Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 132: Ôn tập Tập làm văn

ppt 12 trang Hải Phong 19/07/2023 580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 132: Ôn tập Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_132_on_tap_tap_lam_van.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 132: Ôn tập Tập làm văn

  1. GIỜ HỌC TRỰC TUYẾN Tiết 132- Tập làm Văn ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
  2. Câu 1: Tính thống nhất của văn bản - Văn bản cần có tính thống nhất vì: để không xa rời hoặc lạc sang chủ đề khác. - Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện sau: nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại. Câu 2: Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề a) Em rất thích đọc sách. b) Mùa hè thật hấp dẫn.
  3. Câu 3: * Lí do phải tóm tắt văn bản tự sự: - Để ghi lại nội dung chính của các tác phẩm đã học. - Khi cần thông báo cho người khác biết. * Tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự: - Lưu giữ và ghi nhớ nội dung chính. - Giới thiệu ngắn gọn. - Trích dẫn trong trường hợp cần thiết. * Cách tóm tắt một văn bản tự sự: - Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của văn bản. - Xác định nội dung chính. - Sắp xếp nội dung theo một thứ tự hợp lí. - Viết thành văn bản tóm tắt.
  4. * Đoạn văn: [ ] Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vao cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến 2 hàm răng: -Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn , ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền ,hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu Tắt Đèn ,Ngô Tất Tố - Tự sự: xung đột giữa chị Dậu và Cai lệ. - Miêu tả: hành động của Cai lệ, hành động của chị Dậu. - Biểu cảm: thái độ của chị Dậu.
  5. Câu 4: Tự sự kết hợp với miêu tả các tác dụng: - Kể chuyện sinh động, hấp dẫn, nổi bật tính cách nhân vật. - Thể hiện thái độ người viết. Câu 5: Khi nói (viết) một đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý: - Yếu tố tự sự là chính. - Yếu tố miêu tả, biểu cảm bổ trợ - Phải có sự kết hợp hợp lí, không nên lạm dụng.
  6. Câu 6: Văn bản thuyết minh * Tính chất và lợi ích của văn bản thuyết minh: Trình bày tính chất cấu tạo, cách dùng, lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho mọi người. * Phạm vi sử dụng: Văn bản thuyết minh được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống: y tế, giáo dục, khoa học, - Trong lĩnh vực y tế: thuyết minh về các loại thuốc chữa bệnh, các dụng cụ y khoa, cách điều hành, bảo quản sử dụng. - Trong lĩnh vực giáo dục: giới thiệu sách mới, trình bày nội dung cuốn sách, giới thiệu phương pháp học mới, giới thiệu về trường để phụ huynh và học sinh nắm được thông tin. - Trong lĩnh vực khoa học: giới thiệu về đề tài nghiên cứu, sự phát triển của một lĩnh vực, một vấn đề nào đó.
  7. Câu 7 * Điều kiện để làm văn bản thuyết minh: - Phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng một cách cặn kẽ. - Nắm được bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng đó. - Phải biết trình bày một cách rõ ràng. * Các phương pháp được sử dụng trong văn thuyết minh: nêu định nghĩa; giải thích; liệt kê; dùng số liệu; so sánh, đối chiếu; phân tích phân loại; nêu ví dụ Ví dụ: - Bài "Thông tin về Ngày trái đất năm 2000" dùng phương pháp liệt kê, nêu ví dụ; phân tích - Trong bài "Ôn dịch, thuốc lá” sử dung phương pháp so sánh
  8. * Bố cục thường gặp khi làm bài văn thuyết minh: Bố cục Một đồ Cách làm Một danh lam Một loài Một tác dùng một sản thắng cảnh động vật, phẩm phẩm thực vật hoặc thể loại Mở bài - Giới thiệu - G/t tên, mục - - - G/t vị trí, ý đồ dùng, đích, tác dụng nghĩa của công dụng của đồ dùng. DLTC. của nó. Thân bài Vị trí địa lí,quá - Hình dáng, -Nguyên trình h/ thành và màu sắc, cấu liệu phát triển. tạo các bộ - Qui trình, - Cấu trúc, qui mô, phận, cách cách thức tính chất. sử dụng. - Chất lượng - Phong tục, lễ hội. thành phẩm. Kết bài - Ý nghĩa - Những lưu ý của đồ dùng giải quyết tình Tình cảm đối đối với bản huống khi tiến với DLTC. thân. hành.
  9. Câu 9. Văn nghị luận * Luận điểm: - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn. - Luận điểm được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định. - Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Ví dụ: Văn bản "Bài toán dân số"  luận điểm được thể hiện ở nhan đề, bằng hình thức một câu khẳng định: Bài toán dân số (luận điểm bao trùm)
  10. Câu 10. Yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận. * Sự kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận - Yếu tố biểu cảm giúp cho bài văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục người đọc, người nghe vì nó tác động đến tình cảm của người nghe. - Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận được cụ thể, rõ ràng và sinh động hơn, làm tăng tính thuyết phục. * Ví dụ: Văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn - Yếu tố biểu cảm: thái độ căm giận sục sôi của tác giả với sự ngạo mạn của bọn giặc và lên án thái độ bàng quan vô trách nhiệm đối với vận nước của tướng sĩ. - Yếu tố tự sự: nêu gương các bậc trung thần xả thân vì nghĩa trong sử sách và tình cảm gắn bó chủ tướng và tướng sĩ trong quá khứ. - Yếu tố miêu tả: thái độ hống hách, ngạo mạn của kẻ thù
  11. *Đoạn văn: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 1. Xác định luận điểm 2. Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm không? Chỉ rõ và nêu tác dụng? 3. Dựa vào văn bản chứa đoạn văn trên, viết đoạn văn 12 câu làm rõ ý chí định đô mới của vua Lí Công Uẩn.