Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5 Văn bản: Thánh Gióng

ppt 23 trang thanhhien97 3871
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5 Văn bản: Thánh Gióng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_5_van_ban_thanh_giong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5 Văn bản: Thánh Gióng

  1. Tiết 5: Văn bản THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết)
  2. Nhìn tranh và đoán: Hôm nay chúng ta sẽ học tác phẩm gì?
  3. Tam quan đền Gióng – Phù Đổng, Gia Lâm
  4. Tiết 5 : VĂN BẢN (truyền thuyết)
  5. I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG 1.Đọc, tóm tắt a. Đọc b. Tóm tắt - Sự ra đời của Gióng. - Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc. - Gióng lớn nhanh, vươn vai thành tráng sĩ. - Gióng đánh tan giặc và bay về trời. - Vua phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. 2. Chú thích: SGK - Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (3,33m), hiểu là rất cao. - Phù Đổng Thiên Vương: Vị thiên vương (vị tướng nhà trời) ở làng Phù Đổng.
  6. 3. Bố cục: Chia làm 3 phần - Phần 1: Từ đầu “đặt đâu nằm đấy”. => Sự ra đời kì lạ của Gióng. - Phần 2: Tiếp theo “từ từ bay lên trời”. => Gióng trưởng thành và đánh giặc cứu nước. - Phần 3: Còn lại. => Những dấu tích về Thánh Gióng.
  7. II. ĐỌC - TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Sự ra đời kì lạ của Gióng: - Thời Hùng Vương thứ 6, làng Gióng. - Bà mẹ ra đồng thấy vết chân to, đặt lên ướm thử - thụ thai, 12 tháng mới sinh ra. - Cậu bé lên 3 tuổi không nói, không cười, đặt đâu nằm đấy. → Xuất thân rất khác thường, kì lạ. CÂU HỎI THẢO LUẬN Truyện “Thánh Các em có suy nghĩ gì về Gióng” có nhữngnguồn gốc và sự ra đời kì nhân vật nào? Ailạ là của Gióng? nhân vật chính? Nªu lªn những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng? Nhận xét về sự ra đời đó?
  8. - Người anh hùng thường có xuất thân kì lạ, cao quý. (dấu hiệu nhận biết) - Quan niệm của nhân dân: Người anh hùng thường sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng. Gióng là con của người nông dân lương thiện: Gióng gần gũi với mọi người; Gióng là người anh hùng của nhân dân, đại diện cho nhân dân.
  9. 2. Sự trưởng thành và tham gia đánh giặc của Gióng a) Quá trình trưởng thành: - Tiếng nói đầu tiên của Gióng: Nghe tiếng sứ giả, Gióng đã cất tiếng nói + Gọi mẹ mời sứ giả vào nói đầu tiên như thế nào? chuyện. Tiếng nói đó có ý nghĩa + Là tiếng nói đòi đánh giặc. gì? + Giọng nói đĩnh đạc, đàng hoàng, cứng cỏi lạ thường. => Đây là chi tiết thần kì: + Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu Tại sao Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, nước luôn thường trực ngay từ bé thơ. giáp sát? + Gióng là hình ảnh của nhân dân. + Thể hiện niềm tin chiến thắng. +Ước mơ có vũ khí sắc bén để đánh giặc
  10. - Gióng lớn nhanh như thổi: Sự lớn lên của Gióng + Cơm ăn mấy cũng không no. được kể lại như thế nào? Ý + Áo vừa mặc vừa xong đã căng đứt chỉ.nghĩa của chi tiết ấy? => Sự lớn nhanh kì lạ của Gióng: Ai là người nuôi + Đáp ứng yêu cầu cứu nước. + Sự trưởng thành vượt bậc, về hùng Gióng lớn lên? khí và tinh thần của dân tộc. - Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng: Việc bà con góp gạo Gióng lớn lên bằng: nuôi chú bé có ý nghĩa gì? + Công sức cha mẹ + Thức ăn, đồ mặc của nhân dân, giản dị. - Chú bé Gióng vươn vai thành tráng sĩ: Gióng là con của nhân dân. Là tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân, là lực lượng nhân dân ngày một lớn mạnh. Sức sống kì diệu mỗi khi đất nước gặp xâm lăng
  11. b) Quá trình đánh giặc: - Gióng ra trận đánh giặc: + Dùng ngựa sắt, gậy sắt, áo giáp sắt phi thẳng đến nơi có giặc. + Roi sắt gãy, nhổ tre bên đường đánh giặc. => Giặc tan vỡ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn. => Nhân dân ta đã biết sử dụng nhiều thứ vũ khí để đánh giặc. Theo em, chi tiết “Gióng nhổ những cụm tre bên đường quật vào giăc” khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì?
  12. - Cảnh giặc thua thảm hại: + Chết như ngả rạ. + Giẫm đạp lên nhau chạy trốn. - Cách kể tả của dân gian thật rõ ràng, gọn nhanh và cuốn hút. => Giặc Ân bị quét sạch khỏi bờ cõi, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành thắng lợi.
  13. 3.Kết truyện: - Gióng cùng ngựa bay về trời. + Đây là sự ra đi kì lạ và cao quý: không màng danh lợi + Nhân dân thể hiện sự ngưỡng mộ và ngợi ca. + Đất nước thái bình => Gióng về với cõi vô biên, bất tử. - Vua phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ. Chi tiết “Gióng cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người - Dấu tích trên quê hương lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?
  14. * Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: - Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân. - Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc. - Truyện phản ánh lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta thời xa xưa : thời đại Hùng Vương. - Hiện còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm, Hà Nội, hàng năm có lễ hội Gióng. - Giải thích một số hiện tượng tự nhiên
  15. III. Tổng kết 1.Nội dung - Ca ngợi tinh thần yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm của dân ta thời cổ đại. - Người anh hùng Thánh Gióng là biểu tượng tuyệt đẹp của người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng, không màng đến danh lợi.
  16. 2.Nghệ thuật - Xây dựng người anh hùng mang màu sắc thần kì, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, lôi cuốn. - Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước, lý giải về ao hồ, tre đằng ngà.
  17. III. Luyện tập: Bài tập 2:
  18. - Đối tượng: Dành cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới. - Mục đích: + Tiếp thu truyền thống cha ông. + Ra sức luyện tập và thi tài để có sức mạnh, tinh thần chiến đấu kiên cường như Thánh Gióng. + Học tập tốt, lao động tốt góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
  19. Chúc các em học giỏi!