Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 126: Viết đơn. Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi

pptx 10 trang Hải Phong 19/07/2023 760
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 126: Viết đơn. Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_126_viet_don_luyen_tap_cach_vie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 126: Viết đơn. Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi

  1. TiẾT 126 ViẾT ĐƠN.LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI I. Khi nào cần viết đơn 1. Bài tập: 2.Kết luận
  2. TiẾT 126 ViẾT ĐƠN.LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI • *- Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống phải viết đơn; không có đơn nhất định công việc không được giải quyết. • *Các tình huống • a. Bị mất chiếc xe đạp khi đến thăm bạn Viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe đạp. • b. Muốn theo học lớp nhạc hoạ Viết đơn xin nhập học. • c. Cãi nhau Viết bản tường trình hay kiểm điểm. • d. Muốn học ở nơi mới Đơn xin chuyển trường, Đơn xin học.
  3. TiẾT 126 ViẾT ĐƠN.LUYệN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI • Kết luận: • - Trong cuộc sống con người rất nhiều khi cần phải viết đơn, khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết. • - Đơn từ là loại văn bản không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày
  4. TiẾT 126 ViẾT ĐƠN.LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI • II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu được trong đơn. • 1. Các loại đơn. • a. Đơn viết theo mẫu in sẵn: Người viết đơn chỉ cần điền những từ , câu thích hợp vào những chỗ có dấu • b. Viết đơn không theo mẫu: Người viết phải tự nghĩ nội dung và trình bày.
  5. TiẾT 126 ViẾT ĐƠN.LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI • 2. Nội dung không thể thiếu được trong đơn. • - Quốc hiệu,tiêu ngữ • - Tên của đơn: để người đọc biết được mục đích của người viết đơn. • - Tên người viết đơn. • - Nơi (tên người) nhận đơn. • - Lí do viết đơn và những yêu cầu, đề nghị của người viết đơn. • - Ngày, tháng ,năm và nơi viết đơn. • - Chữ kí của người viết đơn. • Chú ý: Đơn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng chữ kí thì nhất thiết phải tự kí.
  6. TiẾT 126 ViẾT ĐƠN.LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI • III. Cách thức viết đơn • 1. Đơn có mẫu: Điều vào chỗ trống những nội dung cần thiết. • 2. Đơn không theo mẫu: (SGK) • 3. Cách trình bày: • - Tên đơn phải viết chữ to, chữ hoa hoặc chữ in. • - Phần quốc hiệu, tên đơn phải viết giưũa trang giấy. • - Lời văn: gọn gàng, sáng sủa, dễ đọc, nhất là phần yêu cầu, dề nghị phải viết thành thực, chính đáng. Không viết dài dòng.
  7. TiẾT 126 ViẾT ĐƠN.LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI • *. Ghi nhớ: (SGK • IV. các lỗi thường mắc khi viết đơn: • Bài tập 1: Lá đơn 1 mắc các lỗi: • - Thiếu quốc hiệu • - Thiếu ngày tháng, nơi viết đơn, họ và tên người viết đơn. • - Người, nơi nhận đơn không rõ. • - Thiếu chữ kí của người viết đơn. • - Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu.
  8. TiẾT 126 ViẾT ĐƠN.LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI • Bài 2: Lá đơn thứ hai mắc lỗi: • - Thừa phần viết về bố, mẹ vì không cần thiết phải khai trong đơn. • - Lí do trình bày trong đơn chưa rõ ràng, xác đáng. • - thiếu thời gian, lời cam đoan, chữ kí của người viết đơn. • - Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu, bỏ phần chữ viết thừa.
  9. TiẾT 126 ViẾT ĐƠN.LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI • Bài tập 3: các lỗi mắc phải: • - Lí do viết đơn không xác đáng (đang sốt không thể viết đơn) mà phải do phụ huynh viết. • - Cách sửa: Thay người viết bằng tên và cách xưng hô của một phụ huynh. • - Trình bày lại phần lí do cho thích hợp
  10. TIẾT 126 VIẾT ĐƠN.LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI • V. Luyện tập • 1. Đơn xin cấp điện cho gia đình. • yêu cầu: Nhất thiết phải có lời cam kết tuân thủ nghiêm túc qui chế dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ • 2. Đơn xin vào đội tình nguyện bảo vệ môi trường. • - Có thể gửi người đội trưởng hoặc hiệu trưởng nhà trường và phải có sự đồng ý của GV chủ nhiệm lớp, của gia đình. • 3. Đơn xin cấp bàn ghế mới. • - Nhất thiết phải trình bày một cách cụ thể tình trạng hỏng của bàn ghế hiện nay. • 4. Đơn xin chuyển trường.