Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Bánh chưng bánh giầy"

pptx 17 trang thanhhien97 5700
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Bánh chưng bánh giầy"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_6_van_ban_banh_chung_banh_giay.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Bánh chưng bánh giầy"

  1. PHƯƠNG PHÁP HỌC TÂP MÔN NGỮ VĂN 6 I/ Về sách, vở: 1/ Sách: - Bắt buộc: Sách giáo khoa (quyển tập 1 và tập 2) - Tham khảo: (Phụ huynh nên khuyến khích học sinh đọc thêm để mở rộng hiểu biết) + Truyện dân gian Việt Nam + Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài + Quê nội - Võ Quảng + Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi + Tuổi thơ im lặng – Duy Khán + Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” – Trần Đăng Khoa 2/ Vở : 2 quyển - Vở ghi: ghi chép nội dung học trên lớp và những dặn dò cho bộ môn - Vở soạn và vở bài tập: + Dùng để soạn bài trước ở nhà ./ Đối với truyện: tóm tắt văn bản (có thể làm miệng), tìm bố cục, trả lời câu hỏi trong SGK (theo khả năng tìm hiểu của bản thân) ./ Đối với thơ: không soạn tóm tắt, chỉ tìm bố cục, trả lời câu hỏi SGK ./ Đối với phần Tiếng Việt và Tập làm văn: Đọc kĩ ngữ liệu, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài, làm trước các bài tập. + Làm bài tập về nhà của phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn
  2. II/ Phương pháp học tập: - Phải mang đầy đủ sách, vở bộ môn khi đến lớp; - Phải đọc bài (ít nhất 3 lần), soạn bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; - Tập kể lại truyện nhiều lần không nhìn vào sách, vở; - Tích cực tham gia học tập (phát biểu, thảo luận, thuyết trình, sưu tầm, ); - Hiểu bài ngay trên lớp, nên hỏi lại GV hoặc bạn bè về những điều chưa nắm vững hoặc những thắc mắc có liên quan đến bài học; - Thường xuyên đọc sách, báo, truyện, phù hợp với lứa tuổi và có tính nhân văn; - Cần đọc nhiều để mở rộng kiến thức, trau dồi vốn từ, mở rộng kiến thức; - Tập quan sát, ghi nhận những điều quan sát được về thế giới quanh em; - Nên có thói quen lập sổ tay văn học. */ Với văn bản: - Tóm tắt, nắm được nội dung, nghệ thuật; - Đọc thêm nguyên tác để hiểu rõ về đoạn trích. */ Với Tiếng Việt: - Thực hành nhiều bài tập; - Tìm thêm ví dụ. */ Với Tập làm văn: - Lập dàn ý, học cách viết theo từng thể loại (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận); - Tập viết nhiều để rèn kĩ năng tạo lập văn bản (viết từng đoạn và viết thành bài)
  3. • Tiết 2 : Bánh chưng, bánh giầy I.Tìm hiểu chung. Thể loại: Truyện truyền thuyết II. Đọc,hiểu văn bản. 1. Đọc,chú thích 2. Bố cục: 3.Phân tích. a.Vua Hùng chọn người nối ngôi. b. Cuộc thi tài giải đố III.Tổng kết 1.Nội dung 2.Nghệ thuật 3 .Ghi nhớ (SGK- ) IV.Luyện tập Cảnh nấu bánh chưng
  4. ? Truyền thuyết là gì? Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian: - Có các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời qua khứ. - Có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử.
  5. */ Nhân vật - Vua Hùng - Các lang - Lang Liêu - Thần */ Sự việc chính: - Nhân lúc về già, vua Hùng Vương thứ 7 trong ngày lễ Tiên vương có ý định chọn người nối ngôi. - Các lang cố ý làm vừa lòng vua bằng những mâm cỗ thật đầy, thật hậu. - Riêng Lang Liêu được thần mách bảo dùng hai loại bánh dâng lễ Tiên Vương. - Vua Hùng chọn bánh để lễ Tiên Vương và tế trời đất, nhường ngôi báu cho chàng. - Từ đời Vua Hùng thứ 7, nước ta có tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong các dịp lễ tết.
  6. Hùng Vương về già muốn truyền ngôi, nhưng vua có những 20 người con nên chưa biết chọn ai. Vua cho họp các lang lại ra điều kiện: Ai làm vừa ý vua, vua sẽ truyền ngôi báu cho. Các lang ai cũng cố gắng tìm cách làm vừa ý vua cha nhưng chẳng ai biết ý vua thế nào. Trong các lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất, chỉ biết chăm lo công việc đồng áng, không biết lấy gì làm vừa ý vua cha. Lang Liêu được thần báo mộng lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. Tỉnh dậy Lang Liêu đã làm hai thứ bánh hình vuông và hình tròn. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị đến, vua cha xem qua một lượt và chọn bánh của Lang Liêu để tế lễ trời, Đất cùng Tiên Vương. Tế xong vua cùng các quần thần thưởng thức và đặt tên cho bánh là bánh chưng, bánh giầy. Vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi, làm bánh Chưng, bánh Giầy vào ngày Tết.
  7. Bố cục: Gồm 3 phần: -P1: Từ đầu -> chứng giám: Vua Hùng chọn người nối ngôi. -P2: Tiếp -> hình tròn: cuộc đua tài dâng lễ vật giữa các lang. - P3: Còn lại: Kết quả cuộc thi tài.
  8. Thảo luận nhóm bàn xác định các yếu tố của sự việc vua Hùng chọn người nối ngôi: - Hoàn cảnh : - Tiêu chuẩn: - Hình thức : Qua đó, em có nhận xét gì về quan điểm chọn người nối ngôi của vua?
  9. Vua Hùng chọn người nối ngôi: - Hoàn cảnh : Vua đã già, thiên hạ thái bình, các con đông - Tiêu chuẩn: Nối chí vua, không nhất thiết là con trưởng. - Hình thức : Ra câu đố dâng lễ vật -> Vua chú trọng tài trí hơn thứ bậc trưởng thứ.
  10. Cuộc đua tài */. Các Lang: thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. - Suy nghĩ hạn hẹp thông thường xa rời ý vua.
  11. */. Lang Liêu: - Cùng là con vua nhưng chàng sớm mồ côi, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng-> Chàng buồn vì không có lễ vật . - Được thần gợi ý, Lang Liêu làm ra 2 loại bánh từ gạo.
  12. c. Kết quả cuộc thi. - Lễ vật của Lang Liêu vừa lạ vừa quen, thực phẩm lại thông thường, đơn giản. Đặc biệt là vua đã tìm thấy ý nghĩa tượng trưng của nó. Nối ý Vua (ý dân) hợp với ý trời.
  13. a.Nghệ thuật: - Sử dụng chi tiết tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo: “ trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạo”. - Lối kể chuyện dân gian theo trình tự thời gian. b. Ý nghĩa văn bản: Bánh chưng, bánh giày là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước. c. Ghi nhớ: sgk IV. LUYỆN TẬP
  14. b. Ý nghĩa văn bản: Bánh chưng, bánh giày là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước. * Ghi nhớ: sgk
  15. LUYỆN TẬP Bài tập 1 Phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng , bánh giầy có ý nghĩa như thế nào? -Thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta nhớ ơn tổ tiên - người đã sáng tạo ra hai thứ bánh độc đáo. - Đề cao vai trò của nghề trồng lúa nước. Bài tập 2 ? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện ? Vì sao?
  16. Dặn dò Câu 1: Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy. Câu 2: Cuộc đua tài diễn ra như thế nào? Câu 3: Nêu ý nghĩa của truyện. Câu 4: Soạn bài mới Từ và cấu tạo từ tiếng Việt