Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ẩn dụ - Trần Thanh Tâm

pptx 22 trang thanhhien97 5280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ẩn dụ - Trần Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_an_du_tran_thanh_tam.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Ẩn dụ - Trần Thanh Tâm

  1. CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH LỚP 6C CÔ GIÁO: TRẦN THANH TÂM TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH – THÀNH PHỐ LÀO CAI Năm học: 2019- 2020
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu1: Nhân hóa là gì ? Nêu tác dụng của nhân hóa. Xác định và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong trường hợp sau: "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh) Câu 2: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp? Cho ví dụ minh họa.
  3. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới động vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng đại bác Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: 1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. 2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. 3. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
  4. “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ". (Viếng lăng Bác - Viễn Phương) H: Theo em "Mặt trời" trong câu thơ 2 chỉ ai? H: Vì sao có thể dùng hình ảnh mặt trời để chỉ Bác ? +"Mặt trời" trong câu thơ 2 chỉ Bác Hồ. + dùng hình ảnh mặt trời để chỉ Bác . - Vì “mặt trời”-> Thiên thể nóng, sáng - là nguồn chiếu sáng và sởi ấm chủ yếu cho trái đất, đem lại sự sống cho trái đất cũng như Bác là người soi sáng con đường cách mạng, là ngọn nguồn tạo thắng lợi Việt Nam đưa dân tộc ta từ cuộc sống tối tăm lên cuộc sống tươi đẹp.
  5. BÀI 22 – TIẾT 92 ẨN DỤ I. Tìm hiểu về phép tu từ ẩn dụ. 1. Bài tập: SGK tr.53 - HS HĐ cặp đôi (5'), thực hiện yêu cầu mục a,b/53 báo cáo, điều hành, chia sẻ.
  6. *Bài tập a: (tr.53) Trong khổ thơ dưới đây cụm từ Người “ Anh đội viên nhìn Bác Cha dung để chỉ ai? Càng nhìn lại càng thương Vì sao có thể ví như Người Cha mái tóc bạc vậy? Đốt lửa cho anh nằm” Người Cha: chỉ Bác Hồ Bác với Người Cha có những phẩm chất giống nhau: Tuổi tác Tình thương yêu con Sự chăm sóc chu đáo đối với con
  7. * Bài tập b: (tr.53) Tại sao Bác Hồ lạiSo sánh 3 cách diễn đạt sau được ví như Người Cha Cách 1: Bác Hồ mái tóc bạc Cách nói này có gìdiễn đạt bình thường giống và khác so với Cách 2: Bác Hồ như Người cha sử dụng so sánh Vì tình cảm của Bác dành cho cácphépanh sođội sánhviên cũng giống như tình cảmCáchcủa3:người NgườichaCha dành máichotócconbạc Cách nói hình ảnh So sánh Ẩn dụ Giống So sánh sự vật A như sự vật B Khác - Có hai vế: - Không có vế A (ẩn vế A) A − B - Gọi tên sự vật, hiện - Đối chiếu sự vật, tượng này bằng tên sự sự việc này với sự vật, hiện tượng khác có vật, sự việc khác có nét tương đồng. nét tương đồng. → So sánh ngầm
  8. 2. Kết luận: H:Theo em ẩn dụ là gì, - Khái niệm và tác dụng của phép ẩn dụ Học nội dung mục 3.c (sgk - tr. 53) tác dụng của ẩn dụ? Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  9. * Bài tập nhanh: Xác định phép ẩn dụ trong các câu sau: a. Về thăm nhà Bác làng Sen, Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Nguyễn Đức Mậu) thắp chỉ sự “nở hoa” lửa hồng chỉ “màu đỏ” của hoa râm bụt.  “nở hoa” được ví với hành động thắp. (chúng giống nhau về cách thức thực hiện).  “màu đỏ” được ví với lửa hồng. (hai sự vật ấy có hình thức tương đồng) - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng (ẩn dụ hình thức). - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động (ẩn dụ cách thức).
  10. * Bài tập nhanh: Xác định phép ẩn dụ trong các câu sau: b. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. (Nguyễn Tuân) giòn tan đặc điểm của cái bánh (vị giác) -Nắng không thể dùng vị giác để cảm nhận được. -Sử dụng từ giòn tan để nói về nắng là có sự chuyển đổi cảm giác. - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).
  11. Người cha mái tóc bạc Người cha Bác Hồ được ví như Người cha => phẩm chất - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng (ẩn dụ phẩm chất).
  12. * Lưu ý: Các kiểu ẩn dụ. - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng (ẩn dụ hình thức). Lửa hồng – “màu đỏ” - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động (ẩn dụ cách thức). thắp – “nở hoa” - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng (ẩn dụ phẩm chất). Người Cha – Bác Hồ - Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác). (nắng) giòn tan – (nắng) “to, rực rỡ”.
  13. *Lưu ý: Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ: - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  14. III. Luyện tập Bài tập 2: Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau: a/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Tục ngữ) b/ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Tục ngữ) c/ Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao) d/Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
  15. a/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. “Sự hưởng thụ thành “Người lao động, người quả lao động” tạo ra thành quả” (ẩn dụ cách thức) (ẩn dụ phẩm chất) b/ Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng. “cái xấu” “cái tốt, cái hay, cái tiến bộ” (ẩn dụ phẩm chất)
  16. c/ Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền “người ở lại” “người đi xa” (ẩn dụ phẩm chất) d/ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) “Bác Hồ” (ẩn dụ phẩm chất)
  17. Bài tập 3: Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu tác dụng. a/Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. ( Tô Hoài) b/ Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai” mùi (Hoàng Trungchín Thông) Khứu giác Thị giác, xúc giác => Diễn tả chính xác tâm trạng thích thú, yêu quý sản vật, mùi vị của quê hương. =>Lòng tràn đầy niềm vui sướng, ấm áp của người cha và đứa con.
  18. c/ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. . (Trần Đăng Khoa) Thính giác Xúc giác => Gợi tả không gian tĩnh lặng, thể hiện cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ d/ Em thấy cả trời sao Xuyên qua từng kẽ lá Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố. (Phan Thế Cải) Xúc giác Thính giác => gợi tả sự lạc quan yêu đời của người bố trước mặt con cho dù cuộc sống có nhiều vất vả gian nan
  19. Bài tập thêm: Viết đoạn văn miêu tả với nội dung tự chọn có sử dụng biện pháp ẩn dụ. Ví dụ: Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa vào thư viện tranh thủ tìm đọc các cuốn truyện Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng em thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
  20. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI * Bài cũ: Học thuộc khái niệm và tác dụng của phép ẩn dụ. * Bài mới: Phần: Luyện nói về văn miêu tả - giảm tải về nhà tự học. - Đọc bài và chuẩn bị bài 23: Lượm. Trả lời các câu hỏi mục 2 Tìm hiểu VB. - Tìm hiểu tên tuổi của một số tấm gương thiếu niên anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mĩ?
  21. TRÒ CHƠI CỦNG CỐ 1 Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự So sánh1 ngầm Nét tương2 đồng 3 2 diễn đạt 3 4 Ẩn dụ phẩm4 chất Ẩn dụ hình5 thức 5 6 ẨN DỤ 7  Ẩn dụ cách76 thức Ẩn dụ chuyển6 đổi cảm giác Từ “mặt trời” trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào? CâuẨn tục“Dưới dụ ngữ dựa trăng “ Đivào một quyênđâu ngày để đã gọi đàng, gọi tên“Từ hè ấysựhọc – trong vật,Đầu một tôi sự tườngbừngsàng việc nắng khôn nàylửa hạ lựubằng” đượclập tên lòesử sự dụngđâm vật, bông” kiểusự việc ẩn từ dụ “lửa nào? ChoViệc sửbiết dụng kiểu phép ẩn tu dụ từ trongẩn dụ trongcâu thơthơ, “Mộtvăn Phépnhằm tiếng tu mục từ chim ẩnđích dụ gì?kêu còn đượcsáng gọicả làrừng”? gì? khác?lựu” thuộc kiểu ẩn dụ nào?Mặt trời chân lí chói qua tim”