Bài giảng Ngữ văn Khối 9 - Bài 28: Những ngôi sao xa xôi
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Khối 9 - Bài 28: Những ngôi sao xa xôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_khoi_9_bai_28_nhung_ngoi_sao_xa_xoi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Khối 9 - Bài 28: Những ngôi sao xa xôi
- Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà “Gửi em – cô thanh niên xung phong”- Phạm Tiến Duật)
- - Lê Minh Khuê sinh 1949, quê Huyện Tĩnh Gia- Thanh Hóa. - Là cây bút chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế và sắc sảo.
- Là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết 1971- khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Chú thích: (1)Cao điểm: chỗ cao hơn mặt đất như gò, đồi núi hoặc trên nóc công trình kiến trúc cao. (2)Trọng điểm: điểm, nơi được xác định là có vai trò quan trọng so với những điểm, nơi khác.
- TÓM TẮT TRUYỆN - Ba cô gái thanh niên xung phong gồm: Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao ở một tổ trinh sát phá bom tại một cao điểm, trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom. - Cuộc sống nơi chiến trường dù khắc nghiệt, hết sức nguy hiểm nhưng họ vẫn giữ được nét tươi vui, hồn nhiên, lãng mạn của tuổi trẻ. - Mỗi người một cá tính nhưng họ luôn gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí, đồng đội. - Trong một lần phá bom, Nho bị bom vùi, bị thương. Định và chị Thao lo lắng, săn sóc cho Nho. Rồi họ cùng vui vẻ, thích thú trước một cơn mưa đá.
- ? Người kể chuyện là ai? - Truyện kể ở ngôi thứ mấy? - Tác dụng của ngôi kể này? -> Người kể chuyện: Phương Định - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Tác dụng: + Tạo điểm nhìn phù hợp tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh. + Diễn tả một cách tự nhiên, chân thực và sinh động thế giới tâm hồn và cảm xúc suy nghĩ của nhân vật.
- BỐ CỤC - P1: Từ đầu đến “ngôi sao trên mũ”: Phương Định kể về cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô. - P2: Tiếp đến “chị Thao bảo”: Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, chăm sóc. - P3: Phần còn lại: Sau phút hiểm nguy, hai chị em ngồi hát, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.
- - “ Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn chỉ có những thân cây bị tước khô cháy.” - “ Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc.” - “ Còn chúng tôi chạy trên cao điểm cả ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.” - “ Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ì ầm xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ.”
- CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM (3 phút) ? Từ hiện thực cuộc sống của các cô TNXP, em liên tưởng tới văn bản nào đã học? So sánh điểm giống nhau giữa hai văn bản. -> Đó là văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật. - So sánh hai văn bản: * Giống nhau: Đều cho thấy sự ác liệt của chiến tranh và chân dung của những người chiến sĩ trẻ tuổi lạc quan, yêu đời, dũng cảm và gắn bó, yêu thương nhau trong kháng chiến chống Mĩ. * Khác nhau: + Tác phẩm của Phạm Tiến Duật là thơ với phương thức trữ tình là chủ yếu, xây dựng hình ảnh những người lính lái xe. + Tác phẩm của Lê Minh Khuê là truyện ngắn với phương thức tự sự là chủ yếu, xây dựng hình ảnh những nữ TNXP.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Đọc – tóm tắt lại văn bản. - Tìm hiểu phẩm chất chung và nét tính cách riêng của ba cô gái. - Tìm hiểu nhân vật Phương Định: Ngoại hình, tính cách, suy nghĩ, hành động. - Nhận xét cách kể truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm. - Vì sao tác giả đặt tên truyện là “Những ngôi sao xa xôi”?