƯỜN 1.Tri thức – Kĩ năng. - Vận dụng các kiến thức ở tất cả các môn học - Yêu thích nghề. 2. Tâm sinh lí: Phải yêu thích nghề, cẩn thận, tỉ mỉ, có khả năng quan sát, phân tích 3. Sức khoẻ: Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai có khả năng thích ứng với môi trường. 4. Nơi đào tạo: Các khoa trồng trọt ở các trường :TC, CĐ, ĐH nông nghiệp
  11. IV. Tình hình và phương hướng phát triển làm vườn ở nước ta. 1. Tình hình nghề làm vườn hiện nay. Tình hình nghề làm vườn hiện nay như thế nào?
  12. IV. Tình hình và phương hướng phát triển làm vườn ở nước ta. 1. Tình hình nghề làm vườn hiện nay. -Hiện nay nghề làm vườn ở nước ta đang ngày một được mở rộng từ đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển - Nhìn chung phong trào phát triển kinh tế vườn còn chưa đủ mạnh, nhiều diện tích còn hẹp, chưa chú ý đầu tư giống vào sản xuất, kĩ thuật nuôi trồng lạc hậu -> Kinh tế còn thấp.
  13. Nguyên nhân nào làm cho vườn ở nước ta chưa được mở rộng?
  14. IV. Tình hình và phương hướng phát triển làm vườn ở nước ta. 1. Tình hình nghề làm vườn hiện nay. -Nguyên nhân: Người làm vườn chưa có ý thức đầu tư, thiếu vốn, thiếu giống,thiếu hiểu biết, chưa mạnh dạn cải tạo vườn.
  15. Phương hướng phát triển nghề của nước ta như thế nào?
  16. 2. Phương hướng phát triển của nghề. -Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo và xây dựng các mô hình vườn cho phù hợp với từng địa phương. - Khuyến khích phát triển vườn đồi, vườn rừng, trang trại -Tăng cường hoạt động của hội làm vườn nhằm hướng dẫn trao đổi kinh nghiệm cho bà con nông dân. -Xây dựng các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng phù hợp để khuyến khích phát triển nghề làm vườn.
  17. CHƯƠNG 1. THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH VƯỜN I.Khái niệm về thiết kế và quy hoạch vườn 1. Ý nghĩa : Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì chúng ta cần phải làm gì?
  18. CHƯƠNG 1. THIẾT KẾ VÀ QUY HOẠCH VƯỜN I.Khái niệm về thiết kế và quy hoạch vườn 1. Ý nghĩa : - Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao trên mảnh vườn cần phải tiến hành thiết kế, quy hoạch bố trí vườn, ao, chuồng, nhà ở, công trình phụ thật khoa học, hợp lí để tiết kiệm đất. Phải biết chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp có năng suất cao, phẩm chất tốt
  19. 2. Khái niệm về hệ sinh thái V.A.C VAC là gì ? Khái niệm hệ sinh thái? Vườn có chức năng gì ?
  20. 2. Khái niệm về hệ sinh thái V.A.C - VAC là chữ đầu của ba từ đầu Vườn – Ao - Chuồng. VAC là một hệ sinh thái trong đó có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động làm vườn, nuôi cá, chăn nuôi và có mối quan hệ tác động qua lại. Một phần sản phẩm của cây trồng dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, nuôi cá. Ao nuôi cá cung cấp nước tưới và bùn bón cho cây, thức ăn cho chăn nuôi. Phân chuồng bón cho cây trong vườn và làm thức ăn cho cá .
  21. 2. Khái niệm về hệ sinh thái V.A.C - VAC là chữ đầu của ba từ đầu Vườn – Ao - Chuồng. VAC là một hệ sinh thái trong đó có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động làm vườn, nuôi cá, chăn nuôi và có mối quan hệ tác động qua lại. Một phần sản phẩm của cây trồng dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, nuôi cá. Ao nuôi cá cung cấp nước tưới và bùn bón cho cây, thức ăn cho chăn nuôi. Phân chuồng bón cho cây trong vườn và làm thức ăn cho cá . Phân bón Nước, bùn Vườn cây Thức ăn Thức ăn Nước, thức ăn Ao cá Chuồng nuôi Thức ăn
  22. - Hệ sinh thái VAC: tái sinh năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây trồng và tái sinh chất thải làm sạch môi trường, tái tạo những sản phẩm có ích trong vườn. Kết hợp nhiều loại cây theo nhiều tầng để tận dụng năng lượng mặt trời và đất đai. Nuôi nhiều giống cá ở các tầng khác nhau để tận dụng một cách hợp lí năng lượng mặt trời, đất đai, mặt nước, vốn đầu tư để đạt được hiệu quả kinh tế cao
  23. Vườn có thể có các chức năng sau : - Cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày trong gia đình như: rau, quả, cá, thịt, trứng. -Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cung cấp cho xã hội như: thực phẩm, nguyên vật liệu, dược liệu, củi, gỗ - Bảo vệ đât, chống xói mòn và cải tạo môi trường - Vườn còn tạo vẻ mĩ quan làm đẹp thêm cho căn nhà, tạo nguồn vui, nghỉ ngơi, giải trí. - Vườn tự cung, tự cấp và vườn tạo ra sản phẩm hàng hoá.
  24. 3 ) Căn cứ để thiêt kế quy hoạch vườn Chúng ta dựa vào đâu để tiến hành thiết kế quy hoạch vườn?
  25. 3 ) Căn cứ để thiêt kế quy hoạch vườn + Điều kiện đất đai, nguần nước, khí hậu ở địa phương +) Mục đích sản xuất và vấn đề tiêu thụ sản phẩm +) Dựa vào khả năng vật tư và vốn +) Trình độ kĩ thuật của người làm vườn +) Thực hiện thâm canh cao +) Lấy ngắn nuôi dài +) Làm dần từng việc theo thời vụ +) Nắm được những kĩ thuật mới
  26. CHƯƠNG II. KỸ THUẤT TRỒNG CÂY TRONG VƯỜN I. KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG TRONG VƯỜN 1. Kĩ thuật làm vườn ươm cây giống a.Các loại vườn ươm: gồm 2 loại + Vườn ươm cố định + Vườn ươm tạm thời b. Chọn địa điểm làm vườn ươm c. Thiết kế khu vườn ươm II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIỐNG CÂY TRỒNG ( CÂY ĂN QUẢ) Có 2 phương pháp: nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính
  27. II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH ( NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT ) 1.Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt 1. Nêu ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt? 2. Nêu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt?
  28. II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH ( NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT ) 1.Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt a. Ưu điểm - Kỹ thuật đơn giản. - Cây con khỏe, thích ứng rộng, tuổi thọ cao. - Hệ số nhân giống cao - Giá thành sản xuất cây con thấp. b. Nhược điểm - Cây phát sinh nhiều biến dị không mong muốn - Chậm ra hoa, quả - Tán cây không đều, khó chăm sóc, thu hoạch
  29. II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH ( NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT ) 1.Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt a. Ưu điểm b. Nhược điểm 2. Những điểm cần lưu ý khi nhân giống bằng hạt. Gieo hạt cần chú ý đến những điều kiện gì của hạt ?
  30. II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH ( NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT ) 1.Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt 2. Những điểm cần lưu ý khi nhân giống bằng hạt. - Chọn hạt giống tốt - Gieo hạt trong điều kiện thích hợp - Thời vụ gieo hạt - Đất gieo hạt - Cần biết đặc tính chín của hạt để có biện pháp xử lý trước khi gieo
  31. II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH ( NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT ) 3. Kỹ thuật gieo hạt Trình bày các phương pháp gieo hạt?
  32. II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH ( NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT ) 3. Kỹ thuật gieo hạt a. Gieo hạt trên luống - Làm đất - Bón phân lót đầy đủ - Lên luống - Xử lý hạt trước khi gieo - Gieo hạt - Chăm sóc sau khi gieo b. Gieo hạt trong bầu
  33. II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ĂN QUẢ 1.Giâm cành 2.Chiết cành 3.Ghép cây
  34. II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ĂN QUẢ 1. Giâm cành * Khái niệm: Giâm cành dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của một đoạn cành đã cắt rời khỏi thân cây mẹ . Nêu ưu điểm của biện pháp giâm cành?
  35. II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ĂN QUẢ 1. Giâm cành * Khái niệm: Giâm cành dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của một đoạn cành đã cắt rời khỏi thân cây mẹ . * Ưu điểm: - Cây non giữ được đặc tính, tính trạng của cây giống mẹ - Cây sinh trưởng nhanh - Hệ số nhân giống cao * Nhược điểm: - Điều kiện CSVC cao - Dễ bị già hóa
  36. * Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm. 1. Yếu tố nội tại của cành giâm a. Giống cây b. Chất lượng cành giâm 2. Yếu tố ngoại cảnh a. Nhiệt độ b. Độ ẩm c. Ánh sáng d. Giá thể cành giâm
  37. * Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm?
  38. * Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm. 1. Yếu tố nội tại của cành giâm 2. Yếu tố ngoại cảnh 3. Yếu tố kỹ thuật - Chọn nơi cao ráo,thoáng mát, kín gió * Kỹ thuật giâm . + Chọn cành giâm . + Cắt cành vào sáng sớm hoặc chiều tối . + Cây ra rễ nhanh thì cắt cắm luôn . + Cây khó ra rễ thì phải sử lí bằng thuốc hóa học . + Khi cành mọc đủ rễ và dài, chuyển màu vàng thì ra cây ở vườn ươm . * Thời vụ : Vụ xuân ( 10/2 – 20/4 ). Vụ thu ( 20/9 -20/10 ).
  39. 2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH Chiết cành là gì ? Cho biết ưu nhược điểm của chiết cành ?
  40. a) Chiết cành : Là tạo ra những rễ mới ở cành của cây mẹ. *Ưu điểm: – Cây cho quả sớm - Giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ - Cây thấp ,tán gọn, phân cành đều nên thuận lợi cho công việc chăm sóc và thu hoạch. - Thời gian có cây giống đem trồng nhanh (3-4 tháng hoặc 8 tháng tuỳ theo giống). *Nhược điểm: Hệ số nhân giống chưa cao - Nếu chiết nhiều cành sẽ làm ảnh hưỡng đến sinh trưởng của cây mẹ. - Cây chiết mau cỗi hơn so với cây ghép hoặc giâm, dễ bị sâu bệnh phá hại.
  41. 2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH Chọn cây , chọn cành như thế nào? Thời vụ vào tháng mấy ?
  42. *Chú ý: Chọn cây, chọn cành chiết nên chọn cây khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh và có phẩm chất quả tốt, năng xuất cao, hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chọn các loại cành có 2 nhánh , đường kính từ 1-2 cm, chiều dài từ 40-60cm. Cành đã hoá gỗ nằm ở vị trí tầm tán phơi ra ngoài ánh sáng. - Thời vụ : 2 vụ chính . Miền bắc + Vụ xuân tháng 2, 3 ,4 + Vụ thu tháng 8,9,10 . Miền nam: Chiết vào đầu mùa mưa.
  43. 2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH Em hãy cho biết kĩ thuật chiết cành như thế nào?
  44. * Kỹ thuật chiết : + Khoanh vỏ : Dùng dao sắc cắt khoanh vỏ cách gốc cành 10-15cm, chiều dài 1,5-2 lần đường kính gốc cành chiết. Sau khi khoanh vỏ cạo sạch lớp tế bào dính trên lõi gỗ rồi lau sạch rồi bó bầu. Đối với những giống khó ra rễ hoặc cây có nhựa, cần phơi nắng khoảng 1 tuần rồi mới bó bầu.
  45. 2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH Cần chất độn bầu như thế nào? Bó bầu như thế nào? Thời gian nào ra cây chiết?
  46. + Chất độn bầu : Dùng đất thịt nhẹ, đất mùn, trộn với mùn cưa, trấu,rơm,và phân chuồng ủ hoai theo tỉ lệ 2/3 và đất bó bầu đảm bảo độ ẩm Chú ý: Sử dụng chất kích thích để tăng khả năng ra rễ như IBA,NAA với nồng độ 2000- 4000 ppm.
  47. + Bó bầu : Đất được dàn đều xung quanh cành để phủ chờm ra 2 đầu đã cạo vỏ. dùng giấy nilon bọc ngoài để giữ ẩm,buộc chặt giữa và 2 đầu để giữ bầu + Ra cây chiết : Sau khi chiết 3-4 tháng bầu có màu rễ màu nâu vàng hoặc hơi xanh thì cắt cành đem ra vườn ươm. Chú ý : Khi hạ bầu phải cắt bỏ 1/2 số lá để giảm sự thoát hơi nước qua lá, mới trồng phải tưới đủ nước cho cây.
  48. 1. Chuẩn bị: - Dao ghép, cắt cành - Ni lông trắng để bó bầu - Nguyên liệu làm giá thể - Chế phẩm kích thích ra rễ - Ô doa, thùng tưới 2. Quy trình thực hành: Bước1: Chuẩn bị giá thể bầu chiết Bước2: Chọn cành chiết Bước 3: Khoanh vỏ cành chiết Bước 4: Bó bầu
  49. Video chiết cành
  50. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP Thế nào là ghép cây? Ghép cây có ưu nhược điểm gì ?
  51. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP Ghép cây: Được thực hiện bằng cách đem gắn một bộ phận của cây này sang một gốc của cây khác → cây mới . Vẫn giữ được đặc tính của giống ban đầu . * Ưu điểm: - Nhân được nhiều cây giống ( hệ số nhân giống cao) - Cây ghép sinh trưởng tốt nhờ bộ rễ của gốc ghép - Cây ghép vẫn giữ nguyên được những đặc tính tính của cây mẹ - Sớm ra hoa kết quả; Nâng cao sức chống chịu của giống - Duy trì được nòi giống với những giống không hạt, những giống khó chiết hay giâm cành
  52. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP * Nhược điểm: - Đòi hỏi kĩ thuật khá phức tạp, nhất là chọn gốc ghép, cành ghép, mắt ghép và thao tác khi ghép để đảm bảo cây giống khỏe và sạch bệnh. Cần chọn mắt ghép , cành ghép như thế nào?
  53. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP * Chọn mắt ghép, cành ghép tốt trên cây mẹ - Cây mẹ là những giống có năng suất cao và ổn định, có phẩm chất tốt đã qua 3 vụ trở lên. + Chọn cành ở giữa tầng tán nhô ra ngoài ánh sáng. + Cành có 4 – 6 tháng tuổi + Đường kính gốc cành từ 4 – 10mm + Cành khỏe, không sâu bệnh.
  54. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP Gốc ghép phải bảo đảm những tiêu chuẩn nào?
  55. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP * Chọn gốc ghép theo các tiêu chuẩn sau: - Giống làm gốc ghép sinh trưởng nhanh, thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu địa phương, chống chịu sâu bệnh tốt , dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con. Thời vụ ghép: + Vụ thu: tháng 8 - 9 - 10 + Vụ xuân: tháng 3 - 4 + Vụ đông: chỉ ghép được hồng ( tháng 10 – 11)
  56. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP Kể tên các phương pháp ghép phổ biến?
  57. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP * 2 phương pháp ghép : ghép cành và ghép mắt 1. Ghép cành: a. Ghép áp b. Ghép nêm c. Ghép chẻ bên d. Ghép đoạn cành 2. Ghép mắt: a. Ghép cửa sổ b. Ghép chữ T c. Ghép mắt nhỏ có gỗ.
  58. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP Trình bày kĩ thuật ghép áp?
  59. Cây gốc ghép được trồng trong túi nilông. GHÉP ÁP Trên cây gốc ghép và cành ghép đều cắt vát một miếng vừa chớm đến lớp gỗ dài 1,5- 2 cm , rộng 0,4-0,5 cm. Áp gốc ghép vào cành ghép ở vị trí cắt vỏ, dùng dây nilon buộc chặt lại. Buộc cố định túi bầu gốc ghép vào 1 cành gần nhất.Hàng ngày tưới nước giữ ẩm cho túi bầu gốc ghép và cây mẹ Sau 30 – 40 ngày vết ghép liền sẹo, cắt ngọn gốc ghép, cắt cành ghép ra khỏi cây mẹ rồi đưa trồng ra vườn.
  60. Cây gốc ghép được trồng trong túi nilông. GHÉP ÁP Bước1: Đặt bầu cây gốc ghép Bước2: Cắt vỏ cây gốc ghép. Bước 3: Cắt vỏ cành ghép Bước 4: Đặt gốc ghép áp vào cành ghép
  61. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP Trình bày kĩ thuật ghép nêm?
  62. Video ghép nêm cà phê
  63. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP Trình bày kĩ thuật ghép chẻ bên?
  64. Ghép chẻ bên
  65. 3. PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ CÁC KIỂU GHÉP Trình bày kĩ thuật ghép đoạn cành?
  66. Ghép đoạn cành
  67. KĨ THUẬT GHÉP MẮT 1. Ghép cửa sổ a. Chuẩn bị: - Dao ghép, cắt cành - Ni lông trắng để buộc. - Cây gốc ghép trồng trong bầu. - Các giống cây ăn quả b. Quy trình thực hành: Bước1: Chọn cành để lấy mắt ghép Bước2: Mở gốc ghép Bước 3: Lấy mắt ghép Bước 4: Đặt mắt ghép Bước 5: Buộc dây
  68. KĨ THUẬT GHÉP MẮT 2. Ghép chữ T a. Chuẩn bị: - Dao - Ni lông trắng bản mỏng - Các gốc ghép trên luống hoặc trong bầu - Các cây giống b. Quy trình thực hành: Bước1: Chọn cành, xử lý cành để lấy mắt ghép Bước2: Cách mở gốc ghép Bước 3: Cách lấy mắt ghép Bước 4: Luồn mắt ghép vào gốc ghép Bước 5: Buộc dây
  69. KĨ THUẬT GHÉP MẮT 2. Ghép chữ T
  70. Video chữ T và ghép cửa sổ
  71. KĨ THUẬT GHÉP MẮT 3. Ghép mắt nhỏ có gỗ
  72. Video ghep mắt nhỏ có gỗ