Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản "Nói với con"

ppt 12 trang Hải Phong 19/07/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản "Nói với con"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_van_ban_noi_voi_con.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản "Nói với con"

  1. ÔN TẬP VĂN BẢN
  2. NÓI VỚI CON I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Tên thật: Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948. - Là nhà thơ người dân tộc Tày. - Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng và cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. 2. Tác phẩm: Sáng tác 1980, được in trong “Thơ Việt Nam 1945- 1985”
  3. Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Chân phải bước tới cha Không lo cực nhọc Chân trái bước tới mẹ Người đồng mình thô sơ da thịt Một bước chạm tiếng nói Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Người đồng mình yêu lắm con ơi Còn quê hương thì làm phong tục Đan lờlờ cài nan hoa Con ơi tuy thô sơ da thịt Vách nhà ken câu hát Lên đường Rừng cho hoa Không bao giờ nhỏ bé được Con đường cho những tấm lòng Nghe con. Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. (Y Phương – Thơ Việt Nam 1945-1985)
  4. NÓI VỚI CON II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Thể thơ: thơ tự do 3. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 4. Bố cục: 2 phần. -Phần 1: Từ đầu -> trên đời”. Con lớn trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. -Phần 2: Phần còn lại. Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục ThungLờ: một (thung loại dụng lũng): cụ dải dùng đất để trũng đặt bắtvà kéocá, đượcdài nằm đan xứng đáng truyền thống ấy. giữabằng hai những sườn nan đồi tre núi. vuốt tròn
  5. NÓI VỚI CON NGHỆ - Điệp ngữ, so sánh, hình ảnh THUẬT thơ độc đáo, giàu sức gợi. - Cách diễn đạt độc đáo. a. Nói với con về cội nguồn NỘI - Ý chí lớn lao. sinh dưỡng : DUNG - Sống thuỷ chung gắn bó với b. Nói với con về sức sống, (Những quê hương truyền thống quê hương và phẩm chất - Dám chấp nhận thử thách và mong ước của cha : của “Người vượt qua nó bằng nghị lực và đồng niềm tin. b1. Nói với con về sức sống, mình”) - Người đồng mình giản dị, truyền thống quê hương: mộc mạc, chất phác nhưng không nhỏ bé về ý chí và tâm hồn. - Tự lực, tự cường xây dựng quê hương với phong tục và truyền thống tốt đẹp.
  6. Tình yêu thương con của Sống nghĩa tình, chung cha mẹ thuỷ với quê hương. Mong NÓI Tình yêu VỚI quê hương muốn Tự hào, kế tục và phát huy CON đất nước truyền thống quê hương. con: Phẩm chất tốt Tự tin vững bước trên đẹp của đường đời. “Người đồng mình”
  7. NÓI VỚI CON III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật: - Có giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, sâu lắng. - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc nhưng vẫn giàu chất thơ. - Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. 2. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
  8. C. LUYỆN ĐỀ ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1: Cho hai câu thơ Chân trái bước tới mẹ Câu 1: Hãy chép chính xác 9 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 3: Em hiểu “người đồng mình” là gì? Cách gọi “người đồng mình” của tác giả có gì sâu sắc? Câu 4: Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát
  9. ◼ Hướng dẫn trả lời Câu 1: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình thương lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời Bài thơ "Nói với con" của Y Phương. Câu 2: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ sáng tác năm 1980 khi đất nước gặp nhiều khó khăn do vừa thoát khỏi chiến tranh. Bài thơ như lời tâm sự với đứa con gái về những giá trị về tình người và văn hóa. Câu 3: “Người đồng mình” là cách gọi thân thương, chân thành và giản dị của tác giả về người cùng quê, cùng bản với mình.
  10. ◼ Câu 4: ◼ Hai câu thơ gợi lên khung cảnh lao động của người dân miền núi. ◼ - "Đan lờ cài nan hoa": tả thực công cụ lao động còn thô sơ được "người đồng mình" trang trí trở nên đẹp đẽ; gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tải hoa và giàu sáng tạo của "người đồng mình", đã khiến cho những nan nứa, nan tre đơn sơ, thô mộc trở thành "nan hoa". ◼ - "Vách nhà ken câu hát": tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gia đình của " người đồng mình", khiến cho những vách nhà như được ken dầy trong những câu hát si, hát lượn; gợi một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn đầy lạc quan của người miền cao. ◼ Hai câu thơ thi vị bởi trong lao động, người ta vẫn lạc quan, vui vẻ tận hưởng cuộc sống, và sống hạnh phúc bởi bàn tay lao động.
  11. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: "Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn. Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con" Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả. Câu 2: Giải nghĩa cụm từ “Người đồng mình”. Câu 3: Qua hai câu thơ của đoạn trích: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Em hãy cho biết “Người đồng mình” sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao? Câu 4: Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên. Câu 5: Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?