Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

pptx 6 trang thanhhien97 5510
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_lop_7_bai_5_trung_bien_hinh_va_trung_giay.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

  1. CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI MÔN SINH HỌC 7
  2. BÀI 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY I. Trùng biến hình - Là đại diện của lớp Trùng chân giả. - Sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng. Đôi khi chúng nổi lẫn vào lớp váng trên các mặt ao hồ. - Kích thước nhỏ thay đổi từ 0.01mm – 0.05mm, chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi. 1. Cấu tạo và di chuyển - Cấu tạo: + Được coi như một cơ thể đơn bào đơn giản nhất + Cơ thể gồm: một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân. - Di chuyển: nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. → cơ thể chúng luôn biến đổi hình dạng
  3. BÀI 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY I. Trùng biến hình 2. Dinh dưỡng Trùng biến hình dinh dưỡng bằng cách bắt mồi và tiêu hóa mồi. Được thực hiện qua 4 bước: + Bước 1: Khi chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vun hữu cơ ). + Bước 2: Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi. + Bước 3: Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh. + Bước 4: Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa nhờ dịch tiêu hóa. → Hình thức tiêu hóa là nội bào vì thức ăn được tiêu hóa bên trong tế bào - Bài tiết: + Nước thừa được tập trung về một chỗ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. + Chất thải được loại ra ngoài ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. - Hô hấp: trao đổi khí (lấy oxi, thải CO2) thực hiện qua bề mặt cơ thể.
  4. BÀI 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY I. Trùng biến hình 3. Sinh sản - Sinh sản vô tính: bằng cách phân đôi cơ thể theo mọi hướng khi gặp điều kiện thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ )
  5. BÀI 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY I. Trùng biến hình II. Trùng giày - Là đại diện của lớp Trùng cỏ. - Tế bào đã phân hóa thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phân đảm nhận một chức năng sống nhất định. 1. Cấu tạo + Cấu tạo gồm: - Phần giữa là phần nhân gồm: nhân nhỏ và nhân lớn - Nửa trước và nửa sau đều có không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chỗ lõm của cơ thể là rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu. + Di chuyển: theo kiểu vừa tiến vừa xoay nhờ lông bơi bao quanh cơ thể rung động theo kiểu làn sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể.
  6. BÀI 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY I. Trùng biến hình II. Trùng giày 2. Dinh dưỡng - Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng - Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa - Không bào tiêu hóa dời hầu di chuyển trong cơ thể theo quỹ đạo nhất định (theo chiều hình mũi tên) - Enzim tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. - Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát. + Tóm tắt quá trình tiêu hóa - Thức ăn→​ miệng→ hầu → không bào tiêu hóa→ chất lỏng (nhờ enzim biến đổi) - Chất bã thải nhờ không bào co bóp→​ lỗ thoát ra ngoài. 3. Sinh sản -Có 2 hình thức sinh sản: +Sinh sản vô tính: bằng cách phân đôi theo chiều ngang - Sinh sản hữu tính: bằng cách sinh sản tiếp hợp.