Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 113+114: Cây tre Việt Nam

ppt 28 trang Hải Phong 17/07/2023 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 113+114: Cây tre Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_113114_cay_tre_viet_nam.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 113+114: Cây tre Việt Nam

  1. Khởi động Nếu được lựa chọn một loài cây biểu trưng cho đất nước và con người Việt Nam em sẽ chọn loài cây nào? Vì sao?
  2. Một số sản phẩm làm từ cây tre
  3. Tiết 113: Văn bản CÂY TRE VIỆT NAM I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Thép Mới -Tên thật: Hà Văn Lộc (1925-1991) - Quê ở quận Tây Hồ - Hà Nội nhưng sinh ra ở Nam Định. - Sáng tác phong phú: báo chí, bút kí, thuyết minh phim 2.Tác phẩm. a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ: - Viết năm 1955. - Là lời bình cho bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. b. Thể loại: Thể kí có tính chất tùy bút c. Phương thức biểu đạt: thuyết minh, nghị luận, biểu cảm, miêu tả.
  4. Tiết 113: Văn bản CÂY TRE VIỆT NAM 3. Bố cục: Chia 3 phần. - Mở bài: Từ đầu đến “chí khí như người”  Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam - Thân bài: Tiếp đến “tre anh hùng chiến đấu”  Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ đất nước. - Kết bài: còn lại Cây tre tượng trưng cho tâm hồn và khí chất con người Việt Nam
  5. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Giới thiệu chung về cây tre - Khái quát : “Cây tre là bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân Việt Nam + Là loài cây thân thuộc nhất, có mặt ở khắp mọi nơi: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ lũy tre thân mật làng tôi + Sức sống mãnh liệt: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt + Có nhiều phẩm chất đáng quý: Mọc thẳng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí như người - Nghệ thuật : Nhân hóa, so sánh, liệt kê, sử dụng nhiều tính từ  Thể hiện tình yêu, sự hiểu biết và gắn bó về loài cây này
  6. Nứa Trúc Mai Vầu
  7. Giang Tầm vông
  8. Thảo luận Theo em trong xã hội ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại thì liệu cây tre có còn gắn bó mật thiết với người dân Việt Nam nữa không? Vì sao? Trong xã hội ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, có nhiều vật liệu ra đời thay thế dần cây tre như sắt, thép, xi măng, nhưng cây tre vẫn gắn bó với người dân Việt Nam, vẫn là bạn của chúng ta, thủy chung, gắn bó.
  9. Chiếc gậy tre. Chông tre.
  10. CỦNG CỐ Câu 1: Em cảm nhận được gì về cây tre Việt Nam qua văn bản này? A. Gắn bó thân thiết với con người Việt Nam. B. Vẻ đẹp bình dị, thanh cao. C. Tre có nhiều phẩm chất tốt đẹp biểu tượng cho đất nước Việt Nam. D Cả ba phương án trên.
  11. Câu 2: Để nêu lên phẩm chất tốt đẹp của cây tre, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ
  12. Câu 3: Câu nào dưới đây nói về cây tre việt Nam A. Là truyện ngắn đạt giải nhất trong cuộc thi viết về làng quê và con người Việt Nam. B. Là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan C. Là kí sự của tác giả về cây tre việt Nam D. Là tác phẩm đạt giải nhì trong cuộc vận dụng sáng tác cho thiếu nhi
  13. Hướng dẫn về nhà Nắm thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản Học bài phần giới thiệu chung về cây tre Soạn tiếp sự gắn bó của tre với con người, khẳng định ý nghĩa của cây tre
  14. 2. Cây tre gắn bó với con người. a. Trong đời sống, lao động. + Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. + Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ Em hãy tìm những chi ruộng, khai hoang tiết nêu lên sự gắn bó + tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. của cây tre trong đời + tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng sống con người. ngày từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay + là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. → liệt kê, từ láy, nhân hóa, hình ảnh mang tính biểu tượng cao. → Tre là người thân , gắn bó và chia sẻ với nhân dân, là nét đẹp văn hóa của làng quê Việt.
  15. 3.2. Cây tre gắn bó với con người. b. Trong chiến đấu + tre là đồng chí + tre là tất cả, tre là vũ khí Gậy tre, chông tre chống + dựng nên thành đồng Tổ quốc lại sắt thép của quân thù. + cùng ta đánh giặc Tre xung phong vào xe + chống lại sắt thép .Tre, anh hùng tăng, đại bác. Tre giữ chiến đấu! làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
  16. 2. Cây tre gắn bó với con người. b. Trong chiến đấu + tre là đồng chí + tre là tất cả, tre là vũ khí + dựng nên thành đồng Tổ quốc + cùng ta đánh giặc + Gậy tre, chông tre chống lại Tre anh hùng chiến đấu! → nhân hóa, điệp ngữ , lời văn giàu chất thơ → tre dũng cảm, kiên cường , bất khuất.
  17. 3. Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc tương lai. - Tre là biểu tượng: + là khúc nhạc đồng quê. + măng mọc trên phù hiệu lứa măng non + là tượng trưng cao quý dân tộc Việt Nam. → dẫn chứng cụ thể, mang tính chính luận → Tre vẫn là biểu tượng cao quý và gần gũi của người Việt Nam.
  18. 3.3. Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc tương lai. - Tre trong tương lai: + Tre vẫn là bóng mát + tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình + càng tươi những cổng chào thắng lợi + tre vẫn dướn lên bay bổng + sáo diều tre cao vút mãi → điệp từ, giọng văn sôi nổi, giàu chất trữ tình → tre sẽ mãi trường tồn với cùng với dân tộc.
  19. CÂY TRE VIỆT NAM NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Nhân hóa, Giới Cây tre Cây tre ẩn dụ, Lời văn thiệu gắn bó vẫn là so sánh, giàu hình về cây với con bạn con sử dụng ảnh, giàu tre người người tính từ, nhạc điệu điệp BIỂU TƯỢNG CHO DÂN TỘC VIỆT NAM
  20. Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua Em hãy nêu suy nghĩ của mình sau đó cho thấy tác giả là người khi tìm hiểu văn có hiểu biết về cây tre, có bản “Cây tre Việt tình cảm sâu nặng, có niềm Nam? tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
  21. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Viết một đoạn văn khoảng 5 dòng miêu tả lũy tre làng có sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh. - Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến hình ảnh cây tre. (phần luyện tập SGK/ 100). Chuẩn bị bài: - Ôn tập văn miêu tả; - Ôn tập truyện, kí.
  22. BÀI HỌC KẾT THÚC