Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài 4. Sự phát triển của từ vựng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài 4. Sự phát triển của từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_9_bai_4_su_phat_trien_cua_tu_vung.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài 4. Sự phát triển của từ vựng
- CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI GIỜ HỌC NGỮ VĂN
- TIẾT 18 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
- I. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 1/55: Nghĩa của từ: Kinh tế
- VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân thì hãy ở tù. Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. Phan Bội Châu (Ngữ văn 8 - Tập1)
- Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu có câu: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết từ Kinh tế trong bài thơ này có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa Phan Bội Châu đã dùng hay không? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ? - Từ "kinh tế" trong câu "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" là cách nói rút gọn từ kinh bang tế thế, có nghĩa là trị nước cứu đời. - Nghĩa từ "kinh tế" hiện nay chỉ một lĩnh vực của đời sống xã hội như: hoạt động lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng sản phẩm, của cải vật chất. - Qua đó ta rút ra nhận xét: nghĩa của từ không phải nhất thành bất biến mà có thể biến đổi và phát triển theo thời gian; có thể mất đi nét nghĩa nào đó và cũng có thể được thêm vào những ý nghĩa mới.
- I. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 1/55: Nghĩa của từ: Kinh tế - kinh tế ( PBC): trị nước cứu đời - kinh tế ( ngày nay): lĩnh vực mua bán, sản xuất → Xã hội phát triển nên từ vựng cũng phát triển theo.
- II. CÁC CÁCH PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA TỪ 2/55-56. Nghĩa của các từ in đậm VD a: - Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân(1). Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. - Ngày xuân(2) em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. VD b: - Được lời như cởi tấm lòng, Gởi kim thoa với khăn hồng trao tay(1). - Cũng nhà hành viện xưa nay, Cũng phường bán thịt cũng tay(2) buôn người.
- 2/55: VD a: - Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân(1). Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. - Ngày xuân(2) em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Cho biết nghĩa từ xuân trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
- 2/55: VD a: - Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân(1). Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. - Ngày xuân(2) em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. - Xuân: + Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang xuân, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của một năm mới. + Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ. Chuyển theo phương thức: Ẩn dụ
- 2/55: VD b: - Được lời như cởi tấm lòng, Gởi kim thoa với khăn hồng trao tay(1). - Cũng nhà hành viện xưa nay, Cũng phường bán thịt cũng tay(2) buôn người. Cho biết nghĩa từ tay trong các câu trên và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?