Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Đọc, hiểu văn bản "Tôi đi học" - Trường THCS Bình Mỹ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Đọc, hiểu văn bản "Tôi đi học" - Trường THCS Bình Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_khoi_8_doc_hieu_van_ban_toi_di_hoc_truong.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Khối 8 - Đọc, hiểu văn bản "Tôi đi học" - Trường THCS Bình Mỹ
- TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ
- THANH TỊNH
- I/ Tìm hiểu chung : 1/ Tác giả : - Thanh Tịnh ( 1911 -1988 ) tên thật là Trần Văn Ninh, đến năm 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh, quê ở ngoại ô thành phố Huế.
- - Ông vừa là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ có sáng tác từ trước năm 1945 ; sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. - Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007.
- 2/ Tác phẩm : Truyện ngắnTôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản 1941.
- II/ Đọc- hiểu văn bản : Những sự việc nào khiến nhân vật tôi có những liên tưởng về buổi tựu trường đầu tiên ?
- 1/ Những sự việc khiến nhân vật tôi có những liên tưởng về buổi tựu trường đầu tiên : - Sự biến chuyển của cảnh vật sang thu. - Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu đi đến trường.
- Kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?
- * Trình tự diễn tả kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả : Từ thời gian và không khí ngày tựu trường ở thời điểm hiện tại, nhân vật tôi hồi tưởng về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
- Nhân vật tôi đã hồi tưởng lại những sự việc gì về buổi tựu trường đầu tiên ?
- 2/ Những hồi tưởng của nhân vậttôi : - Không khí của ngày hội tựu trường : náo nức, vui vẻ, trang trọng. - Tâm trạng, cảm giác, ấn tượng của tác giả trên đường cùng mẹ đến trường, khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người, khi nghe gọi tên vào lớp, khi vào chỗ ngồi đón nhận giờ học đầu tiên.
- Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi họp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường ?
- 3/ Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi họp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi : - Con đường đến trường vốn rất quen thuộc nhưng hôm nay tự nhiên thấy lạ, có sự thay đổi. - Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm làm tác giả lo sợ, vẩn vơ.
- - Khi nghe gọi tên từng người thì hồi họp, nghe đến tên thì giật mình, lúng túng. - Khi xa mẹ thì dúi đầu vào lòng và nức nở khóc. - Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên. - Tác giả vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin bước vào giờ học đầu tiên.
- Tìm các hình ảnh so sánh hay trong bài
- 4/ Các hình ảnh so sánh đặc sắc : - Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy bầu trời quang đãng. - Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng trên ngọn núi. - Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhưng còn ngập ngừng e sợ.
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm
- 5/ Đặc sắc về nghệ thuật : - Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. - Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi. - Giọng điệu trữ tình trong sáng.
- 4/ Ý nghĩa văn bản : Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi mãi không thể nào quên trong kí ức của tác giả. III/ Tổng kết : GN/ 9
- IV/ Luyện tập : 1/ Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học. 2/ Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.
- CỦNG CỐ - Giới thiệu tác giả và tác phẩm truyện ngắn Tôi đi học. -Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi họp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường ? - Nêu nội dung chính của văn bản.
- DẶN DÒ - Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học. - Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất. - Soạn bài : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ + Xem và trả lời câu hỏi SGK//10,11
- XIN CHÀO TẠM BIỆT